Kết thúc mùa hè: Các sự kiện có thể làm rung chuyển thị trường vào tháng Chín
Sau một mùa hè mà các cổ phiếu đạt những mức cao kỷ lục dường như không bao giờ kết thúc, tháng Chín mang đến một loạt các sự kiện chính trị và tiền tệ có thể khiến các nhà đầu tư giật mình vì sự tự mãn của họ.
Cuộc tranh luận về việc sẽ có hay không việc cắt giảm gói kích thích thời kỳ đại dịch bắt đầu phát sóng với việc một số ngân hàng trung ương của nhóm G10 tổ chức các cuộc họp. Một cuộc tranh cãi về nợ quốc gia của Hoa Kỳ cùng với các cuộc bầu cử quan trọng ở Nhật Bản và Đức làm tăng thêm rủi ro.
Dưới đây là tám sự kiện, được liệt kê theo thứ tự thời gian, mà các nhà đầu tư sẽ xem xét vào tháng Chín:
Kế hoạch cắt giảm kích thích ở Úc Châu – Hôm 07/09
Ngân hàng Dự trữ Úc họp vào thứ Ba và đưa ra bài kiểm tra đầu tiên vào tháng Chín về quyết tâm của các ngân hàng trung ương trong việc tuân thủ các kế hoạch cắt giảm kích thích.
Tháng trước, Úc bị mắc kẹt với kế hoạch giảm mua trái phiếu hàng tuần xuống 4 tỷ AUD (2.9 tỷ USD) vào tháng Chín từ mức 5 tỷ AUD trước đó.
Tuy nhiên, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và nền kinh tế đang chậm lại đang tạo ra áp lực đè nặng lên RBA để trì hoãn quá trình giảm dần [kích thích] – hoặc thậm chí là đi ngược lại và nới lỏng trở lại.
Ai thả Diều hâu ra ngoài? ECB họp mặt – Ngày 09/09/2021
Cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Âu Châu vào thứ Năm (09/09) có thể là một sự kiện sôi nổi. Các thành viên theo đuổi chính sách cứng rắn của ECB đã trở nên tích cực, lập luận rằng bây giờ là thời điểm để bắt đầu tranh luận về việc kết thúc một kế hoạch kích thích.
ECB có thể chọn làm chậm tốc độ mua tài sản nhưng giám đốc Christine Lagarde có thể sẽ nhấn mạnh rằng điều này không giống như giảm bớt.
Truyền thông điệp đó đi sẽ không dễ dàng. Rủi ro là cách mà các thị trường diễn giải một bước đi cứng rắn như vậy – nâng giá trị đồng euro lên và chi phí đi vay của các quốc gia.
Bầu cử Canada – ngày 20/09
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã kêu gọi một cuộc bỏ phiếu nhanh sớm 2 năm và hiện đang phải đối mặt với một cuộc đua sát sao.
Ông Trudeau hy vọng việc quản lý đại dịch và việc triển khai vaccine sẽ giúp ông chiếm đa số, nhưng thống kê các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Tự do của ông có cuộc đua ngang hàng với Đảng Bảo thủ của ông Erin O’Toole.
Các cuộc bầu cử ở Canada hiếm khi ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, nhưng với việc Đảng Tự do đề nghị tăng thuế đối với các ngân hàng lớn và cả hai ứng cử viên đề nghị tăng chi tiêu, cuộc bầu cử này sẽ rất sít sao.
Mốc thời gian cắt giảm kích thích của Fed – Ngày 21-22/09
Số liệu trả lương tháng Tám yếu kém của Hoa Kỳ không hoàn toàn làm lệch kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang có thể công bố một mốc thời gian tiến hành cắt giảm mua tài sản tại cuộc họp tháng Chín. Nhưng với dự kiến bắt đầu việc thu hẹp chương trình [kích thích] vào cuối năm đã được thể hiện vào giá (trên thị trường tài chính), trọng tâm [sự chú ý] đang chuyển sang thời điểm nào lãi suất có thể tăng.
Ông chủ Fed, Jerome Powell, có thể nhấn mạnh một lần nữa rằng việc thu hẹp [chương trình kích thích] và tăng lãi suất là tách biệt và ông coi lạm phát tăng đột biến hiện nay chỉ là tạm thời.
Các hợp đồng tương lai của Fed đang định giá lần tăng đầu tiên vào đầu năm 2023. Và chúng ta cũng nên biết trong cuộc họp liệu ông Powell có phải là người nhấn nút cho sự gia tăng đó hay không – nhiệm kỳ của ông sẽ hết hạn vào tháng 02/2022. 90% các nhà kinh tế được Reuters thăm dò kỳ vọng vào nhiệm kỳ của ông được gia hạn.
Na Uy tăng lãi suất – Ngày 23/09
Na Uy được thiết lập để tăng lãi suất 0%, trở thành nước đầu tiên trong nhóm G10 các nền kinh tế phát triển làm như vậy.
Việc tăng lãi suất sẽ thể hiện sự sẵn sàng của họ với tầm nhìn xa hơn tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang gia tăng và tập trung vào một nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.
Các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự gia tăng này, nhưng việc xác nhận rằng một ngân hàng trung ương lớn đang thực sự thắt chặt [chính sách tiền tệ] hơn là chỉ nói về nó – đặc biệt là sau khi New Zealand bất ngờ phản đối việc tăng lãi suất vào tháng Tám – sẽ vẫn đánh dấu một thời điểm quan trọng cho các thị trường bị gắn tiền mặt giá rẻ.
Đức bỏ phiếu – Ngày 26/09
Nhà lãnh đạo đương nhiệm cầm quyền lâu nhất của Tây Âu, bà Angela Merkel, từ chức Thủ tướng Đức sau 16 năm nắm quyền và 4 lần chiến thắng bầu cử liên tiếp.
Cuộc bầu cử có một loạt các kết quả có thể xảy ra rộng hơn bình thường, đặc biệt là khi đảng Dân chủ Xã hội trung-tả đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, lần đầu tiên vượt qua những người bảo thủ của bà Merkel sau 15 năm.
Hai câu hỏi chính cho các thị trường – một chính phủ mới sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách tài khóa ở trong nước và ở cấp Âu Châu? Và có ý nghĩa gì đối với sự hội nhập Âu Châu?
Thủ tướng mới của Nhật Bản – Ngày 29/09
Quyết định từ chức của Thủ tướng Yoshihide Suga đã gây bất ngờ cho chính trường Nhật Bản.
Giữa một làn sóng nhiễm COVID-19, sự nổi tiếng của ông Suga đã giảm xuống nhưng không có người dẫn đầu trong cuộc đua để kế nhiệm ông ta với tư cách là người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.
Những ứng cử viên có thể bao gồm cựu ngoại trưởng Fumio Kishida và bộ trưởng nổi tiếng phụ trách việc triển khai chích ngừa của Nhật Bản, ông Taro Kono. Bất cứ chiến thắng của người nào cũng được bảo đảm trở thành thủ tướng do Đảng Dân chủ Tự do chiếm đa số trong hạ viện của quốc hội.
Cuộc đua dự kiến diễn ra vào hôm 29/09 và người chiến thắng phải tiến hành cuộc tổng tuyển cử trước hôm 28/11.
Hướng tới ngày X
Bộ Tài chính Hoa Kỳ về mặt kỹ thuật đã chạm “trần” khoản nợ 28 ngàn tỷ USD một tháng trước nhưng bằng cách thâm nhập vào các tài khoản ngân hàng của mình, đã hoãn lại ngày vượt giới hạn vay nợ. Tuy nhiên, ngày đó sẽ sớm đến – có thể là vào tháng 10 – khi Bộ thiếu tiền để chi trả cho các nghĩa vụ của mình.
Để ngăn chính phủ đóng cửa hoặc tệ hơn là vỡ nợ kỹ thuật, Quốc hội trong tháng này phải nâng hoặc đình chỉ giới hạn đó. Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa, phản đối kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 3.5 ngàn tỷ USD của Đảng Dân Chủ, đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại việc tăng trần.
Trở lại năm 2011, tranh cãi về trần nợ đã khiến S&P Global cắt xếp hạng tín dụng của Mỹ xuống AA+ từ AAA. Fitch có thể làm điều tương tự lần này, khiến Hoa Kỳ chỉ được xếp hạng 3-A của Moody.
Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường trái phiếu đang định giá rủi ro vỡ nợ, nhưng điều đó có thể thay đổi. Theo cách nói của các nhà phân tích NatWest, rủi ro này “thiết lập một tháng Chín đáng nhớ ở DC”.
Nguồn Reuters
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: