Iran nối lại đàm phán hạt nhân với yêu cầu khắc nghiệt: ‘Lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ’
Sau khi rời đi hơn năm tháng, hôm thứ Hai (29/11), Iran đã quay trở lại đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân tại Vienna, một mực kiên quyết với yêu cầu của mình rằng các lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ thì mới cứu vãn được thỏa thuận này.
Hồi tháng Sáu, các cuộc đàm phán giữa Tehran và sáu bên khác — Anh Quốc, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, và EU — đã bị đình trệ vì tại thời điểm đó Iran có một tân tổng thống không khoan nhượng, là ông Ebrahim Raisi.
Vị tân tổng thống này đã chỉ định một phái đoàn tham gia các cuộc đàm phán với những đòi hỏi ở mức tối đa, bao gồm cả việc kêu gọi Hoa Kỳ giải phóng tài sản 10 tỷ USD như một cử chỉ thiện chí ban đầu.
“Quan điểm thẳng thắng và rõ ràng của Cộng hòa Hồi giáo Iran đó là các quyền và lợi ích của người dân Iran phải được hiện thực hóa trên bàn đàm phán,” theo Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết trong một thông điệp video được công bố hôm Chủ Nhật (28/11). “Các lệnh trừng phạt đó phải được dỡ bỏ.”
Nhà ngoại giao hàng đầu này cho biết Iran nghiêm túc với các cuộc đàm phán đó nhưng cũng đã cảnh báo “Tay của Iran dứt khoát sẽ không bị trói.”
Hoa Kỳ đã rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran — Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) — dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2018. Theo thỏa thuận này, Iran sẽ hạn chế phát triển hạt nhân để đổi lấy việc các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai, nhà ngoại giao hàng đầu của Iran nhấn mạnh rằng “không nói cũng hiểu rằng để quay trở lại JCPOA, Iran sẽ được hưởng lợi đầy đủ từ việc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt,” đồng thời cảnh báo “cơ hội này không phải một cánh cửa có thể vĩnh viễn để mở và Hoa Kỳ cũng như ba nước Âu Châu phải hiểu rõ điều này.”
Hoa Kỳ đã tham gia vào các cuộc thương lượng nhưng vẫn đứng ngoài các vòng đàm phán này. Iran đã từ chối nói chuyện trực tiếp với Mỹ, buộc các nhà đàm phán khác phải đứng giữa làm cầu nối giúp Hoa Kỳ và Iran trao đổi quan điểm.
Sau phiên họp đầu tiên hôm thứ Hai, ông Enrique Mora, quan chức Liên minh Âu Châu điều phối các cuộc thảo luận này, cho biết phái đoàn Iran đã đồng ý thảo luận về hoạt động hạt nhân vào thứ Tư (01/12), sau các cuộc thảo luận về các lệnh trừng phạt vào thứ Ba (29/11), theo Wall Street Journal đưa tin.
Iran hiện đang làm giàu một lượng nhỏ uranium có độ tinh khiết lên tới 60% — một bước ngắn so với cấp độ vũ khí là 90%. Iran cũng đang quay các máy ly tâm tiên tiến đã bị cấm bởi hiệp định này và kho dự trữ uranium của nước này hiện vượt xa giới hạn của hiệp định.
Tuần trước, một phái đoàn được dẫn đầu bởi người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, ông Rafael Grossi, đã không đạt được bước tiến nào trong việc giám sát đầy đủ chương trình của Iran sau khi Tehran hạn chế quyền tiếp cận của họ.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett cảnh báo rằng Iran đã cố gắng để “chấm dứt các lệnh trừng phạt mà chẳng đổi lấy được gì.”
Thủ tướng Israel Naftali Bennett cảnh báo hôm thứ Hai rằng Iran đã cố gắng để “chấm dứt các lệnh trừng phạt mà gần như không phải trả giá bất cứ điều gì.”
Ông Bennett cho biết trong một tuyên bố qua video hôm thứ Hai, “Iran không xứng được đổi lấy sự tưởng thưởng, giao dịch hời hay bất cứ hành động dỡ bỏ biện pháp trừng phạt nào bằng sự tàn bạo của họ… Tôi kêu gọi các đồng minh của chúng ta trên toàn thế giới: Đừng nhượng bộ trước hành động đe dọa hạt nhân của Iran.”
Ngoại trưởng Anh Liz Truss gọi cuộc gặp này là “cơ hội cuối cùng để Iran tham gia vào bàn đàm phán” sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Israel Yair Lapid.
“Chúng tôi muốn những cuộc đàm phán đó thành công,” bà Truss nói. “Nhưng nếu các cuộc đàm phán ấy không đem lại kết quả gì, thì tất cả các phương án đều chỉ để cân nhắc mà thôi.”
Hôm thứ Sáu (26/11), trong một cuộc phỏng vấn với đài NPR, đặc phái viên về Iran và nhà đàm phán đại diện cho Hoa Kỳ, ông Robert Malley, cho biết các dấu hiệu từ Iran “không hề đáng khích lệ đặc biệt nào.”
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết “mục tiêu của chúng tôi không hề thay đổi.”
“Điều này như là sự nối lại giữa các bên để tuân thủ đầy đủ JCPOA. Đây là lựa chọn tốt nhất hiện có để hạn chế chương trình hạt nhân của Iran và cung cấp một nền tảng để giải quyết hành vi gây bất ổn của Iran,” bà Psaki nói. “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác Âu Châu của chúng tôi. Và tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy nhằm hướng tới một cách tiếp cận ngoại giao.”
Ngoại trưởng Anthony Blinken đã nói rằng “ngoại giao là cách tốt nhất” để đối phó với mối đe dọa của Iran, nhưng ông cũng nói “tất cả các phương án đều đang được thương thảo.”
Tổng thống Joe Biden đã cam kết tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân mà Tổng thống Barack Obama đã làm trung gian khi ông Biden còn là phó tổng thống.
Ông Li Hai là một phóng viên của The Epoch Times tại New York.
Bản tin có sự đóng góp của The Associated Press
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: