Hủy bỏ khoản nợ sinh viên vay sẽ khiến việc học đại học trở nên đắt đỏ hơn
Đó có thể là món quà lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tổng thống Joe Biden muốn hủy bỏ khoản nợ sinh viên vay hơn 1 ngàn tỷ USD đang tồn đọng. Ông Biden đã trì hoãn việc hoàn trả khoản vay dành cho sinh viên hơn một năm, và theo các quy định mới của ông, hầu hết những người vay nợ quá hạn và chây ý sẽ KHÔNG BAO GIỜ phải trả lại tiền vay nữa.
Thật là một thỏa thuận tốt cho những người không bao giờ trả một xu học phí mà họ vay quốc gia Hoa Kỳ.
Kế hoạch này tạo ra những người xấu bên cạnh hàng triệu người cảm thấy nghĩa vụ danh dự phải trả hết nợ. Vợ tôi đã mất nhiều năm sau khi tốt nghiệp đại học cần mẫn viết các tấm chi phiếu để trả khoản vay hàng chục ngàn USD. Đó là cách vận hành khi quý vị vay tiền và quý vị đã ký cam kết trả lại tiền vay.
Hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu chính sách hoàn trả khoản vay này được thực hiện. Ai còn thiết trả hết khoản vay của sinh viên một lần nữa sau chương trình xóa nợ này?
Ai sẽ được lợi? Cuộc khảo sát gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang về Tài chính của Người tiêu dùng cho thấy chỉ có 22% các gia đình có khoản nợ sinh viên vay và “các gia đình có thu nhập cao hơn luôn duy trì khoản nợ sinh viên vay một cách không cân xứng”. Vì vậy, đây là một món quà dành cho những sinh viên và gia đình thành công về mặt tài chính, do những người lao động trung lưu, mà hàng triệu người trong số họ ngay từ đầu đã không vào học các trường đại học ưu tú mang lại.
Một khi các khoản nợ sinh viên vay chuyển sang kiểu “đại học miễn phí” cho tất cả mọi người, thì học phí đại học, vốn đã tăng vọt với tỷ lệ gấp 2-3 lần lạm phát, sẽ còn vượt xa tất cả các mức giá tiêu dùng khác. Khi tôi theo học tại Đại học Illinois vào đầu những năm 1980, học phí là 1,000 USD một học kỳ. Bây giờ, là gần 12,000 USD một học kỳ. Tất cả tiền đã đi đâu?
Chính phủ ông Biden đã chẩn đoán sai vấn đề căn bản ở đây. Nói một cách dí dỏm: Các trường cao đẳng và đại học đã trở thành những lò đốt tiền béo bở, tồi tàn, và kém hiệu quả mà không có trách nhiệm giải trình. Không giám sát. Không loại bỏ những giáo viên và giáo sư tồi. Không cần nghiên cứu xem những chỗ có thể cắt giảm các chi phí không cần thiết.
Không yêu cầu các giáo sư có nhiệm kỳ phải dạy một hoặc hai lớp một năm.
Nếu khoản nợ sinh viên vay phải được giải quyết, thì tại sao người nộp thuế phải gánh chịu? Tại sao không bắt buộc các trường đại học với nguồn tài trợ rất lớn, trong nhiều trường hợp lên tới hàng chục tỷ USD, sử dụng số tiền đó để trả các khoản nợ mà sinh viên phải gánh chịu trong khi họ nhận được những thứ bằng cấp xã hội học, nghiên cứu giới tính và tâm lý học hầu như vô dụng, vô giá trị?
Việc bắt buộc các trường đại học gánh các khoản nợ của sinh viên này sẽ khuyến khích các trường cắt giảm học phí và chi phí của họ, thứ mà giới tinh hoa học thuật đang cố gắng tránh một cách tuyệt vọng.
Đảng Dân Chủ nghĩ rằng việc mua phiếu bầu vào tháng 11 này bằng cách làm cho trường đại học về cơ bản được tự do sẽ giúp họ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Nhưng không có bữa trưa miễn phí, và không có trường đại học miễn phí. Nó chỉ là một câu hỏi về việc ai trả tiền cho người bán hàng. Và việc trả khoản tiền này không nên là QUÝ VỊ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stephen Moore là thành viên cao cấp tại FreedomWorks và là đồng sáng lập của Ủy ban Khai phóng Thịnh vượng. Ông từng là cố vấn kinh tế cao cấp cho ông Donald Trump. Cuốn sách mới của ông có nhan đề: “Govzilla: How the Relentless Growth of Government Is Impoverishing America” (“Govzilla: Sự Phát Triển Không Ngừng của Chính Phủ Đang Làm Mỹ Nghèo Đi Như Thế Nào”).
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: