Hồi sinh Nhà Ga Penn – Cánh cổng lớn đang chờ được mở lại (P2)
NEW YORK — Dù bị dỡ bỏ từ hơn nửa thế kỷ trước, nỗi hoài niệm và lòng xót xa của công chúng về phiên bản đầu tiên của nhà ga Pennsylvania vẫn khoắc khoải kéo dài cho đến ngày nay. Có lẽ vẻ đẹp của công trình mang dấu ấn của nghệ thuật Beaux chỉ là một giai thoại trong ký ức nhiều người, cho đến khi nó được hồi sinh lại. Những người đã từng được chiêm ngưỡng sự tráng lệ ấy vẫn còn thở dài tiếc nuối. Những người nhận ra vẻ hùng vĩ mang tính biểu tượng của nó qua các bức ảnh —một trong số chúng được đặt tại nhà ga Penn hiện tại — đều trầm trồ kinh ngạc, “Nó đây sao?!”
Hoàn tác một tội ác hủy hoại văn hóa
Vào những năm 1960, công ty Đường sắt Pennsylvania sắp phá sản. Họ quyết định phá bỏ công trình kiến trúc kỳ vĩ đó để đem cho thuê phần mặt bằng khoảng không gian trống trên cao.
Phải mất hơn ba năm (1963–1966) để phá bỏ tất cả bao gồm các khung thép và những khối đá granite vô cùng chắc chắn, cũng như các bức tượng và đồ trang trí cổ điển, sau đó lắp đặt lại toàn bộ sàn nhà để bảo vệ hàng nghìn hành khách hàng ngày vẫn lên xuống tàu bên dưới. Cameron nói: “Sự phá hủy này không đơn giản như việc dùng một quả chùy để tháo một dỡ công trình.”
Dù sao, nhà ga Penn vẫn được tiếp tục vận hành bên dưới, trong lúc khu phức hợp thể thao và văn phòng cao tầng Madison Square Garden được xây dựng bên trên.
Trong khi đó, người ta vẫn còn hoài niệm về những hồi ức của một công trình kỳ vỹ. Và một số cuốn sách đã viết về nó, bao gồm cuốn “Chinh phục Gotham” của Jill Jonnes; tập sách ảnh “Sự hủy diệt của nhà ga Penn” do Peter Moore chụp hình và Barbara Moore biên tập; và một vở kịch dựa trên cuốn sách của Moores, “Không gian vĩnh cửu” của Justin Rivers, đã được trình diễn ngoài sân khấu Broadway gần đây.
Ngài Cameron gọi việc phá hủy là một tội ác chiến tranh trên phương diện văn hóa. “Ý tưởng phá hủy thứ có giá trị và quan trọng đối với nền văn hóa thật đáng kinh hoàng. …Nó quá khủng khiếp,” ông nói.
Phải chăng chính vì thói quen dễ dãi hoặc “khả năng thích ứng” quá tốt với những thứ mới mẻ, chúng ta bị tê liệt và không nhận ra kiến trúc thực sự ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Nếu có ai đó nảy ra một sáng kiến – một thiết kế khả dĩ khác cho nhà ga Penn, có lẽ người dân New York sẽ liên tưởng đến một thứ giống như công trình Oculus tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, với nội thất lồng ngực được bày trí tựa như lồng ngực của một con cá voi đang bơi và bên ngoài trông giống như một thớ thịt. Vậy vì sao chúng ta không nghĩ ngay đến một thiết kế tuyệt mỹ theo trường phái nghệ thuật beaux? Nhưng trớ trêu thay, vào ngày nay, suy nghĩ như vậy là cực đoan và lạ lùng.
Nhưng có rất nhiều công trình được xây dựng dựa trên các kiến trúc cổ điển theo phong cách baroque, theo trường phái beaux, và các phong cách ở những tòa nhà có thiết kế hoàn mỹ. Ở Dresden, Đức, Nhà Thờ Đức Mẹ (Frauenkirche) được xây dựng lại hoàn toàn (một phần do người dân Hoa Kỳ tài trợ), cùng với nhiều tòa nhà mang phong cách baroque khác đã bị tàn phá hoàn toàn trong Thế Chiến Thứ Hai. Tại London, Cung điện Westminster, trụ sở của lưỡng viện Quốc hội thuộc Vương quốc Anh bao gồm Thượng viện và Hạ viện, đã được xây dựng lại nhiều lần.
Ở Moscow, Nhà Thờ Lớn Chúa Cứu Thế bị giật sập theo lệnh của Josef Stalin, đã được khôi phục ngay sau khi Bức Màn Sắt (1) sụp đổ. “Nga đã làm điều này vào những năm 1990 khi họ này hầu như còn chưa thể vận hành như một quốc gia thống như một quốc gia,” Cameron nói, “vì vậy không gì là vượt quá khả năng của thành phố New York và người dân Hoa Kỳ trong việc xây dựng lại nhà ga Penn McKim.”
Khả năng thay thế hoài niệm
Ý định khôi phục nhà ga Penn như thuở đầu (rebuild penn station.com) là điều xa vời xa vời, nhưng để đưa ra một giải pháp nhân văn và lâu dài còn khó hơn.
Với tư cách là giám đốc hãng Atelier & Co. và là đồng sáng lập của cả Viện Kiến Trúc & Nghệ Thuật Cổ Điển và viện Beaux-Arts Atelier, Cameron có niềm đam mê mãnh liệt cùng với kiến thức về những phẩm chất mang tính vượt thời gian của các kiến trúc cổ điển. Cùng với đối tác Atelier & Co., Jason Grimes, ông hợp tác với nhà thiết kế hạ tầng Jim Venturi của hãng ReThinkNYC, cũng như các kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân và nhà thầu. Ông nhìn thấy, nền móng ban đầu của nhà ga vẫn ở đó như thể vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
Nhà ga Penn, khi được xây dựng lại, sẽ tương xứng và có phần vượt trội hơn bản gốc. Nó có thể cung cấp đầy đủ các tiện nghi có thể có của ngày hôm nay và đáp ứng tốt các nhu cầu có thể phát sinh trong tương lai.
“Nếu bạn tạo ra những thứ đẹp đẽ, mọi người sẽ muốn đến đó, điều đó có nghĩa là giá trị của thứ đó sẽ tăng lên.” Cameron đang nhìn thấy viễn cảnh trước khi nhiều người trong chúng ta vẫn chưa tin vào điều đó. “Chúng ta đã từng có nhà ga xe lửa lớn nhất đất nước và chúng ta có thể hồi sinh nó. Không có lý do nào khiến điều đó không thể thành sự thật,” Cameron nói với nụ cười tươi.
Bản vẽ 353 của McKim về nhà ga Penn, được lưu giữ bởi Hiệp Hội Lịch Sử New York có thể được số hóa và sử dụng lại. Một số đá granite ban đầu bị bỏ đi ở New Jersey Meadowlands có thể được khôi phục, v.v. Giống như một con phượng hoàng, kiệt tác vương miện của McKim có thể vươn lên từ đống tro tàn của công trình cũ, và nó sẽ thổi luồng sinh khí mới vào thành phố.
Phương Du & Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: