June thân mến: hãy đối mặt với cơn nóng giận bằng sự điềm tĩnh và tình thương
June thân mến,
Tôi đã xem qua bài viết của bạn về gia đình. Thú thật, bài đăng đó khiến tôi vô cùng ấn tượng, tuy nhiên tôi cũng nhận ra rằng bạn đang có một thiếu sót vô cùng to lớn. Như bạn đã nhắc đến trong bài viết, có những người đã vô cớ nổi nóng với bạn và vì thế bạn không thể tiếp tục trò chuyện cùng họ. Hơn thế nữa, khi gặp mặt, họ luôn ở tư thế phòng bị.
Điều này làm tôi liên tưởng đến câu chuyện của riêng mình, tôi cũng có cho mình một tình bạn suốt 40 năm. Tuy nhiên chồng cô ấy là một người theo thuyết vô thần, và ban đầu cả hai chúng tôi đều cho qua chuyện đó. Nhưng anh chồng ấy thường uống cho đến khi anh không thể kiểm soát nổi hành vi khiến người xung quanh không tài nào chịu nổi. Và thái độ của tôi về người bạn này đã thay đổi, giờ đây tôi không thể bỏ qua cho chồng của cô ấy. Thế là, tôi và cô ta cũng thi thoảng nói chuyện qua điện thoại, nhưng những chỉ nói vòng quanh những thứ linh tinh kém quan trọng.
Tôi cũng có một người chị dâu đồng tính, người mà tôi rất quý, vì thế tôi sẵn lòng làm mọi việc vì chị, và ngay cả chồng tôi cũng yêu quý chị ấy. Nhưng tiếc thay vì sự căm ghét dành cho những người cực tả – những người như chồng của bạn tôi và người chị dâu tôi vừa đề cập đến, tình cảm giữa chúng tôi nhiều lần rạn nứt. Và lần đầu tiên, tôi không còn sẵn lòng ủng hộ những lựa chọn trong cung cách sống của họ. Và thế là, sự tương tác giữa họ và tôi ngày càng ít đi. Tôi cũng nhiều lần chán ghét bản thân vì cách cư xử mà tôi dành cho họ, nhưng tôi không thể có lại được sự yêu quý mà tôi từng dành cho cả hai. Tôi đã van nài Chúa hãy xóa bỏ hận thù trong tôi, nhưng Ngài lại phó mặc điều đó cho tôi. Hơn hết, tôi xin cảm ơn vì bạn đã dành thời gian lắng nghe. Chúa phù hộ bạn.
J.D.
J.D. thân mến,
Có rất nhiều yếu tố đối kháng và hận thù được dung dưỡng trong xã hội hiện nay, và thật sự là chúng ta sẽ cảm thấy sốc và vô cùng thất vọng khi ngay cả gia đình hoặc bạn bè của chúng ta cũng ném những xúc cảm này về phía mình.
Bạn đã hoàn toàn đúng khi tự mình rút khỏi những động lực chi phối này bởi lẽ những mối quan hệ trong đời sống thông thường không thể được duy trì trong môi trường đầy tính tranh đấu như vậy.
Tuy nhiên, môi trường mang nhiều tính tranh đấu như trên đang trở thành một điều bình thường, vì vậy để chúng ta có thể an tâm và vì tương lai của Hoa Kỳ, chúng ta cần học cách đối phó với cơn nóng giận bằng sự điềm tĩnh và tình thương.
Sau đây là những suy nghĩ của riêng tôi về cách mà chúng ta có thể bắt đầu thực hiện mục tiêu trên. Và tôi phải nói trước rằng khả năng thành công phần nhiều phụ thuộc vào mỗi chúng ta, và cũng cần có sự ban ơn của Thượng Đế.
Những người thiếu thực tế
Bạn kể rằng mọi người có xu hướng phòng bị khi bạn cố gắng bắt chuyện cùng họ. Điều này là vì đằng sau cơn nóng giận không hề tồn tại lý trí. Hãy để tôi giải thích thêm nhé.
Là người đào tẩu từ Ủy ban An ninh Quốc gia của nhà nước Soviet (KGB) ông Yuri Bezmenov đã thuật lại rằng có bốn bước tiên quyết để đặt nền móng cho cuộc cách mạng cộng ở một quốc gia. Và bước đầu tiên là phải phá hoại đạo đức ở đất nước sở tại, nghĩa là phải làm đảo lộn những chuẩn mực đạo đức của một xã hội đến một mức độ mà người dân trong đó sẵn sàng tham gia vào “sự nghiệp cách mạng”.
Điều này cũng đã và đang từng bước diễn ra ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên, và dường như bây giờ sự băng hoại về đạo đức đang đạt đỉnh.
Tôi khuyên mọi người nên nghiên cứu về lịch sử của Trường phái Frankfurt và tìm hiểu các thuật ngữ về lý thuyết phê bình và ý nghĩa của chủ nghĩa hậu hiện đại để chúng ta có thể tự mình nhìn thấy rõ ràng hơn nữa những gì đã và đang diễn ra.
Nói một cách bao quát và ngắn gọn, khi thất bại về mặt chính trị của chủ nghĩa cộng sản đã quá rõ ràng, vẫn có một nhóm trí thức nhất mực trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào thiên đường cộng sản – Utopia. Họ hợp thành một đội ngũ nhằm giữ ngọn lửa cách mạng âm ỉ cháy bằng cách sử dụng học thuyết Marxist, cùng với hệ tư tưởng của Hegel và Freud để gây nên những vấn đề của xã hội. Trường phái Frankfurt là tên gọi không chính thức của nhóm người này, nhưng cái tên đã nói rõ nguồn gốc xuất xứ của nó. Và cái tên chính thức hơn của nhóm người trên phải kể đến Viện Nghiên cứu Xã hội. Từ đó, thế giới đã có một hệ thống lý thuyết phê bình, hiện được áp dụng cho việc đánh giá những khía cạnh như chủng tộc, giới tính và tình dục, và được giảng dạy rộng khắp trong các trường đại học của Hoa Kỳ. Tư tưởng của một thành viên nổi bật của nhóm này, ông Herbert Marcuse, có sức ảnh hưởng đặc biệt lớn lao đến các phong trào sinh viên vào thập niên 1960.
Chúng ta có thể rõ ràng nhận ra quan niệm của chủ nghĩa Marx về những nhận thức về lịch sử chỉ xoay quanh vấn đề áp bức, và điều đó thể dễ dàng được nhìn thấy trong các lý thuyết phê bình ngày nay. Tất nhiên, áp bức và đau khổ luôn luôn là một phần của thân phận con người, nhưng ngược lại, theo giáo điều của tín ngưỡng Kitô gốc Do Thái, sự khổ đau càng khiến chúng ta trở nên cao thượng hơn và nó cũng cho phép chúng ta đến gần hơn với tánh linh của chính mình. Như chúng ta đều biết, các bậc thánh nhân không bao giờ có một cuộc sống dễ dàng, và danh tiếng của họ được hậu thế lan truyền và ca tụng chính vì sự quan tâm, tình thương và đức hy sinh của họ khi họ phải đương đầu với đau khổ và thù hận.
Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là hệ quả của một kiểu bạo quyền chuyên chế – tương tự như thứ đã gây ra cái chết cho hàng chục triệu người dưới những chế độ độc tài cộng sản. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua loạt bài “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta”.
Vượt trên hận thù
Như bạn đã biết, hận thù là thứ dễ lây lan, và để bài trừ, ta nên suy ngẫm thật tường tận để nhận ra gốc rễ của nó. Và cách này xem ra khá hiệu quả đối với chính tôi.
Tôi không phải là người dễ dàng nuôi dưỡng hận thù, nhưng trong những phút giây nghiền ngẫm thật thấu đáo, tôi chợt nhận ra bản chất của hận thù quả thật rất xấu xa.
Vì tôi thật sự hiếu kỳ về định nghĩa của lòng hận thù, tôi đã tìm đến những công trình được thực hiện bởi nhà nghiên cứu người Hà Lan – cô Agneta Fischer. Tôi phải thừa nhận rằng những phát hiện của cô thật thú vị. Theo những nghiên cứu của Agneta Fischer, cốt lõi của sự thù địch liên quan chặt chẽ đến những quan niệm về đạo đức; và những người mang trong mình thái độ thù hằn bởi họ tin rằng một đối tượng gây ra sự hận thù là người có ý đồ xấu, và sự xấu xa này là không thể được dung thứ và cũng không có cách nào có thể bù đắp, do đó đối tượng bị căm thù phải bị tiêu trừ.
Cô Fischer đã diễn giải sự khác biệt chính giữa sự nóng giận nhất thời và sự cừu hận: sự nóng giận khiến ta tập trung đến việc thay đổi hành vi của đối tượng trong khi với lòng cừu hận, ta hoàn toàn không còn niềm tin về khả năng thay đổi của một cá nhân.
Sự cừu hận chủ yếu xoay quanh những nhóm người (những khái niệm trừu tượng) hơn là tập trung vào những cá nhân, mặc dù nó cũng có thể hướng tới một cá nhân riêng biệt.
Đặc tính thứ ba của lòng thù hận là nó phát sinh từ những tiêu chuẩn đạo đức – những thứ có thể bị lợi dụng để ngụy biện cho các hành vi mang tính bạo lực.
Vì vậy, đáp án của riêng tôi trong việc loại bỏ tâm oán hận là hãy khoan dung đối với người khác. Hãy nhìn nhận rằng những hành động từ sự phẫn uất và có phần hung hiểm của họ là hệ quả tất yếu của những khổ đau khi họ bị thao túng bởi các thế lực đang kiểm soát chặt chẽ nền văn hóa đương đại — nói cách khác, họ bị áp bức bởi những lý tưởng mang tính đàn áp.
Nền tảng đạo đức của xã hội đang trượt dốc trong những thập niên gần đây, và nhiều người đã không được nuôi dưỡng với các giá trị đạo đức vững chắc, hoặc họ đã bị lôi đi bởi các trào lưu vô cùng mạnh mẽ tồn tại khía cạnh giáo dục và xã hội, và thế là họ quên đi chân ngã của chính mình. Đây không phải là lỗi của riêng bất kỳ một nhóm hay cá nhân nào, mà tất cả chúng ta, từ mọi tầng lớp xã hội đã góp sức vào dòng chảy trên, chưa kể một số nhà lãnh đạo tôn giáo và nhiều vị lãnh tụ tinh thần đã thực hiện nhiều hành động sai trái, và điều này khiến nhiều người hơn nữa đánh mất đức tin.
Và để triệt để trừ bỏ tâm oán hận, hãy từ bỏ mong muốn chứng kiến công lý được thực thi. Nếu bạn có đức tin vào Thần, bạn có thể sống an nhiên với niềm tin rằng báo ứng, dù muộn, cũng sẽ xảy đến với những người xấu xa kia, thậm chí có lẽ báo ứng ấy sẽ chưa ứng nghiệm trong kiếp sống này. Và như tôi đã đề cập, chúng ta phải xem nhẹ việc đòi hỏi công lý triển hiện tức thời và đón nhận cuộc sống với một tấm lòng khoan dung hơn.
Như nhân vật Portia trong vở The Merchant of Venice của Shakespeare đã nhắc chúng ta: “Earthly power doth then show likest God’s when mercy seasons justice” – tạm dịch:
Sự phán xử nơi trần thế sẽ ứng với tâm ý của Thượng Đế khi lòng khoan dung vượt ngoài công lý.
Sự bội bạc và lòng khoan dung
Có vẻ như người chị dâu kia đã phản bội lòng tin cũng như sự yêu qúy mà bạn dành cho cô ấy. Như tôi đã nói, bước đầu tiên là hãy “rút lui” và để tâm mình hoàn toàn lắng xuống cho đến khi cảm xúc của bạn trở nên nguội lạnh khi nghĩ về cô ta. Vì tha thứ là cả một quá trình. Ngay cả khi bạn tha đã thứ, bạn không nhất thiết phải tiếp tục mối quan xưa cũ trừ khi cô ấy thay đổi.
Mặt khác, việc bạn tha thứ mà bạn dành cho cô ấy có thể sẽ bắt đầu đánh thức lương tri trong cô. Và đối với nhiều người, việc đánh thức lương tri của một người thậm chí còn dễ hơn thay đổi suy nghĩ của họ.
Tôi tin rằng sự tha thứ và tình yêu thương có sức mạnh to lớn để biến đổi con người. Đây là một ví dụ từ cuốn sách Love as a Way of Life của tác giả Gary Chapman:
“Nhiều năm trước, Nicky Cruz – một kẻ nghiện ngập và là thủ lĩnh của một băng đảng trên đường phố New York đã gặp được David Wilkerson – người thanh niên sẵn lòng giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh như Nicky. Và Nicky, thay vì cảm kích, đã Wilkerson cảnh cáo rằng: “Nếu mày dám đến gần tao, tao sẽ giết mày.”
“Anh bạn có thể làm điều đó. Nhưng dù anh có băm tôi ra ngàn mảnh và quăng mọi góc đường nhưng mọi mảnh vụn đó đều sẽ yêu quý anh”: Wilkerson đáp trả.
Cruz sau đó đã làm lại cuộc đời và dành trọn phần đời sau này để phụng sự Thượng Đế. Bạn có thể tìm kiếm anh ta trên các phương tiện trực tuyến để nghe những câu chuyện giữa anh và Wilkerson.
Việc bày tỏ rằng “Tôi vẫn sẽ yêu quý bạn bất kể điều gì xảy ra” với thân nhân trong gia đình và với bè bạn có lẽ còn khó khăn hơn việc làm tương tự với những người xa lạ bởi vì điều này đòi hỏi việc bạn phải không để cảm xúc chi phối, và đồng thời bạn phải là người giàu lòng trắc ẩn và sự nhẫn nại. Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta thành công với thử thách về mặt tâm lý như thế này, chúng ta mới thực sự có được sức mạnh dựa trên đức hạnh và đó mới thực sự là lòng khoan dung.
Vì vậy, để kết luận, tôi xin mượn lời Chúa Jesus khi Ngài bị hành hình trên thập tự như một lời khuyên hữu ích nhất: “Hãy tha thứ cho họ, vì họ không hiểu những gì mình đang làm”.
Và khi làm điều này, bạn sẽ rũ bỏ được những điều dằn vặt để có được sự thanh thản trong tâm hồn.
Trân trọng,
June
Nếu đọc giả có những thắc mắc liên quan đến gia đình và những mối quan hệ muốn tâm sự cùng chuyên mục tư vấn Dear June, hãy gửi đến [email protected] hoặc Attn: Dear June, The Epoch Times, 229 W. 28th St., Tầng 7, New York, NY 10001.
Cô June Kellum đã kết hôn và có hai con, cô là ký giả lâu năm của Epoch Times về chuyên mục gia đình, các mối quan hệ và sức khỏe.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: