Hơn 200 nhà khoa học cáo buộc WHO phớt lờ Corona lây qua khí dung
Hơn 200 nhà khoa học toàn cầu chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì coi nhẹ khả năng lây lan qua không khí của virus Corona…
Hạt sạn quen thuộc
Ngày 8/2, trang Bành Bái (thepaper.cn) đăng tin cho biết, Phó Giám đốc Văn phòng dân sự thành phố Thượng Hải, ông Tăng Quần (Ceng Qun) đã phát biểu: “Hiện tại đã có thể xác định virus Corona chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp và khí dung (aerosol giao)”.
Tuy nhiên, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) không thừa nhận điều này trong 10 ngày tiếp theo, do chưa có bản hướng dẫn cập nhật chính thức.
Ngày 19/2, theo công bố của NHC thì COVID-19 có thể truyền qua aerosol, tức là virus này có thể bám vào các chất lơ lửng trong không khí. Tiền lệ này cũng từng xảy ra đối với Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS), bệnh sởi và cúm gia cầm H5N1.
Ngày 29/3, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc gia và Trung tâm Y tế của trường Đại học Nebraska, cùng các chuyên gia khác, đã công bố kết quả nghiên cứu tìm hiểu xem “Liệu virus có thực sự lây qua đường không khí” hay không?
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc đề xuất những biện pháp phòng ngừa qua đường không khí, các tác giả nói thêm: ‘‘Bệnh nhân có thể tạo ra các giọt bắn có kích thước siêu nhỏ (aerosol) chứa virus và gây ô nhiễm các bề mặt, khiến chúng trở thành nguồn lây virus tiềm ẩn”.
Ông Neeltje van Doremalen thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, trưởng nhóm nghiên cứu, tuy không khẳng định rằng virus lây truyền qua aerosol, nhưng ông cũng nói việc truyền bệnh qua đường aerosol trên lý thuyết là có thể xảy ra, vì nghiên cứu cho thấy virus vẫn tồn tại được một thời gian dài dưới dạng khí dung.]
Kẻ tung người hứng
Ngay từ 29/1, trên Twitter, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bác bỏ thông tin rằng virus này có thể tồn tại dưới dạng aerosol trong không khí:
“Virus gây ra COVID-19 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói”. “Những giọt nước này quá nặng nên không thể tồn tại lơ lửng trong không khí được. Chúng sẽ nhanh chóng bị rơi xuống mặt sàn hoặc các bề mặt”.
“Để bảo vệ bản thân hãy giữ khoảng cách ít nhất một mét với những người khác và khử trùng các bề mặt mà bạn hay chạm vào. Thường xuyên rửa tay và tránh chạm vào mắt, mũi, miệng”.
Tuy nhiên đến tháng Hai, WHO lại tuyên bố lấp lửng về aerosol rằng: sự lây lan trong không khí là không được ghi nhận đối với COVID-19, nhưng “Dựa trên những bằng chứng hiện có, người ta không cho rằng nó là con đường lây nhiễm chính”.
Cũng trong thời điểm này, Hội đồng Nhà nước Trung Hoa đã tổ chức một cuộc họp, và NHC qua đó đã một lần nữa khẳng định virus có thể lây truyền qua aerosol, nhưng chỉ là trong những điều kiện nhất định, và sẽ không lây lan trong không khí ở điều kiện thông thường.
Aerosol là gì?
Khí dung giao (aerosol) là một hệ phân tán keo được hình thành bởi các hạt nhỏ rắn hoặc lỏng phân tán và lơ lửng trong môi trường khí. Nói một cách đơn giản, aerosol là các hạt nhỏ hoặc chất lỏng, phân tán ổn định và lơ lửng trong không khí và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Điểm khác biệt cơ bản giữa lây nhiễm qua khí dung giao và giọt bắn (ví như những giọt nước từ nói chuyện, hắt hơi, ho…) đó chính là khoảng cách. Cả hai đều phát sinh ở cự ly gần, nhưng khí dung giao có khoảng cách lây lan rộng và dài hơn giọt bắn, do đó nguy cơ lây nhiễm càng gia tăng.
Trong sau tháng kể từ khi đại dịch virus ĐCSTQ bùng nổ, cướp đi mạng sống của hơn nửa triệu cư dân địa cầu, WHO vẫn tiếp tục duy trì quan điểm rằng, chỉ có 2 con đường lây của COVID-19 là (1) bề mặt nhiễm bẩn, và (2) giọt bắn.
Và ngay cả trong bản cập nhật mới nhất của WHO về SARS-CoV-2 phát hành ngày 29/6, họ cũng nói virus chỉ có thể lây lan trong không khí tại các môi trường y tế có với các hạt aerosal (khí dung từ đặt nội khí quản) nhỏ hơn 5 micron.
“Chúng tôi chắc chắn 100% về nó”
Giáo sư Lidia Morawska, chuyên về khoa học khí quyển và kỹ thuật môi trường của trường Đại học Công nghệ Queensland (Úc) đã khẳng định việc virus Vũ Hán lây truyền qua khí dung là thật.
Trong bức thư ngỏ với chữ ký của 239 nhà nghiên cứu đến từ 32 quốc gia, giáo sư Morawska và các chuyên gia đã cáo buộc WHO không đưa ra những cảnh báo phù hợp với điều này.
“Chúng tôi chắc chắn 100% về nó”, bà nói, đồng thời nhắc tới bức thư ngỏ của các chuyên gia gửi tới WHO, cáo buộc cơ quan đã không đưa ra những cảnh báo phù hợp đối với điều này. Bức thư có chữ ký của 239 nhà nghiên cứu đến từ 32 quốc gia, dự kiến được công bố trên một tạp chí khoa học trong tuần này.
Jose Jimenez, một trong những chuyên gia ký tên, đã khẳng định thông tin này không phải để làm người dân hoảng loạn: “Virus không thay đổi. Nó đã lây lan theo hình thức đó từ đầu rồi. Hiểu thêm điều này giúp chúng ta tự bảo vệ cơ thể tốt hơn”.
Vũ Phong