Kazakhstan là phần thưởng mà Trung Quốc thèm muốn
Trong khi thế giới tập trung vào Ukraine và Đài Loan, thì Trung Quốc xâm nhập vào Kazakhstan
Việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan đã mở ra cơ hội cho Trung Quốc gia tăng áp lực lên Kazakhstan.
Trung Cộng tiếp tục thu hút sự chú ý trong phạm vi tiếp cận của mình và cố gắng mua chuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới. Mục đích của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI, còn được gọi là “Một Vành đai, Một Con đường”) của họ là thay đổi động lực của nền kinh tế thế giới có lợi cho Bắc Kinh thông qua một loạt các thỏa thuận song phương với các quốc gia mục tiêu mà sở hữu các nguồn tài nguyên và các nguyên liệu thô cần thiết để cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc.
Cho đến nay, Trung Quốc đã tiến hành các khoản đầu tư liên quan đến BRI tại hơn 138 quốc gia trên toàn thế giới. Chiến tranh Nga-Ukraine khiến dư luận nhận thấy rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Ukraine đã biến nước này trở thành một cửa ngõ BRI vào Âu Châu.
Quân đội Giải phóng Nhân dân và Hải quân (PLA/PLAN) là những mặt sau của BRI, đặc biệt là với việc PLAN đang theo đuổi các căn cứ ở ngoại quốc bề ngoài là nhằm để “bảo vệ các tuyến đường biển và hàng hải thương mại của Trung Quốc”. Người Trung Quốc đã vận hành một căn cứ tại Sừng Phi Châu ở Djibouti từ năm 2017. Có nhiều suy đoán về một căn cứ hậu cần của Trung Quốc sẽ được mở tại quần đảo Azores. Và khiến cả thế giới sửng sốt, Bắc Kinh mới đây đã ký kết một thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, điều mà nhiều nhà quan sát cho rằng có thể dẫn đến sự hiện diện của PLA/PLAN ở đó .
Còn những hành động gần nhà hơn của Trung Quốc thì sao? Trong khi những người khác lo lắng việc Trung Quốc và Hoa Kỳ xung đột về số phận của Đài Loan, thì mạng lưới chính trị quân sự của Rồng Nhện đang được dệt càng ngày càng kín hơn ở nhiều quốc gia, thậm chí cả ở nhà người hàng xóm kế bên Kazakhstan.
Chế độ cộng sản vô thần của Trung Quốc không dung thứ với đạo Hồi, ngay cả trong toàn thể công dân gốc “ngoại tộc” (người Trung Quốc không phải dân tộc Hán) của họ. Đặc biệt, điều này áp dụng cho người Kazakhs và những người Hồi giáo khác ở vùng Tân Cương. Chính phủ Kazakhstan đa số theo đạo Hồi ở Astana thậm chí đã can thiệp thay mặt cho những người Kazakhs thuộc Châu Tự trị Kazakhs Ili đang bị giam giữ trong các trại tạm giam/cải tạo/tập trung do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) điều hành ở Tân Cương vào năm 2018.
Cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra của ĐCSTQ đối với người Hồi giáo ở Tân Cương—và đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ—và việc tìm kiếm các cơ hội kinh tế tốt hơn đã thuyết phục nhiều người Kazakhs đang sống ở đó di cư đến Kazakhstan trong những năm gần đây.
Kazakhstan là quốc gia không giáp biển lớn nhất thế giới, với khoảng 19.2 triệu người. Đây là quốc gia cuối cùng trong số các nước “-stans” tuyên bố độc lập sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Những gốc rễ độc tài đã ăn sâu vào trong 131 dân tộc của quốc gia này.
Kazakhstan có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ, theo báo cáo của World Atlas: “Trữ lượng dầu mỏ của Kazakhstan được ước tính là lớn thứ 11 thế giới … [và] có hơn 80 nghìn tỷ feet khối [gần 2.3 nghìn tỷ mét khối] khí đốt tự nhiên đã được kiểm chứng.” Ngoài ra, quốc gia này có trữ lượng uranium đã được kiểm chứng lớn thứ hai trên thế giới.
Chính phủ Kazakhstan đã khuyến khích ngoại quốc phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, với việc người Mỹ, người Nga, người Trung Quốc, và những người khác tranh giành những nguồn tài nguyên này với người Kazakhs tự do (và tham nhũng). Kết quả đối với người Kazakhs là tạo ra một nền kinh tế phát triển tốt và việc hiện đại hóa các thành phố của họ diễn ra sau đó, bao gồm cả Astana (nay được gọi là Nursultan). Hãy xem một số hình ảnh ngoạn mục về kiến trúc thành phố của Astana và Almaty tại đây và tại đây. Theo Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội của Kazakhstan là 170 tỷ USD vào năm 2020.
Tháng 04/2018, Kazakhstan thông báo rằng họ sẽ cho phép Hoa Kỳ và NATO sử dụng các cảng Caspi để cung cấp cho các lực lượng ở Afghanistan. Theo Breitbart News, thỏa thuận này cho phép “các lực lượng NATO gia tăng đáng kể việc sử dụng Hành lang Thương mại Caspi hiện tại, bằng cách vận chuyển hàng hóa qua các cảng Aktau và Kuryk trên Biển Caspi, hoàn toàn bỏ qua Nga.” Người Kazakhs muốn duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực để đối trọng với những người láng giềng hiếu chiến ở Moscow và Bắc Kinh.
Cả người Nga và người Trung Quốc đều không hài lòng với quyết định đó của Kazakhstan. Cả hai đều lo sợ rằng Aktau và Kuryk sẽ bị biến thành căn cứ quân sự của Hoa Kỳ theo thời gian. Đặc biệt, Trung Quốc lo ngại vì Kazakhstan và “Hành lang Caspi” nằm ngay chính giữa Con đường Tơ lụa Mới hoành tráng của ĐCSTQ, vốn là một phần của BRI. Và ĐCSTQ đã đang sốt sắng theo đuổi đầu tư liên kết vào Kazakhstan trong nhiều năm.
Trung Quốc đã đầu tư 27 tỷ USD vào hơn 50 dự án công nghiệp liên kết ở Kazakhstan. Không có gì ngạc nhiên khi các lĩnh vực hợp tác chính thuộc các ngành dầu khí, hóa chất, năng lượng, khai thác mỏ, luyện kim, nông nghiệp, và chế tạo máy. Trung Quốc nghèo tài nguyên rất mong muốn tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Kazakhstan — với giá rẻ, nếu có thể chút nào hay chút đấy, thông qua các khoản đầu tư BRI.
Tuy nhiên, những lo ngại của Trung Quốc về sự xâm lấn của Hoa Kỳ ở Trung Á là quá sớm. Sự thất bại trong cuộc rút quân vội vã khỏi Afghanistan của chính phủ Biden ngay lập tức tạo ra một khoảng trống địa chính trị ở Trung Á mà Trung Cộng cuối cùng quá đỗi vui mừng để lấp chỗ trống.
Lực lượng Không quân PLA đã gần như ngay lập tức gửi phi cơ đến Bagram sau khi Hoa Kỳ từ bỏ căn cứ không quân ở đó. Và theo một bài báo của US News and World Report, “Quân đội Trung Quốc hiện đang tiến hành một nghiên cứu khả thi về tác động của việc cử công nhân, binh lính và các nhân viên khác liên quan đến chương trình đầu tư kinh tế ngoại quốc được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường trong những năm tiếp theo tới Bagram.”
Một lần nữa lưu ý rằng BRI đi đến đâu thì PLA cũng theo sau!
Sự vắng mặt của Hoa Kỳ ở Trung Á cũng gây áp lực lên Kazakhstan, và ĐCSTQ đang nhanh chóng gây sức ép.
Hôm 26/04, Cơ quan ngôn luận Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đã công bố thông tin rằng Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã công khai đồng ý “tăng cường hợp tác quân sự”: “Ông Tokayev cho biết Kazakhstan rất coi trọng hợp tác quân sự với Trung Quốc và hy vọng rằng quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác thiết thực trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, các cuộc tập trận chung, đào tạo nhân viên, công nghệ quân sự và các lĩnh vực khác.”
Điều này có dẫn đến tối thiểu là sự hiện diện một chút của PLA ở Kazakhstan không? Mô hình có vẻ rõ ràng.
Hmmm. Hợp tác quân sự và cải thiện khả năng sẵn sàng chống lại những mối đe dọa chung nào vậy?
Chính quyền Trung Quốc đang đàn áp người Hồi giáo (và người Kazakhs) ở Tân Cương. Liệu họ có hợp tác trong các hoạt động “chống khủng bố chung” nhằm vào người Hồi giáo không? Không có khả năng!
Mối đe dọa chung có phải là Nga không? Nga bị lôi kéo vào một cuộc chiến ở Ukraine, và bên cạnh đó, những ngày này Trung Quốc và Nga là đồng minh sau việc công bố thỏa thuận đối tác chung của họ hồi tháng Hai.
Còn Hoa Kỳ thì sao? Mặc dù không có gì bí mật khi ĐCSTQ coi Hoa Kỳ là địch thủ địa chính trị chính của mình, nhưng quan điểm đó không được cho là có ở Astana. Hoa Kỳ đã rút khỏi Trung Á, và người Kazakhs không coi Mỹ là “mối đe dọa chung”.
Ngược lại, Kazakhstan muốn cải thiện quan hệ và tăng đầu tư từ Hoa Kỳ như một đối trọng với Nga và Trung Quốc. Nhưng có vẻ như rõ ràng là Kazakhstan đang bảo vệ bản thân bằng cách “tăng cường hợp tác quân sự” với Trung Quốc.
Kết luận
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Kazakhstan—đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, và uranium—được Trung Quốc nghèo năng lượng và các nước khác thèm muốn. Kết quả là, đất nước này bị cuốn vào một cuộc xung đột và tranh giành địa chính trị không ngừng nhằm tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên đó ở một góc xa xôi của thế giới mà hầu hết người Mỹ chỉ là không hiểu gì cả.
Hãy yên tâm, những tác động tai hại của chuyến bay vội vã khỏi Afghanistan của Hoa Kỳ chỉ mới bắt đầu được cảm nhận ở Astana/Nursultan và các thủ đô Trung Á khác. Cánh cửa hiện đang mở thậm chí còn rộng hơn cho ĐCSTQ khai thác thông qua các khoản đầu tư BRI trong khu vực này. Và ĐCSTQ không thể vui mừng hơn thế.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stu Cvrk đã nghỉ hưu với tư cách là một thuyền trưởng sau 30 năm phụng sự trong Hải quân Hoa Kỳ ở nhiều vị trí chính quy và dự bị khác nhau, cùng với kinh nghiệm hoạt động đáng kể ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm của một nhà phân tích hệ thống và nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục tự do chính thống đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho các bài bình luận chính trị của ông.