Kế hoạch Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn của chính phủ TT Biden giúp Trung Quốc như thế nào
Khi Trung Quốc ngồi bên cạnh và cười nhạo Hoa Kỳ theo đúng nghĩa đen, chính phủ của ông Biden đang bận rộn giám sát việc đầu tư vào chống biến đổi khí hậu lớn nhất (theo kế hoạch Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn) trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Khi quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới không làm bất cứ điều gì để giảm lượng khí thải carbon, thì đến lúc nào thế giới mới nhận ra một sự thật đơn giản: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không hề quan tâm chút nào đến biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Glasgow gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi điều đó là “đáng thất vọng” khi các quốc gia như Trung Quốc và Nga “về cơ bản đã không xuất hiện, xét về bất kỳ cam kết nào để đối phó với biến đổi khí hậu”. Có lẽ là đáng thất vọng. Chuyện này có đáng ngạc nhiên không? Không hề.
Sáng kiến “Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn” (BBB), một chương trình được cho là được thiết kế để “giải cứu, phục hồi, và tái thiết Hoa Kỳ,” sẽ chứng kiến việc Hoa Thịnh Đốn đầu tư ít nhất 555 tỷ USD vào các sáng kiến về năng lượng tái tạo và chống biến đổi khí hậu. Như ông Jim Wiesemeyer của AgWeb thời gian gần đây đã cảnh báo, các chương trình BBB có thể sẽ tốn “thêm gần 3 ngàn tỷ USD (tôi nhấn mạnh) so với con số đã quảng bá với tổng giá trị gần 5 ngàn tỷ USD.” Ông đã nói thêm, “đó là gần gấp ba lần con số mà hầu hết các phương tiện truyền thông đã chia sẻ.”
Thay vì “giải cứu, phục hồi, và tái thiết lại Hoa Kỳ,” BBB có vẻ sẽ phá giá đồng USD và đẩy lạm phát lên cao hơn nữa. Tại sao? Bởi vì đó là một chính sách với tư duy kém nhất được xây dựng dựa trên những nền tảng sai lầm nhất.
Theo TNS. Rick Scott (Cộng Hòa-Florida), được hậu thuẫn bởi một báo cáo gần đây từ Trường Kinh doanh Wharton của Đại học Pennsylvania, kế hoạch “Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn không chỉ không có nguồn để trang trải”, mà kế hoạch đó ngẫu nhiên còn là một “dự luật chi tiêu đồ sộ và liều lĩnh” phụ thuộc vào 1.95 ngàn tỷ USD thuế mới đối với các gia đình và doanh nghiệp Mỹ, cũng như thuế doanh nghiệp tối thiểu 15%.”
Tất cả nhân danh cái gì, chính xác là gì? Ai thực sự được lợi ở đây?
Mối quan tâm của ông Scott là có cơ sở. Theo Viện nghiên cứu Ngân sách Liên bang có Trách nhiệm (Committee for a Responsible Federal Budget), nợ của quốc gia đã “được dự kiến đạt kỷ lục mới—hơn 106% GDP—vào năm 2031. Theo kế hoạch Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn, nợ quốc gia sẽ đạt kỷ lục đó sớm hơn và tăng nhanh hơn nhiều.” Hơn nữa, “ngay cả khi có nguồn thanh toán đầy đủ như đã tuyên bố”, dựa trên “ước tính và giả định về chi phí trực tiếp của các kế hoạch”, nợ dự kiến sẽ “đạt mức kỷ lục vào năm 2028 và tăng lên 115% GDP vào cuối kỳ ngân sách.”
Mặc dù tổng thống đã hứa rằng nghị trình “Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn” là “một khoản đầu tư dài hạn cho các gia đình Mỹ” mà “sẽ được trang trải đầy đủ về lâu dài” bằng cách yêu cầu những người giàu nhất của Hoa Kỳ “chia sẻ tương xứng với phần của họ”, có lý do để nghĩ rằng những người Mỹ bình thường sẽ là những người phải trả tiền cho dự luật đồ sộ này.
Như người ta nói, không có gì tốt trên thế giới này lại miễn phí. Nếu điều gì đó nghe có vẻ quá tuyệt vời để trở thành sự thật — thì “Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn” chắc chắn nghe rất hay đối với nhiều người — đó là bởi vì kế hoạch này chính là như vậy.
Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao lại đầu tư nhiều tiền vào các sáng kiến xanh, đặc biệt khi các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga — ba trong số những nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới— tiếp tục gây ô nhiễm và từ chối thay đổi cách làm của họ ?
Chính xác là Xây dựng Trở lại Tốt đẹp hơn sẽ có lợi cho ai?
Trong khi Trung Quốc tỏ ra bề trên với thế giới — thúc giục các quốc gia khác làm nhiều hơn nữa để chống lại sự nóng lên toàn cầu, nhưng bản thân lại làm rất ít —thì những người chống lại biến đổi khí hậu ở phương Tây tiếp tục đòi hỏi ngày càng nhiều hơn từ những công dân bình thường.
Theo nhà báo David Rose, ĐCSTQ kiểm soát câu chuyện xa hơn bằng cách nhắm mục tiêu vào các quốc gia ở phương Tây và “dụ dỗ giới tinh hoa của họ.” Những “kẻ ngốc hữu ích” này, ông lưu ý, “thường tin rằng họ đang hành động vì lợi ích chung, nhưng trở thành mù quáng trước tham vọng công khai của Tập Cận Bình: để Trung Quốc đạt được uy thế toàn cầu vào năm 2049, kỷ niệm lần thứ 100 năm của cuộc cách mạng theo chủ nghĩa Mao.”
Trung Quốc không thể đạt được tính trung lập về carbon và vị thế tối cao trên toàn cầu. Các nội dung này loại trừ lẫn nhau. Như tác giả Joel Kotkin đã lưu ý gần đây, trong khi Hoa Kỳ tiếp tục tự kiềm chế “với các cam kết sinh thái của mình, thì Trung Quốc, không bị yêu cầu phải giảm lượng khí thải carbon của mình cho đến năm 2030, vẫn tiếp tục xây dựng các nhà máy than để duy trì động cơ công nghiệp của mình.” Ông lưu ý đến năm 2030, “khi Trung Quốc có thể chuyển sang năng lượng hạt nhân và các nguồn thay thế khác, thì phương Tây sẽ bị phi công nghiệp hóa trong thực tế và trở nên phụ thuộc một cách vô vọng”. Kế hoạch tổng thể của ĐCSTQ đang được tiến hành thuận lợi.
Khi Trung Quốc, quốc gia thải ra khí carbon dioxide lớn nhất thế giới, tiếp tục gây ô nhiễm hành tinh, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ tiếp tục phải trả giá đắt nhất. Theo Rose, hàng triệu người trên khắp thế giới, bao gồm cả các chính trị gia ưu tú, đã tuân theo điều mà ĐCSTQ gọi là “kiểm soát tranh luận.”
Bằng cách thu hút những nhân vật có ảnh hưởng và thuyết phục họ uống Kool Aid có hương vị chống biến đổi khí hậu, Bắc Kinh tiếp tục “định hình cách thức phần còn lại của thế giới nghĩ và nói về Trung Quốc.” Với việc Hoa Kỳ thực hiện phần trách nhiệm nặng nề, Trung Quốc ngồi lại và cười, hứa hẹn cải cách chống biến đổi khí hậu và không đưa ra điều gì ngoài những lời nói dối ác độc.
Đáng buồn thay, có quá nhiều người trong chúng ta tiếp tục tin vào những lời hứa suông. Bởi vì thế, Trung Quốc tiếp tục được đặc cách miễn phí.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
“Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US cùng những tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một chuyên gia tâm lý xã hội, rất quan tâm đến rối loạn chức năng xã hội và sự thao túng của truyền thông.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: