IAEA: Trữ lượng Uranium của Iran vượt giới hạn gấp 10 lần theo Thỏa thuận Nuke 2015
Sau khi Iran cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiếp cận các địa điểm bị nghi ngờ lưu trữ hoặc sử dụng vật liệu hạt nhân chưa được khai báo, và tiến hành các hoạt động liên quan đến hạt nhân, hôm thứ Sáu, ngày 3/9, cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hợp Quốc thông báo, Iran tiếp tục tăng trữ lượng uranium được làm giàu đã vi phạm các giới hạn đặt ra trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt với các cường quốc trên thế giới.
Trong một tài liệu mật được công bố cho các nước thành viên mà The Associated Press được cho xem, IAEA đã báo cáo rằng tính đến ngày 25/8 trữ lượng uranium được làm giàu thấp (LEU) của Iran đã đạt mức 2,105.4kg (2.32 tấn), tăng so với con số 1,571.6kg (1.73 tấn) vào ngày 20/5.
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân vào năm 2015 với Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga. Thỏa thuận này được biết đến với tên gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung, hay JCPOA, nó cho phép Iran chỉ được dự trữ một lượng là 202.8 kg (447 pound).
IAEA báo cáo rằng Iran cũng đang tiếp tục làm giàu uranium với độ tinh khiết lên tới 4,5%, cao hơn mức 3,67% được cho phép theo JCPOA. Báo cáo cũng cho biết kho dự trữ nước nặng của Iran, dùng để làm mát các lò phản ứng hạt nhân, đã giảm nhưng hiện nay đã quay trở lại trong giới hạn của JCPOA. Vẫn còn những lo ngại rằng Iran có thể bí mật khởi động một lò phản ứng nước nặng để biến uranium chưa được làm giàu thành plutoni.
Thỏa thuận hạt nhân hứa hẹn với Iran những ưu đãi kinh tế nếu nước này thực hiện những kiềm chế đối với chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã đơn phương rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này. Ông nói rằng nó cần được đàm phán lại để có sự công bằng và thoả thuận nên bao gồm trong đó chương trình tên lửa đạn đạo, hỗ trợ tài chính cho các nhóm khủng bố và dân quân như Hezbollah, Hamas và phong trào Houthi ở Yemen của Iran.
Kể từ đó, Iran đã dần dần vi phạm các hạn chế để cố gắng và gây áp lực buộc các quốc gia còn lại phải gia tăng ưu đãi để đền bù cho các lệnh trừng phạt của TT Trump.
Các quốc gia đó khẳng định rằng mặc dù Iran đã vi phạm nhiều hạn chế của hiệp ước, nhưng điều quan trọng là phải tiếp tục giữ thỏa thuận đó để duy trì hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và cung cấp cho IAEA quyền truy cập để thanh sát các cơ sở hạt nhân.
Tuy nhiên, cơ quan này đã gặp phải bế tắc trong nhiều tháng đối với hai địa điểm được cho là có từ đầu những năm 2000, và Iran đã lập luận rằng các thanh sát viên không có quyền đến xem xét vì họ đã có chúng từ trước thỏa thuận.
Nhưng sau khi đích thân Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi đến thăm Tehran vào cuối tháng 8 để họp với các quan chức hàng đầu, ông cho biết Iran đã đồng ý cho phép các thanh sát viên quyền tiếp cận.
Trong báo cáo của mình, IAEA cho biết các thanh sát viên đã đến thăm một địa điểm và sẽ thăm địa điểm khác trong tháng này.
IAEA đã không đưa ra chi tiết về các phát hiện của họ.
Mục tiêu cuối cùng của JCPOA là ngăn chặn Iran phát triển bom hạt nhân, điều mà Iran khẳng định rằng mình không muốn làm.
Tuy nhiên, Iran đã dự trữ đủ uranium được làm giàu để sản xuất vũ khí.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Washington, Iran sẽ cần khoảng 1,050kg (1.16 tấn) uranium được làm giàu thấp, độ tinh khiết dưới 5%, ở dạng khí và sau đó sẽ làm giàu nó lên cấp vũ khí, hoặc hơn 90% độ tinh khiết, để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, trước khi đồng ý với thỏa thuận hạt nhân này, Iran đã làm giàu uranium của mình lên tới 20% độ tinh khiết, chỉ cách một bước ngắn về kỹ thuật so với cấp độ vũ khí là 90%. Năm 2013, trữ lượng uranium được làm giàu của Iran đã hơn 7,000kg (7.72 tấn) với mức độ làm giàu cao hơn.
Báo cáo của JCPOA về sự vi phạm được đưa ra gần hai tuần sau khi Hoa Kỳ yêu cầu “bật lại” các lệnh trừng phạt đối với Iran vì cho rằng chế độ này đã vi phạm thỏa thuận. Đề xuất của Hoa Kỳ ban đầu vốn đã được đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm khôi phục lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran mà dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/10, nhưng bản kiến nghị đã không được thông qua.