IMF: Đẩy nhanh việc cắt giảm chương trình mua tài sản và thắt chặt chính sách tiền tệ
Hôm thứ Sáu (03/12), Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nên đẩy nhanh việc loại bỏ chương trình mua trái phiếu và thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế áp lực lạm phát mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt.
Nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath, và Cố vấn tài chính kiêm Giám đốc Tobias Adrian cho biết trong một bài đăng trên blog: “Chúng tôi nhận thấy cơ sở cho chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ—với tổng sản phẩm quốc nội gần với xu hướng trước đại dịch, thị trường lao động thắt chặt và hiện nay là áp lực lạm phát trên diện rộng—đặt ảnh hưởng lớn hơn vào rủi ro lạm phát so với một số nền kinh tế tiên tiến khác, bao gồm khu vực đồng euro.”
“Sẽ là thích hợp nếu Cục Dự trữ Liên bang đẩy nhanh việc mua tài sản và có lộ trình tăng lãi suất chính sách.”
Bài đăng trên blog này đã lặp lại sự thay đổi quan điểm gần đây của Fed. Trong một lần chuyển hướng rõ ràng, Chủ tịch Jerome Powell nói với Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện hôm thứ Tư (01/12) rằng ông không chắc liệu lạm phát có tiếp tục “nhất thời” hay không.
Ông nói, “Vấn đề là, chúng tôi không thể hành động như thể chúng tôi chắc chắn về điều đó. Chúng tôi không chắc chắn về điều đó. Lạm phát đã dai dẳng hơn và cao hơn chúng tôi mong đợi.”
Liên quan đến mô tả nhất quán về lạm phát là nhất thời, “Từ tạm thời có những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Đối với nhiều người, nó mang một cảm giác ngắn ngủi. Tôi nghĩ có lẽ đây là thời điểm thích hợp để rút lại từ đó và cố gắng giải thích rõ ràng hơn ý của chúng tôi.”
Bài đăng trên blog của IMF nói về những bất ổn do biến thể COVID-19 mới nhất, Omicron, và khuyên các quốc gia trên thế giới nên điều chỉnh các phản ứng dựa trên hoàn cảnh kinh tế riêng của họ.
Lạm phát giá tiêu dùng cốt lõi đề cập đến một thước đo lạm phát mà không có chi phí của thực phẩm và nhiên liệu dễ biến động. Dựa trên dữ liệu từ IMF, Hoa Kỳ dẫn đầu tất cả các quốc gia phát triển khác bao gồm Anh, Canada, Úc và khu vực đồng euro về lạm phát cơ bản.
Theo IMF, lạm phát cơ bản tăng là do nhu cầu mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chính sách tài khóa và tiền tệ thuận lợi. Kết hợp với sự thiếu hụt nguồn cung, điều này đã dẫn đến giai đoạn tăng giá hiện nay. Áp lực giá cả được dự đoán sẽ hạ nhiệt trong năm tới.
“Chúng tôi kỳ vọng sự không phù hợp giữa cung và cầu sẽ giảm dần theo thời gian, sẽ giảm bớt một số áp lực về giá ở các nước. Theo đường cơ sở, tình trạng chậm trễ vận chuyển, giao hàng chậm trễ và tình trạng thiếu chất bán dẫn có thể sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2022. Tổng cầu sẽ giảm xuống khi các biện pháp tài khóa sẽ kết thúc vào năm 2022.”
IMF nhắc lại rằng ở các quốc gia nơi “áp lực lạm phát [ngày càng] gay gắt hơn thì việc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ là rất thích hợp.”
Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ đã tăng 6.2%, mức cao nhất đạt được trong 31 năm.
“Trong môi trường này, điều cần thiết là các ngân hàng trung ương lớn phải truyền thông cẩn trọng về các hành động chính sách của họ để không kích hoạt cơn hoảng loạn thị trường vốn dĩ có thể gây ra những tác động có hại.”
Do Naveen Athrappully thực hiện
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: