Joe Biden: Câu chuyện đằng sau những cuộc gặp gỡ các lãnh đạo Trung Quốc
Gần đây, người dân nước Mỹ được tận mắt chứng kiến nhiều tình tiết “bom tấn” của gia đình ứng cử viên Tổng thống Joe Biden. Theo khảo sát của Epoch Times, thái độ đối với Bắc Kinh trong 30 năm qua của Biden đã thay đổi đáng kể.
Chuyến thăm đầu tiên của Biden đến Trung Quốc là gặp Đặng Tiểu Bình
40 năm trước, khi ông Joe Biden lần đầu tiên bước chân vào chính trường Hoa Kỳ đã công khai thể hiện sự quan tâm đến Trung Quốc.
Năm 1979, khi đang giữ chức vụ thượng nghị sĩ của Delaware ông Biden đã gặp gỡ Đặng Tiểu Bình – nhân vật quyền lực nhất trong ĐCSTQ vào thời điểm đó trong chuyến viếng thăm đại lục đầu tiên của mình.
Năm 1997, Biden gia nhập Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ (SFRC), tham gia xây dựng chính sách đối ngoại của Washington, và giữ chức chủ tịch SFRC vào năm 2001. Quyền hạn của SFRC gồm giám sát và cung cấp viện trợ nước ngoài, mua bán vũ khí v.v, đồng thời xem xét các đề cử của các quan chức chủ chốt trong Bộ Ngoại giao Mỹ.
SFRC có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Sở hữu kinh nghiệm ngoại giao lâu năm đã trở thành một trong những lợi thế chính trị chính của ứng cử viên tổng thống này. Trong những ngày đầu giữ chức chủ tịch SFRC, Biden được coi là một nhân vật “diều hâu” có thái độ cứng rắn đối với Trung Nam Hải.
Theo hồ sơ thảo luận của Quốc hội Hoa Kỳ (xem chi tiết: Hồ sơ thảo luận về vấn đề đãi ngộ tối huệ quốc với Trung Quốc tại Quốc hội Hoa Kỳ từ năm 1989 -1998), vào năm 1991, trong cuộc thảo luận của Quốc hội Hoa Kỳ về đối xử tối huệ quốc với Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Biden đã cương quyết bày tỏ sự không đồng tình với kế hoạch của Tổng thống Bush, đồng thời kéo dài quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc.
Biden nói: “Trong vấn đề bành trướng vũ khí, nếu ĐCSTQ tiếp tục hành động như Nhân vật phản diện Rogue thì chúng ta cũng nên đưa ra thông điệp rõ ràng… từ chối cấp cho Bắc Kinh quy chế tối huệ quốc”.
Biden viếng thăm Trung Quốc để gặp Giang Trạch Dân
10 năm sau, ông Biden khi là tân Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã công du đến Trung Quốc gặp lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vào tháng 8/2001.
Theo BBC và các kênh truyền thông khác báo cáo, Biden đã duy trì một thái độ cứng rắn nhất định đối với Bắc Kinh trong chuyến thăm năm 2001, khăng khăng cáo buộc ĐCSTQ về những hành động xấu xa khi mở rộng vũ khí và chỉ trích ĐCSTQ về các vấn đề nhân quyền, cáo buộc hệ thống tư pháp và chính sách đàn áp Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, kể từ đó, Biden – nhân vật chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đã dần dần thay đổi thái độ đối với Bắc Kinh.
Vào tháng 11/2001, Trung Quốc cuối cùng đã thành công gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào thời điểm đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đơn xin gia nhập WTO của ĐCSTQ và ông Biden, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã không phản đối điều này.
Khi địa vị của ông Biden trong chính trường Mỹ không ngừng tăng cao, gia tộc họ Biden và các lái buôn chính trị đã đẩy mạnh bày bố kinh doanh quốc tế.
Năm 2007, ông Biden tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, khi ở đỉnh chính trường Mỹ, con trai thứ của ông – Hunter Biden và những người bạn “con ông cháu cha” của Hunter Biden cũng bắt đầu gia nhập giới kinh doanh quốc tế.
Gia tộc Biden làm ăn với Bắc Kinh
Năm 2008, ngay sau khi Biden được Obama bầu làm ứng cử viên phó tổng thống, Hunter Biden và Christopher Heinz, con riêng của John Kerry và sau này trở thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cùng nhau đồng sáng lập công ty tư vấn “Seneca Global Advisors”.
Năm 2007, Lý Tuấn Lương (Lin Junliang) và James Bulger – con trai cựu Chủ tịch Thượng viện bang Massachusetts đã hợp tác thành lập Tập đoàn Thornton tại Hoa Kỳ và có quan hệ mật thiết với “Tổ chức Lãnh đạo Lập pháp Tiểu bang” (State Legislative Leaders Foundation, SLLF) – tổ chức ảnh hưởng đáng kể đến chính trị Mỹ.
Lúc ông Biden, Kerry và các chính trị gia Mỹ khác lên nắm giữ các vị trí cao, các công ty mô giới liên quan đến gia đình họ bắt đầu xuất đầu lộ diện, làm khơi dậy sự quan tâm của các chính phủ nước ngoài và cả chính quyền đại lục.
Vào tháng 7/2008, Tập đoàn Thornton của Lý Tuấn Lương đã mở Công ty TNHH Tư vấn Thorbury Thornton tại Bắc Kinh và James Bulger là đại biểu pháp nhân.
Ông Biden thay đổi thái độ đối với ĐCSTQ
Tháng 1/2009, ông Joe Biden trở thành Phó Tổng thống Hoa Kỳ, và John Kerry tiếp nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Cùng năm, Lý Tuấn Lương cũng được SLLF thăng chức trở thành Giám đốc Trung Quốc/Châu Á SLLF, chịu trách nhiệm liên lạc với các quan chức ĐCSTQ.
Con đường thăng quan tiến chức của Biden trong chính trường Mỹ dường như là chất xúc tác để Lý Tuấn Lương và Tổ chức Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ tăng cường liên lạc.
Vào tháng 11 năm 2009, Ông Lý và Tập đoàn Thornton đã tổ chức Diễn đàn các nhà lãnh đạo lập pháp cấp tỉnh/bang của Trung Quốc – Hoa Kỳ.
Diễn đàn do Quỹ Lãnh đạo Lập pháp Hoa Kỳ, Viện Ngoại giao Nhân dân Trung Quốc (CPIFA), Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc (CAIFC), Ủy ban Đối ngoại Đại hội Nhân dân Toàn quốc (FAC) và các tổ chức ngoại giao cùng các đoàn kết khác đồng tài trợ và tổ chức.
Ông Biden ngày càng “mềm mỏng” với Trung Quốc
Ngày 17/8/2011, Biden lại viếng thăm Trung Quốc nhưng với thái độ dịu đi đáng kể.
Trong buổi hội đàm với ông Tập Cận Bình – Phó Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, ông Biden cho biết: “Hoa Kỳ hoàn toàn hiểu rằng các vấn đề của Đài Loan và Tây Tạng là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và sẽ tiếp tục kiên quyết tuân thủ chính sách một Trung Quốc”.
Theo hồ sơ của chính phủ Hoa Kỳ, ông Biden đã không trực tiếp chỉ trích việc phổ biến vũ khí và sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc trong chuyến đi này. Thay vào đó, ông chủ trương phát triển mạnh mẽ mối quan hệ thân thiết giữa Washington và Bắc Kinh, tương phản hẳn với những gì ông phát biểu 10 năm trước.
Theo điều tra mới nhất của Epoch Times, vào tháng 2/2012, cùng lúc Tập Cận Bình viếng thăm Mỹ và gặp gỡ ông Biden, công ty tư vấn Seneca của Hunter Biden đã huy động được khoản đầu tư 1,25 tỷ USD từ Trung Quốc cho công ty khởi nghiệp năng lượng Great Point của Mỹ. Đây khoản đầu tư mạo hiểm nước ngoài lớn nhất mà Hoa Kỳ nhận được trong năm đó.
Vào tháng 12/2013, với vai trò Phó Tổng thống Mỹ, ông Biden đã công du đến Trung Quốc hội mặt ông Tập Cận Bình cùng với con trai của mình – Hunter Biden. Theo BCC, Associated Press và các kênh truyền thông hải ngoại khác, cũng như kênh truyền thông ĐCSTQ, ông Biden nên phản đối Tập Cận Bình vì đã đi qua Vùng nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông.
Theo thông tin công khai cho thấy, chuyến thăm Trung Quốc năm đó của ông Biden cũng “đính kèm” công việc kinh doanh của gia đình ông ở Trung Quốc. 10 ngày sau chuyến thăm này, Hunter Biden đã hoàn tất công việc kinh doanh lớn thứ hai giữa gia tộc Biden và Trung Quốc – phía Trung Quốc đã tài trợ quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ đô la Mỹ cho Hunter Biden.
Vào ngày 16/12/2013, Tổ chức đầu tư Rosemont Seneca do Hunter thành lập, Quỹ Công nghiệp Bột Hải và Quỹ Harvest và Tập đoàn Thornton cùng thành lập Quỹ đầu tư Tư nhân BHR Partners với quy mô 1 tỷ đô la Mỹ, và nửa năm sau đó phía Trung Quốc đã nâng lên mức 1,5 tỷ USD.
Vào tháng 10/2014, ông Biden trong một bài phát biểu tại Trường Harvard Kennedy cho biết: “Tôi không biết đã bao lâu rồi mới nghe tin Trung Quốc đánh bại Hoa Kỳ, nhưng tôi muốn Trung Quốc thành công vì thành công kinh tế phù hợp với lợi ích của chúng tôi”.
Ông Biden còn tiết lộ, trong chuyến thăm tháng 12/2013, ông đã đề cập với Tập Cận Bình rằng tự do hàng hải ở Biển Đông cần được đảm bảo. Tuy nhiên, ông Biden không coi ĐCSTQ là một mối đe dọa hay đối thủ, mà thay vào lại “vỗ về” người Hoa Kỳ rằng Trung Quốc đang tồn tại “những vấn đề nổi cộm” như thiếu năng lượng và nước.
Với những thay đổi trong tình hình bầu cử ở Hoa Kỳ, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều câu chuyện nội bộ “hấp dẫn” trong email điện tử của Biden được công khai, chính sách của ứng cử viên tổng thống Joe Biden về ĐCSTQ lại bắt đầu thay đổi. Nhưng lần này, ông Biden và công việc kinh doanh tại Trung Quốc của gia đình ông được cả thế giới chú ý.