Kết quả của chế độ độc tài: Các tờ báo địa phương tại Trung Quốc đại lục đang dần biến mất
[The Epoch Times, ngày 02 tháng 01 năm 2021] (theo tin của phóng viên The Epoch Times Hồ Nguyên Chân phỏng vấn) Ngày 01/01/2021, 8 tờ báo giấy trong đó có “Vũ Hán thần báo”, “Báo chiều Bản Khê”, và “Life Daily” đã thông báo ngừng phát hành.
Theo thống kê, kể từ năm 2009 đến nay, có trên trăm tờ báo giấy ở Trung Quốc đại lục đã ngừng phát hành.
Đối với việc những tờ báo địa phương tại Trung Quốc đại lục dần dần biến mất theo từng năm, hiện tượng tin tức ngày càng bị tập trung hóa. Một người giấu tên của truyền thông đại lục tiết lộ với Epoch Times, “bản thân truyền thông Trung Cộng là độc quyền lũng đoạn”. Trung Cộng vì tăng cường kiểm soát dư luận, thống nhất tư tưởng, dùng làm phương tiện tuyên truyền cho chế độ độc tài.
Người này nói, “Kinh tế là nhân tố thứ 2, đây cũng là do hiệu ứng domino chính trị.” Sau khi lũng đoạn, điều này không cho nói, điều kia không cho nói. Vậy nó (báo chí) có nên tồn tại nữa không? trước kia bởi vì đều là đơn vị nhà nước, tay trái chuyển qua tay phải, tiền hoa hồng quảng cáo, tiền chiết khấu trên báo …vv, thông qua hủ bại tham nhũng để duy trì ngành này, bao gồm cả việc nhận tiền để bưng bít trong các cuộc phỏng vấn tin tức. Kỳ thực nó thuộc về loại tin tức xảo trá, dựa vào những việc này mà duy trì như thế nhiều năm.
“Nhân tố thứ 3 là sự tấn công của các phương tiện truyền thông mới (báo mạng). Nói ví dụ, liên quan đến bầu cử Hoa Kỳ, độc giả có thể thông qua báo mạng đọc được những tin tức cập nhật mới nhất, vậy sẽ còn ai xem báo giấy của bạn vào ngày hôm sau nữa?
Tác động của phương tiện truyền thông mới này là bước đột phá, phá bỏ khuyết điểm của truyền thông cũ. Hơn nữa các quan chức Trung Cộng xem báo chí như là kẻ tôi tớ, tự kiểm duyệt truyền thông. Cái này không thể phát hành, cái kia không cho phát hành. Khi báo chí đã là kẻ tôi tớ rồi, kẻ làm chủ sẽ trợ cấp tài chính có hạn để duy trì và ổn kiểm soát tất cả.
Đã bị xem là kẻ tôi tớ, ngay cả cẩu lương cũng không đổi được. Có đáng buồn không? Có đáng hận không? Đều tự trách mình! Mấy năm gần đây, các phóng viên truyền thông đã không ngừng giơ cao biểu ngữ để bảo vệ quyền xã hội cơ bản của họ. Tôi thấy đây quả thực là đáng đời! Thường ngày tự mình đưa tin tức giả, những sự việc của nhân dân không có chỗ kêu cầu, không những không đưa tin mà còn bắt bớ, gây khó dễ! Lúc bình thường bạn đã làm được gì xứng đáng với nhân dân chưa? Khi người dân bảo vệ quyền lợi của mình, bạn lại đưa tin vu cáo “tìm cớ gây chuyện”, quả là “phong thủy luân chuyển”.
Trung Cộng tiến hành đàn áp những nhà báo ủng hộ chính nghĩa một cách tàn khốc
Theo cuộc điều tra năm 2020 do Uỷ ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) tiến hành cho biết, Trung Quốc liên tục trong 2 năm trở thành nhà tù đối với các nhà báo trên toàn thế giới. Năm 2020,Trung Quốc có ít nhất 47 nhà báo bị bắt giam, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.
Cựu phóng viên “Hắc Long Giang Nhật báo” Thân Thâm (trong nhiệm kỳ từ 2009 đến 2015) bởi vì dùng tên thật đưa tin tố cáo Dương Điện Quân về các vấn đề hủ bại như hành vi phạm tội kinh tế, lạm dụng chức quyền…trên tờ “Hắc Long Giang Nhật báo” nên đã bị hắn trả thù, Thân Thâm đã bị ép buộc từ chức trong khi Dương Điện Quân bị luân chuyển công tác. Hắn ta hiện tại giữ chức vụ bí thư đảng đoàn Liên đoàn văn học nghệ thuật tỉnh Hắc Long Giang và là ủy viên tỉnh ủy khóa 12. Đến nay vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật.
Cựu phóng viên tờ “New Express News” của Quảng Châu là Lưu Hổ bởi vì nhiều lần dùng tên thật tố cáo các quan chức cao cấp cấp tỉnh mà chấn động dư luận, nhưng cũng vì điều ấy nên anh ta bị giam giữ gần 1 năm. Vì điều tra và báo cáo thẩm phán Trương Gia Tuệ ở Hải Nam với tài sản 20 tỷ nên anh ta bị đánh. Giản Quang Châu, một phóng viên điều tra đã vạch trần sữa bột nhiễm độc của Tam Lộc. Khi từ chức anh nói: “Lý tưởng đã chết.”
Hu Yuan Zhen
Bích Liên biên dịch
Xem thêm: