IIF: Các dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc là lớn nhất
Một báo cáo mới (pdf) từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho thấy các dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc là lớn nhất theo ghi nhận trong quý đầu tiên.
Theo dữ liệu do IIF tổng hợp, các nhà đầu tư ngoại quốc đã bán cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc, với trái phiếu nội tệ của Trung Quốc đại diện cho phần lớn các dòng tiền chảy ra.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từng chứng kiến những dòng vốn đổ vào, nhưng các dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng 2 và tháng 3, khiến ba tháng đầu năm 2022 trở thành tháng tồi tệ nhất được ghi nhận.
IIF lưu ý rằng một phần nguyên nhân khiến những dòng tiền vào mạnh mẽ chuyển sang sang tiêu cực là do Nga tham gia vào các hoạt động bán dự trữ, mặc dù nguyên nhân này không phải là động lực chính.
Báo cáo này lưu ý: “Chúng tôi nghĩ rằng sự kết hợp của những đợt phong tỏa do COVID, giảm giá [của đồng nội tệ], và rủi ro nhận thức được khi đầu tư vào các quốc gia có mối quan hệ phức tạp với phương Tây là nguyên nhân khiến các dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc.”
Điều mà tổ chức này nhận thấy thú vị là các nhà đầu tư ngoại quốc đã tích lũy các vị thế tài sản kếch xù tại Trung Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do COVID-19. Tuy nhiên, kể từ khi đạt đỉnh vào quý 3 năm 2020, tổng các dòng vốn đã giảm đều đặn.
Trong vài năm qua, các dòng vốn ròng vào Trung Quốc đã tăng vọt, với việc mua trái phiếu Trung Quốc của các nhà đầu tư quốc tế.
Nhiều nền kinh tế tân tiến đã cắt giảm lãi suất, đưa ra những mức lợi tức thấp đối với các khoản nợ quốc gia của họ. [Do đó], tỷ lệ chênh lệch đối với loại nợ chính phủ 10 năm của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã mở rộng, khiến các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư tổ chức bắt đầu mua vào.
Vào tháng 04/2020, Trung Quốc đã có lợi suất [trái phiếu chính phủ] kỳ hạn 10 năm là khoảng 2.5%. Để so sánh, lợi suất Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn của Hoa Kỳ là khoảng 0.5%.
Hiện nay, thị trường trái phiếu đã nghiêng về phía Hoa Kỳ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc là khoảng 2.8%, trong khi của Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ là gần 3%.
Nhưng IIF không cho rằng các xu hướng mới nhất này sẽ tác động đáng kể đến nguồn vốn từ bên ngoài của Bắc Kinh trong tương lai. Thay vào đó, xu hướng này có thể báo hiệu sự bất ổn của thị trường đối với các vấn đề địa chính trị.
Nhóm [chuyên gian của IIF] cho biết: “Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên cơ sở điều chỉnh theo mùa đã vượt 200 [tỷ] USD trong quý 1 và sẽ vẫn ở mức cao do tốc độ tăng trưởng chậm lại đè nặng lên nhập cảng. Trong bối cảnh này, dòng vốn ngoại quốc mạnh mẽ không phải là điều cấp thiết về [yếu tố] ổn định từ bên ngoài. Chúng tôi coi các dòng tiền chảy ra khỏi Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang ngày càng thận trọng hơn về địa chính trị, một sự phát triển có thể có lợi cho dòng chảy đến các thị trường mới nổi (EMs) có mối quan hệ không phức tạp với G7.”
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng chịu áp lực vào năm 2022, giảm gần 4% so với đồng USD Mỹ từ đầu năm đến nay.
Lần cuối cùng Trung Quốc phải chịu đựng một đợt rút vốn tương đương là từ năm 2015 đến năm 2017, đợt rút vốn này đã bị chững lại do các biện pháp kiểm soát vốn gắt gao và việc giải phóng dự trữ ngoại hối của chính quyền.
Tất nhiên, có rất nhiều điều đã thay đổi kể từ khoảng thời gian đó, từ chiến tranh thương mại toàn cầu đến xung đột quân sự cho đến đại dịch.
Chiến lược zero COVID của Bắc Kinh cũng đang tạo áp lực lên các cơ hội đầu tư và nền kinh tế rộng lớn hơn. Vào tháng 3 và tháng 4, Trung Quốc đã đóng cửa các khu vực lớn của đất nước, bao gồm cả trung tâm kinh tế Thượng Hải. Các đợt phong tỏa đã buộc các nhà máy và xí nghiệp phải tạm thời đóng cửa, khiến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu thêm phần bế tắc. Các công ty hiện đang gấp rút bắt kịp các đơn đặt hàng, dẫn đến những làn sóng xung kích mới.
Trong khi đó, một số chuyên gia thị trường cho rằng các nhà đầu tư có thể thận trọng hơn trong việc để tiền của họ ở các quốc gia có các chính phủ độc tài, đặc biệt là trong khủng hoảng của cuộc chiến Ukraine-Nga.
Ông Kyle Bass, người sáng lập và giám đốc đầu tư của Hayman Capital Management, nói với The Epoch Times trong một thư điện tử rằng, “Cuộc xâm lược của ông Putin vào Ukraine đã dạy cho các nhà đầu tư toàn cầu một bài học khó khăn về hậu quả của việc đầu tư vào một quốc gia độc tài.”
Ông nói, “hôm nay là Nga … rồi ngày mai là Trung Quốc?”
Các biện pháp kiểm soát vốn lâu đời của Trung Cộng gần đây đã được thắt chặt và cập nhật. Theo ông Bass, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nâng đáng kể khả năng quốc hữu hóa đầu tư và các tài sản ngoại quốc bằng “Luật Chống Trừng phạt của Ngoại quốc” và “Luật Đầu tư Ngoại quốc” mới nhất của Trung Quốc.
Ông Bass nói, “Những luật mới này sử dụng những từ như ‘hoàn cảnh đặc biệt’ và ‘phân biệt đối xử.’ Những từ mà các nhà đầu tư ngoại quốc bắt đầu hiểu về thực tế rằng các khoản đầu tư của họ đã bị mắc kẹt ở Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc không tin rằng đây là một định hướng lâu dài cho dòng vốn, cho rằng “đó là điều bình thường trong bối cảnh kinh tế và tài chính quốc tế phức tạp.”
Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) cho biết trong một tuyên bố, “Những biến động ngắn hạn trong đầu tư chứng khoán xuyên biên giới không có nghĩa là sự đảo ngược xu hướng dài hạn của đầu tư ngoại quốc vào thị trường vốn của Trung Quốc.”
“Do ảnh hưởng của những thay đổi gần đây từ môi trường bên ngoài, sự biến động của các khoản đầu tư ngoại quốc vào cổ phiếu và trái phiếu trong nước đã gia tăng.”
Tháng trước, ông Tập đã cam kết một thị trường vốn lành mạnh sẽ ngăn ngừa được rủi ro tài chính và đối mặt với các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh từ các tài sản không hoạt động.
Ông Tập nói sau một cuộc họp của Bộ Chính trị: “Vốn là một động lực quan trọng để thúc đẩy các lực lượng sản xuất xã hội, và nó có bản chất tìm kiếm lợi nhuận.”
Truyền thông nhà nước cũng xác nhận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ công bố một loạt biện pháp để hỗ trợ các ngành công nghiệp và doanh nghiệp nhỏ bị tàn phá bởi các đợt bùng phát [dịch] gần đây và các hạn chế về sức khỏe cộng đồng. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) gần đây đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền mặt mà các ngân hàng bắt buộc phải nắm giữ.
Bất chấp tốc độ tăng trưởng GDP quý đầu tiên của Trung Quốc vượt quá kỳ vọng – 4.8% – các nhà phân tích thị trường đang đưa ra báo động cho rằng nguy cơ suy thoái đang gia tăng từng ngày, do mục tiêu loại trừ COVID-19 của chính quyền cộng sản này.
Ông Andrew Moran đưa tin về kinh doanh, kinh tế, và tài chính. Ông từng là một nhà văn và phóng viên trong hơn một thập niên ở Toronto, với các bài viết trên Liberty Nation, Digital Journal, và Career Addict. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “The War on Cash” (“Cuộc Chiến Tiền Mặt”).
Bản tin có sự đóng góp của Emel Akan
Hoa Mai biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: