Hứa Na và triệu triệu linh hồn
Một nhà thơ bị cầm tù ở Trung Quốc nói lên nạn diệt chủng.
Một người phụ nữ, mà hầu như chẳng ai biết bà là ai, đã bị các nhà tù của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nuốt chửng. Người phụ nữ này vừa là một nhà thơ, vừa là một họa sĩ. Bà ấy có một cái tên.
Hứa Na.
Thế nhưng phần lớn thế giới này đều im lặng trước nỗi đau khổ của bà. Cũng vẫn những nhà tù ở Trung Quốc ấy, nơi từng mở rộng cánh cửa chào đón bà với những xà lim bê tông, vốn đã tra tấn và sát hại hơn 100 tù nhân lương tâm và bắt giữ hơn 5,000 người hồi năm ngoái, bà một lần nữa phải trở lại nơi đây.
Những nhà tù này đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, và những người ủng hộ nhân quyền Trung Quốc. Nó có thể sớm giam giữ hàng triệu tù nhân lương tâm là những tín hữu Cơ Đốc. Hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 44 triệu tín hữu Cơ Đốc đang gặp rủi ro.
Giống như tất cả những tù nhân lương tâm khác, bà Hứa Na cũng có những nguyên tắc đạo đức. Bà tin vào chân, thiện, và nhẫn.
Hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo đều tuân theo những giá trị phổ quát này.
Nhưng những giá trị này lại là bất hợp pháp ở Trung Quốc. Bà Hứa Na tu luyện chiểu theo những nguyên lý cốt lõi này của môn Pháp Luân Công. Cũng như Hồi giáo và Phật giáo Tây Tạng, các nguyên lý này đang bị Trung Cộng đặt ngoài vòng pháp luật và bị bôi nhọ phỉ báng đến mức các quan chức và các học giả đang dần dần thừa nhận kiểu hành vi này là một dạng của tội ác diệt chủng.
Bà Hứa Na mô tả cuộc đàn áp từ chính trải nghiệm đời thực của mình. Bà ví những trải nghiệm cá nhân của mình với tội ác diệt chủng.
Sau khi bị kết án năm năm tù hồi năm 2001, bà Hứa Na đã bị tra tấn và cưỡng bức lao động.
“Tôi thực sự ước rằng mình bị giam ở trại Auschwitz chứ không phải là ở một nhà tù Trung Quốc,” bà viết. “Bởi vì trong những phòng hơi ngạt của Đức Quốc Xã, một người có thể chết nhanh chóng, nhưng ở nhà tù nữ Bắc Kinh, sống còn chẳng bằng chết.”
Bà Hứa Na đã mô tả một hình thức tra tấn được gọi là “tách kéo rộng hai chân”, theo đó hai chân bị kéo xoạc ra 180 độ và ba tù nhân được lệnh ngồi lên hai chân và lưng của người bị tra tấn và liên tục đè ép xuống. Cảnh sát đã tự hào về phát minh này: “Kiểu tra tấn này thật hữu dụng, vì sự đau đớn này là không thể chịu đựng được nhưng lại không làm gãy xương.”
Đây là một sự tàn bạo không thể tả xiết đối với một người phụ nữ khi cơ thể họ bị ép chẻ ra, nhưng cũng là sự tra tấn đối với lương tâm và đạo đức của những tù nhân bị buộc phải làm việc đó. Đó là kiểu tra tấn mà có thể bà Hứa Na hiện vẫn đang phải trải qua trong tù một lần nữa.
Bà Hứa Na đã nếm trải cuộc đàn áp mà rõ ràng rất nhiều người ở “thế giới tự do” chưa từng thấy.
Bà viết sau lần bị giam cầm gần đây nhất: “Quê hương tôi là vùng đất có núi sông nước chảy và truyền thống hàng ngàn năm của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo.”
“Nhưng một trăm năm trước, một ‘bóng ma’ đã bay từ Âu Châu đến họa loạn vùng đất Trung Hoa, khiến người dân nơi đây chỉ biết đến lợi ích, chỉ nói về lợi ích của quốc gia, lợi ích của gia đình, và lợi ích của bản thân.”
“Bóng ma” mà bà Hứa Na nói đến có vẻ như là chủ nghĩa tư bản nhà nước mà ĐCSTQ đã áp đặt lên người dân Trung Quốc, và đang mở rộng từ Tây Tạng và Tân Cương tới Hồng Kông, và hiện cũng là một mối đe dọa trực tiếp sắp xảy ra với Đài Loan.
Bóng ma này không được tiếp nhận một cách tự nguyện, mà bị ép buộc lên toàn Trung Quốc trước mũi súng của Mao Trạch Đông và các vũ khí nguyên tử của Tập Cận Bình.
Bà Hứa Na viết: “Cả đất nước này ‘trên dưới đều đang tranh quyền đoạt lợi’ mà làm trái với ngũ thường là ‘nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.’”
“Nó đấu với trời đấu với đất, đến nỗi những ngọn núi và dòng sông cũng không tồn tại nữa. Thậm chí non xanh nước biếc cũng bị vắt kiệt để cho ra núi vàng núi bạc.”
Bà Hứa Na là một nhà thơ có thể mô tả rõ ràng mạch lạc những trải nghiệm của mình. Hàng triệu người khác đã trải qua những kiểu bức hại tương tự ở Trung Quốc từ sau năm 1949 vẫn hoàn toàn không thể lên tiếng.
Thống khổ mà họ chịu
Trong âm thầm lặng lẽ
Thế giới này nhìn thấy
Mà lại coi như không.
Thay vào đó, chúng ta đang định chơi “các môn thể thao” Olympic ở Bắc Kinh, nơi các cuộc tra tấn bà Hứa Na có thể đang diễn ra ngay bên kia đường. Có lẽ những tiếng thét của bà sẽ hòa vào tiếng la hét của những người hâm mộ đang cổ vũ – mà không biết rằng “các môn thể thao” này đang dựa trên sự đổ máu và tang thương.
Tiếng thét càng lớn hơn, thì hình thức tra tấn tách kéo rộng hai chân này có thể tồi tệ hơn nhiều đối với bà Hứa Na. Chúng ta có thể không bao giờ nhìn thấy bà ấy lần nữa, tự do suy ngẫm về những ngọn núi và dòng sông của mảnh đất Trung Hoa.
Thậm chí sự tra tấn có lẽ còn tồi tệ hơn đối với những tù nhân khác, gồm cả những cai ngục và những công dân bình thường là những tù nhân thực sự của hệ thống này, bị hệ thống đó, hoặc bị chính nhân tâm đồi bại của họ thúc ép, để áp đặt hình thức tra tấn này đối với bà.
Bằng cách lờ đi những tiếng thét của bà Hứa Na, thế giới này đang thông đồng [với tội ác]. Chúng ta, những người im lặng, đều là những tù nhân và cai ngục, đồng thời buộc bà Hứa Na, chính bản thân chúng ta, và tương lai phải gánh lấy sự bất công.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Các cuốn sách mới nhất của ông là “The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony” (“Tập Trung Quyền Lực: Thể Chế Hóa, Hệ Thống Phân Cấp, và Quyền Bá Chủ”) xuất bản năm 2021 và “Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea” (“Các Cường Quốc Lớn, Các Chiến Lược Lớn: Trò Chơi Mới ở Biển Đông”) xuất bản năm 2018.
Thuần Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: