Hủy bỏ hộ khẩu, có bao nhiêu người dân Trung Quốc bị trở thành “người dân chợ đen”?
Tiến sỹ Trịnh Húc Quân, du học từ Anh trở về Trung Quốc, bị Viện nghiên cứu khoa học điện lực và “Trung tâm huấn luyện pháp chế Bắc Kinh” hủy bỏ hộ khẩu.
Lý Xuân Anh, kỹ sư cao cấp Viện nghiên cứu Khoa học Đường ống thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc bị Trung Cộng bắt lao động cải tạo phi pháp, bị hủy bỏ hộ khẩu.
Đường Vanh, giáo sư ở Trùng Khánh bị bắt lao động cải tạo phi pháp 3 năm, bị tước quyền giảng dạy, bị hủy bỏ hộ khẩu.
Trang Minh Huệ Net đưa tin, những người kể trên đều là người dân Trung Quốc bình thường tu luyện Pháp Luân Công, trong 21 năm Trung Cộng liên tục bức hại nhóm người này, có vô số người bị hủy bỏ hộ khẩu, trở thành “người dân chợ đen”. Những người này không thể cư trú, sinh sống, làm việc, chuyển đi nơi khác, đi làm thuê … một cách bình thường, quyền lợi sinh tồn cơ bản nhất của họ bị tước đoạt.
Dưới đây xin được liệt kê một số trường hợp:
Anh Trịnh Húc Quân, tiến sỹ du học từ Anh về nước
Anh Trịnh Húc Quân, từng công tác tại Viện nghiên cứu Khoa học Điện lực Trung Quốc. Tháng 01/2019 được chính quyền cử đến đại học Liverpool, Anh quốc tham gia hợp tác nghiên cứu. Là người đoạt giải ba Giải thưởng Tiến bộ Khoa học kỹ thuật do Cục điện lực Quốc gia trao tặng.
Từ ngày 20/07/1999 đến nay, bởi vì anh kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bị Viện nghiên cứu khoa học Điện lực đuổi việc phi pháp, cũng hủy bỏ hộ khẩu, khiến cho anh trở thành người dân không hộ khẩu. Nhiều cảnh sát nói rằng, Viện nghiên cứu Khoa học Điện lực làm quá đáng. Kể từ đó, qua mỗi đời lãnh đạo lên nhận chức, anh đều đã thông qua nhiều hình thức khác nhau bày tỏ kháng nghị của mình, nhưng là không có bất kỳ hồi âm gì.
Ngày 17/09/2001, Trịnh Húc Quân gặp phải một cuộc lục soát túi xách phi pháp ở trên tàu điện ngầm, và họ lục được tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công. Anh bị Cơ quan An ninh quốc gia Bắc Kinh trùm đầu bằng một tấm vải đen và bí mật áp giải đến “Trung tâm huấn luyện pháp chế Bắc Kinh” giam 7 tháng. Sau đó anh bị 2 năm lao động cải tạo phi pháp. Tại lớp tẩy não, vì bắt ép anh ký giấy cam đoan từ bỏ tu luyện, cảnh sát không cho anh ngủ, đồng thời sai người “giúp đỡ dạy dỗ” đánh đập anh tàn nhẫn.
Cô Lý Xuân Anh, kỹ sư cao cấp ở Hà Bắc
Cô Lý Xuân Anh, kỹ sư cao cấp Viện nghiên cứu khoa học Đường ống thuộc Cục đường ống thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, từng giành được nhiều giải thưởng thành tựu khoa học kỹ thuật. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công không bao lâu, những bệnh tật lâu năm trên thân cô không cánh mà bay. Cô nghiêm khắc yêu cầu bản thân thực hành theo “Chân, Thiện, Nhẫn”, không tham lam không chiếm hữu, không nhận tiền hoa hồng công trình. Cuối năm 1998 được Viện nghiên cứu Khoa học Đường ống bình chọn là “Công chức văn minh”.
Bởi vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Lý Xuân Anh bị Trung Cộng bắt giữ 6 lần, trong thời gian bị lao động cải tạo phi pháp, họ không cho cô ngủ, bức thực dã man, bắt cô chân trần đứng trên tuyết, bị cưỡng ép truyền cho một loại thuốc không rõ, bị đơn vị công tác đuổi việc vô lý, bị ép buộc ly hôn.
Ngày 16/07/2008, Viện nghiên cứu khoa học đường ống đã xuất trình giấy chứng nhận cho đồn công an Tân Khai Lộ thành phố Lang Phường, nói rằng Lý Xuân Anh cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu. Sở công an Tân Khai Lộ dựa vào giấy chứng nhận này, ngày 16/07/2008 đã chuyển giấy chứng nhận chuyển hộ khẩu cho xã Thái Thôn, huyện Tắc Sơn, lén lút, phi pháp hủy bỏ hộ khẩu của Lý Xuân Anh tại thành phố Lang Phường.
Ông Đường Vanh, giáo viên ở Trùng Khánh
Giáo viên Đường Vanh, sinh năm 1949. Ngày 28/12/2000 bị bắt cóc, xét nhà, từ đó bị Viện kiểm sát Bắc Bội, tòa án trung cấp Bắc Bội kết án phi pháp lao động cải tạo 3 năm. Trong thời gian này, ông chịu rất nhiều ngược đãi vô nhân tính, như cưỡng ép lao động quá sức, buộc viết kiểm điểm, đe dọa, chửi bới, đánh đập, phạt đứng, phạt chạy bộ trong thời gian dài, không cho ngủ v.v.
Ngày 28/12/2003, sau khi ông được thả tự do, đã bị trường học tước đoạt quyền giảng dạy, hủy bỏ hộ khẩu và thẻ căn cước.
Anh Ngu Siêu, học sinh trường Thanh Hoa
Tháng 07/1999, tại sân vận động Thạch Cảnh Sơn, anh Ngu Siêu bị cảnh sát vũ trang đánh đập; bị kéo ngược đầu rồi kéo xuống các bậc thang bằng xi măng, ngay cả dây đeo cặp sách bằng thép cũng bị kéo đứt; ở đồn công an anh bị ba cảnh sát liên tục thẩm vấn từ 11 giờ đêm cho đến 5 giờ sáng, cưỡng ép không cho phép ngủ.
Từ đó, anh bị phân cục Hải Điện bắt phi pháp lao động cải tạo, hủy bỏ hộ khẩu.
Anh Vân Phúc Khởi, nông dân ở Hắc Long Giang
Anh Vân Phúc Khởi là nông dân ở xã Thiên Môn, từng bị bắt giam 7 lần, lao động cải tạo 2 lần, kết án 1 lần, tất cả đều là phi pháp, tổng cộng thời gian hơn 8 năm, từng chịu vô số tra tấn cực hình.
Sau khi Vân Phúc Khởi ra tù, đơn vị an ninh quốc gia huyện Phương Chính và đơn vị chuyên bức hại phi pháp Pháp Luân Công “Phòng 610” tịch thu thẻ căn cước của anh; lãnh đạo xã Thiên Môn ra lệnh cho cán bộ thôn hủy bỏ hộ khẩu của anh, khiến cho anh trở thành người không có thân phận, không tìm được việc làm, cuộc sống khó khăn nguy khốn.
Cô Đỗ Tân, công nhân ở Cáp Nhĩ Tân
Năm 2007, cô Đỗ Tân, nguyên là công nhân của nhà máy in nhuộm vải dệt Tùng Hoa Giang, đến đồn công an làm thẻ căn cước, mới biết hộ khẩu của mình đã bị hủy bỏ. Nhân viên hộ tịch nói rằng phải đến Sở lao động cải tạo Vạn Gia để bổ sung hộ khẩu.
Cô Đỗ Tân cầm giấy chứng nhận do đồn công an cấp đến Sở lao động cải tạo Vạn Gia bổ sung giấy tờ, bị Trưởng ban quản lý gây khó dễ, nói rằng không có thư giới thiệu là không chính quy, không xử lý; còn hỏi Đỗ Tân có phải là “chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công) hay không, nếu là “chuyển hóa” liền làm ngay, không phải “chuyển hóa” sẽ không làm. Bởi vì Đỗ Tân không phối hợp với yêu cầu của cảnh sát, nên bị đuổi ra ngoài.
Lần thứ hai, chồng của Đỗ Tân cầm thư giới thiệu chính thức của Cục công an do đồn công an chứng nhận đến làm hộ khẩu. Người của Ban quản lý lại nói rằng vì thái độ của lần trước không tốt, nên lần này vẫn là không xử lý cho. Cứ như vậy, Đỗ Tân và chồng cô đã đi đến Sở lao động cải tạo Vạn Gia 4 lần, mãi đến năm 2009, mới đem cái gọi là Thẻ căn cước bổ sung về, lấy lại được hộ khẩu.
Anh Tiết Tăng Niên ở Sơn Đông kiện Giang Trạch Dân
Anh Tiết Tăng Niên sống ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, đã nói rõ trong đơn kiện Giang Trạch Dân: Trong suốt 16 năm chịu bức hại, tôi bị đơn vị đuổi việc, đất đai bị tịch thu, không được làm giấy tờ bất động sản, hộ khẩu của tôi và vợ bị tịch thu tiêu hủy. Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, làm người chiểu theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn”, không làm tổn hại đến bất kỳ người nào, cũng không gây tổn thất gì cho quốc gia. Ngược lại, tôi được thân thể khỏe mạnh, chưa từng tiêu tốn một đồng tiền chữa bệnh của đơn vị. Tôi có tội gì đây?
Cô Lưu Ấu Đống, thành phố Tây An
Năm 2000, cô Lưu Ấu Đống đến Bắc Kinh kêu oan, bị bắt phi pháp lao động cải tạo. Cô có thể trọng gần 70kg, nhưng sau khi ra khỏi trại lao động cải tạo thì chỉ còn 45kg. Sau khi về đến nhà, cô phát hiện hộ khẩu của mình bị hủy bỏ vào ngày cô bị bắt vào trại lao động cải tạo. Cô trở thành người không có hộ khẩu! Thông qua dò hỏi, biết được là do đơn vị An ninh quốc gia quận Vị Ương gây ra.
Sau khi nhà máy đóng cửa, mỗi người đều được phát một khoản tiền theo tuổi công tác. Nhưng vì Lưu Ấu Đống không có hộ khẩu, do vậy không mở được thẻ tài khoản ngân hàng, nên mãi không nhận được khoản tiền kia. Các công nhân viên trong nhà máy sau khi nhận được khoản tiền kia, thì vẫn được hưởng các loại phúc lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như trước. Còn cô đến nay cái gì đều không có.
Cô Trương Hồng Hà, Trạm thủy điện 4 Trác Châu, tỉnh Hà Bắc
Tháng 09/2001, cô Trương Hồng Hà bị đơn vị bắt đến “lớp tẩy não” Nam Mã. Từ đó về sau, bị buộc trôi dạt khắp nơi. Chồng của cô ở tận tỉnh Sơn Đông, trong nhà bỏ lại con gái 5 tuổi lẻ loi một mình, bữa đói bữa no qua hơn mấy tháng. Những người liên quan của Trạm thủy điện 4 không chỉ đe dọa con của cô, mà còn ra lệnh cưỡng ép chồng cô nghỉ việc (thất nghiệp), ép buộc ly hôn với cô, hủy bỏ hộ khẩu của cô.
Ông Đường Quế Vinh, ở thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang
Năm 2001, bởi vì ông Đường Quế Vinh không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, bị phân cục công an quận Ma Sơn hủy bỏ hổ khẩu phi pháp, còn không cho cư trú tại quân Ma Sơn. Do không có chỗ ở cố định trong thời gian dài, không có tiền trợ cấp (cho người nghèo), không bảo hiểm người già, không thân phận, nên ông bị ngừng phát lương hưu trong hơn 10 năm. Trong tình huống phải chịu áp lực cả về tinh thần và kinh tế, ông đã xuất hiện triệu chứng tắc mạch máu não, mất khả năng làm việc.
Tước đoạt quyền sinh tồn của công dân, trái với Hiến pháp
Ngoài lượng lớn học viên Pháp Luân Công ra, đa số những người bị loại bỏ ra khỏi chế độ hộ tịch Trung Cộng là những người vi phạm kế hoạch sinh đẻ, sinh con quá chỉ tiêu, những người bất đồng chính kiến, người dân đi khiếu nại v.v.
Theo số liệu điều tra tổng dân số toàn quốc lần thứ 6 của Trung Quốc đại lục cho thấy, đến tháng 11/2010, ở Trung Quốc có ít nhất hơn 13 triệu người không có hộ khẩu, không có tư liệu hộ tịch, không có thẻ căn cước. Những người này bị gọi là “hộ đen”. Ông Cố Tắc Từ, chuyên gia pháp luật ở Trung Quốc đại lục đã viết một bài đăng trên mạng internet vào tháng 08/2013 nói rằng, dựa vào kinh nghiệm phỏng đoán, số người không có hộ khẩu ở Trung Quốc vào 20 năm trước sẽ không ít hơn 50 triệu người, thậm chí có thể hơn trăm triệu người.
Thuận theo sự thông dụng của “chế độ tên thật” của Trung Quốc, người không có thân phận, sẽ không được đi học, không thể làm việc, không thể đến bệnh viện chữa bệnh, không thể mua hay thuê nhà ở, không thể đăng ký kết hôn, không thể mua thẻ điện thoại, không thể đi máy bay hay tàu hỏa v.v…, không có bảo đảm sinh tồn, càng không thể hưởng thụ phúc lợi xã hội và bảo hộ.
Đối với đại đa số dân chúng bình thường mà nói, sau khi hộ khẩu bị hủy bỏ, thì việc khôi phục lại khó hơn lên trời.
Ông Tưởng Viên Dân, luật sư dân quyền ở Bắc Kinh cho biết: “chế độ hộ tịch là một loại thủ đoạn khống chế công dân của chính quyền Trung Cộng, mâu thuẫn với Hiến pháp.” “Là hạn chế quyền lợi cá nhân, một loại chế độ vô cùng tà ác.”
Hủy bỏ phi pháp hộ khẩu vi phạm Điều 10 của “Toàn văn điều lệ quản lý hộ tịch mới nhất của Bộ Công an”: Công dân chuyển hộ khẩu ra khỏi khu vực quản lý, trước khi chuyển dời, do chính người đó hoặc chủ hộ đến cơ quan đăng ký hộ khẩu trình báo đăng ký chuyển dời, nhận giấy chứng nhận chuyển dời.”
Tại Điều 7 của “Công ước Rome” cũng quy định: Tội gây nguy hại cho nhân loại gồm có: “trục xuất hoặc cưỡng ép di chuyển nhân khẩu”.
Zhou YiQian
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: