Huawei: Cạn kiệt Chip điện thoại do lệnh trừng phạt của Mỹ
Trước dấu hiệu hoạt động kinh doanh của công ty này ngày càng bị thiệt hại từ áp lực của Hoa Kỳ, một giám đốc của công ty cho biết sẽ buộc phải ngừng sản xuất loại chip tiên tiến nhất của riêng mình.
Lệnh trừng phạt của Mỹ làm Huawei, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang cạn kiệt bộ vi xử lý dùng để sản xuất điện thoại thông minh. Trước dấu hiệu hoạt động kinh doanh của công ty này ngày càng bị thiệt hại từ áp lực của Hoa Kỳ, một giám đốc của công ty cho biết sẽ buộc phải ngừng sản xuất loại chip tiên tiến nhất của riêng mình.
Đây là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị mạng lớn nhất, đang là tâm điểm của căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ và bảo mật. Căng thẳng lan rộng bao gồm cả TikTok – ứng dụng video nổi tiếng của Trung Quốc – và WeChat – dịch vụ tin nhắn có trụ sở tại Trung Quốc.
Năm ngoái, Washington đã cấm quyền truy cập của hãng này vào các bộ phận và công nghệ của Hoa Kỳ, bao gồm dịch vụ âm nhạc của Google và liên quan đến điện thoại thông minh khác. Những hình phạt này đã được thắt chặt vào tháng 5, khi Tòa Bạch Ốc cấm các nhà cung cấp trên toàn thế giới sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ để sản xuất linh kiện cho Huawei.
Ông Richard Yu, chủ tịch bộ phận tiêu dùng của Huawei cho biết, việc sản xuất chip Kirin do chính các kỹ sư của họ thiết kế sẽ ngừng lại vào ngày 15 tháng 9, vì các chủ thầu sản xuất loại chíp cần công nghệ gia công của Hoa Kỳ. Ông cho biết họ thiếu khả năng sản xuất chip của riêng mình.
Trong đoạn video ghi lại các bình luận của ông Yu được đăng trên nhiều trang web, Ngày 7/8 tại hội nghị công nghiệp Thông tấn Trung Quốc 100 (China Info 100), ông Yu cho biết: “Đây là một mất mát rất lớn đối với chúng tôi”.
Ông Yu nói thêm: “Đáng tiếc, đợt trừng phạt thứ hai của Hoa Kỳ làm các nhà sản xuất chip của chúng tôi chỉ chấp nhận đơn đặt hàng cho đến ngày 15/5 và sẽ ngừng sản xuất vào ngày 15 tháng 9”, “Năm nay có thể là thế hệ chip Huawei Kirin cao cấp cuối cùng.”
Tóm lại, việc sản xuất điện thoại thông minh của Huawei, theo lời chủ tịch bộ phận tiêu dùng là “không có chip và không có nguồn cung cấp”.
Cũng theo ông Richard, doanh số bán điện thoại thông minh năm nay có thể sẽ thấp hơn mức 240 triệu thiết bị của năm 2019 nhưng không cho biết thêm chi tiết. Công ty đã không trực tiếp trả lời các câu hỏi này vào thứ Bảy.
Hãng công nghệ này được thành lập năm 1987 bởi một cựu kỹ sư quân sự. Gần đây phủ nhận cáo buộc hỗ trợ hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc cáo buộc Washington sử dụng lý do an ninh quốc gia như một cái cớ để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh với các ngành công nghệ của Mỹ.
Đây là công ty đầu ngành của các đối thủ cạnh tranh mới nổi từ Trung Quốc trong các lĩnh vực viễn thông, ô tô điện, năng lượng tái tạo và các lĩnh vực khác, những lĩnh vực mà Đảng Cộng sản cầm quyền hy vọng Trung Quốc có thể dẫn đầu toàn cầu.
Công ty có 180.000 nhân viên với ngân sách cho nghiên cứu và phát triển lớn nhất thế giới, hơn 15 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, tương tự với hầu hết các thương hiệu công nghệ toàn cầu, họ cần dựa vào các nhà thầu gia công để sản xuất sản phẩm.
Trước đó, họ đã công bố doanh số bán hàng toàn cầu của họ trong nửa đầu năm 2020 là 454 tỷ nhân dân tệ (65 tỷ USD), tăng 13,1% so với hơn một năm trước. Ông Yu cho biết đó là nhờ sự tăng mạnh của doanh số mặt hàng cao cấp nhưng không cho biết chi tiết thêm.
Theo Canalys, tính tới tháng 6 năm nay, Huawei đã trở thành thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất thế giới trong quý II. Đây là lần đầu tiên công ty này vượt qua đối thủ Samsung do nhu cầu tăng mạnh ở Trung Quốc. Doanh số bán hàng ở nước ngoài giảm 27% so với năm ngoái.
Washington cũng đang vận động châu Âu và các đồng minh khác loại bỏ Huawei khỏi các kế hoạch mạng thế hệ tiếp theo vì rủi ro an ninh.
Trong một xung đột Mỹ-Trung khác, chủ sở hữu của TikTok, ByteDance Ltd., đang chịu sức ép của Nhà Trắng yêu cầu họ bán ứng dụng video. Nhà Trắng lo ngại việc TikTok truy cập thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng Mỹ có thể là một rủi ro bảo mật.
Vào ngày 6/8, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố cấm các giao dịch không rõ ràng với TikTok và chủ sở hữu Trung Quốc của WeChat, một dịch vụ nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc.