Học thuyết kinh tế của ông Biden đang thất bại trong ‘cuộc cạnh tranh’ với Trung Quốc
Chính phủ của Tổng thống Biden là là hiện thân của sự kém cỏi về chính sách ngoại giao yếu ớt trước các hoạt động thương mại săn mồi liên tục của Bắc Kinh.
Ông Biden đã không đạt được tiến bộ nào đối với các hoạt động thương mại mang tính săn mồi của Bắc Kinh, như đã được minh chứng trong các bình luận công khai gần đây của đại diện thương mại của ông. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai gần đây cho biết, trong một số cuộc họp, bà không muốn thổi phồng “sự cạnh tranh” với Trung Quốc, mong muốn được tham gia cùng với các đối tác Trung Quốc và rằng các nhượng bộ của Hoa Kỳ, dưới hình thức có nhiều loại trừ thuế quan hơn, đang được xem xét.
Nói cách khác, Tổng thống Biden đang nắm lấy củ cà rốt của sự xoa dịu để đưa Bắc Kinh trở lại bàn thương lượng, nơi Trung Cộng mạnh nhất. Trên thực tế, Trung Cộng mạnh đến mức thậm chí còn chưa thèm hạ cố đồng ý [tham gia] một cuộc họp, mặc dù Trung Cộng thường hoan nghênh trò chơi “vừa lấy vừa nói” (“take-and-talk”), nơi các chính trị gia Hoa Kỳ có vẻ đạt được tiến bộ thông qua các cuộc đàm phán, trong khi Bắc Kinh thì thay đổi sự thật trên thực tế để có lợi cho họ. Đó là một giải pháp đôi bên cùng có lợi cho Bắc Kinh và những kẻ bợ đỡ nó.
Các hãng thông tấn dòng chính đang không dễ cho qua đối với chính phủ của ông Biden, khi cho rằng họ đã bị mua chuộc, bị lừa, bằng câu chuyện của các nhà kinh tế chính thống rằng thuế quan là một loại thuế đánh vào người Mỹ thay vì áp đặt lên Bắc Kinh.
Chắc chắn, thuế quan được áp trực tiếp đối với các nhà nhập cảng Hoa Kỳ từ Trung Quốc (không phải người tiêu dùng) và chỉ chống lại nhà xuất cảng Trung Quốc. Chúng nên được chuyển sang thuế quan trực tiếp chống lại nhà xuất cảng Trung Quốc.
Và chắc chắn, một số mức thuế đó có thể được chuyển cho người tiêu dùng. Nhưng trong nhiều trường hợp, các công ty Trung Quốc có thể đã phản ứng với thuế quan của Hoa Kỳ bằng cách giảm giá để giữ thị phần thông qua việc giữ ổn định chi phí cho các nhà nhập cảng Hoa Kỳ. Trong các trường hợp khác, những công ty trung gian của Hoa Kỳ, như các nhà phân phối và bán buôn, có thể chịu chi phí trước khi đến tay người tiêu dùng.
Mô hình của CME Group giả định rằng toàn bộ một nửa chi phí thuế quan được hấp thụ trước khi đến tay người tiêu dùng. Theo CME, mức thuế 25% đối với 500 tỷ USD hàng hóa, là mức còn cao hơn mức mà cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt, sẽ chỉ làm tăng giá tiêu dùng trung bình 0.32%.
Nói cách khác, thay vì chi 100 USD, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 100.32 USD. Không có gì to tát. Nhiều việc làm hơn cho người Mỹ, cộng đồng mạnh hơn, một quốc gia mạnh hơn, tài chính của chính phủ lành mạnh hơn, và nhiều khả năng thương lượng hơn để chống lại Trung Quốc cũng xứng đáng với 32 xu đó.
Tuy nhiên, lợi nhuận của các công ty Hoa Kỳ mất khoảng tương tự, và các nhân viên kế toán thiển cận của họ bỏ qua bất cứ điều gì [có ích nhưng] không cải thiện tỷ suất lợi nhuận của họ. Họ la hét ầm ĩ về số tiền 32 xu, và họ có sức mạnh kinh tế để thu hút sự chú ý của các chính trị gia tham nhũng ở Hoa Thịnh Đốn.
Các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ mà Trung Quốc chấp nhận cho tham gia vào thị trường của quốc gia này đang thúc đẩy rút lại quy định thuế quan, thứ bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khỏi sự cạnh tranh của Trung Quốc. [Còn] các chính trị gia tham nhũng ít quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ không trả hối lộ được hợp pháp hóa, dưới hình thức quyên góp vận động tranh cử và sự nghiệp quay vòng (giữa tư nhân và nhà nước). Thật khó cho các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với những tập đoàn lớn vô đạo đức ở Hoa Thịnh Đốn, cũng như mức lương nô lệ và việc thiếu các quy định về môi trường ở Trung Quốc.
Đúng vậy, các doanh nghiệp nhỏ có thể bị ảnh hưởng bởi giá đầu vào cao hơn khoảng 32 xu, nhưng theo thời gian khi nền kinh tế điều chỉnh đối với việc mua hàng hóa Hoa Kỳ, tiền lương và lợi nhuận tăng lên để bù đắp cho những mức giá cao hơn đó. Trả lương cao không phải là vô ích. Giá cả tăng lên một chút, nhưng chúng là vì một lý do chính đáng.
Các nhà kinh tế chính thống, những người thường xuyên tìm đến các tập đoàn lớn nhất, đứng về phía doanh nghiệp trong cuộc chiến về thuế quan, thúc giục cho tự do hóa thương mại vô vọng hơn với Trung Quốc. Các nhà kinh tế học này nói một cách lỏng lẻo về thuế quan như một “loại thuế đánh vào người tiêu dùng Mỹ” mà không thảo luận về sự phức tạp của các tác nhân khác hấp thụ một nửa chi phí, 32 cent ảnh hưởng nhỏ đến giá cả, hoặc không nói đến tác động ngoại ứng tiêu cực của lao động, an ninh quốc gia và môi trường tiêu cực do phụ thuộc vào Trung Quốc đối với hàng tiêu dùng và hàng nhập cảng chiến lược.
Tất nhiên, giá hàng hóa của Trung Quốc rẻ hơn. Xét tất cả các yếu tố bên ngoài, điều đó không làm cho hàng hóa Trung Quốc tốt hơn đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ, những người cũng phụ thuộc vào an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Luận thuyết này đã được khai mở bởi cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro, người cho đến ngày nay vẫn là một nhà kinh tế bị ruồng bỏ ngay cả khi ông Biden vẫn duy trì các mức thuế quan mà ông Navarro đã thiết kế.
Ông Alex Gray, cựu Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia và thành viên cấp cao tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ, viết trong một email: “Chính phủ của ông Biden hiểu rằng các chính sách thương mại của Tổng thống Trump đã thu hút một lượng lớn cử tri trong nước vốn đã theo dõi sự suy giảm của cơ sở sản xuất và công nghiệp Hoa Kỳ qua nhiều đời tổng thống của cả hai đảng.”
Ông Gray tiếp tục: “Chính trị trong nước và sự thay đổi đồng thuận của quốc gia về thương mại đòi hỏi Chính phủ hiện tại phải phục vụ tốt cho học thuyết thương mại của ông Trump, đồng thời duy trì đòn bẩy đàm phán của họ với Trung Quốc về ưu tiên cao nhất của Đảng Dân Chủ, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua một hiệp ước toàn cầu bao gồm Trung Quốc. [Nhưng] thực tế là Tổng thống Biden không thể theo cả hai lối: Trung Quốc vẫn là kẻ xâm lược kinh tế chống lại Hoa Kỳ và nhiều đồng minh và đối tác của họ, và về căn bản là không nghiêm túc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chính phủ càng sớm nhận ra thực tế này và hành động để chống lại sự săn mồi kinh tế của Trung Quốc bằng các chính sách thương mại và đầu tư nghiêm túc, toàn diện, thì càng tốt cho nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”
Những thay đổi gia tăng mà ông Biden đang chậm chạp theo đuổi đã mang lại rất ít hiệu quả. Hơn một năm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông và các chiến lược khoe khoang tập trung vào đồng minh được hầu như không làm được gì để xoay chuyển các vấn đề thương mại Trung Quốc. Pháp và Đức không hợp tác. Bắc Kinh thậm chí còn không gặp đại diện thương mại của ông Biden, chứ chưa nói gì đến thực hiện các cam kết đã có với ông Trump.
Sự thật là thuế quan của Tổng thống Trump đã bắt đầu chuyển hướng được thương mại của Hoa Kỳ, trong một vài bước tạm dừng nhưng hiệu quả, rời khỏi Trung Quốc. Năm 2017, cán cân thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là 375 tỷ USD, có lợi cho Trung Quốc. Vào tháng 03/2018, ông Trump tuyên bố áp đặt các mức thuế quan mới, mà các nhà nhập cảng Hoa Kỳ ngay lập tức phản ứng thông qua việc dự trữ trước để tránh phải trả thuế khi chúng có hiệu lực. Phản ứng này thực sự làm gia tăng sự mất cân bằng thương mại, điều mà các phương tiện truyền thông chính thống đã làm rất lớn chuyện, nhưng chỉ trong ngắn hạn.
Các mức thuế bắt đầu có hiệu lực vào tháng 07/2018 và bị áp dụng mức thuế chống lại tương đương của Trung Quốc trong hai tháng đầu tiên, sau đó mức thuế của Bắc Kinh chỉ bằng 30% mức thuế bổ sung của Hoa Kỳ. Ông Trump đã gọi việc [tuyên bố] trả đũa tương đương với thuế quan của Hoa Kỳ, tính theo từng đồng USD, của ông Tập Cận Bình là sự dọa nạt.
Năm đầu tiên của thuế quan đã chứng kiến sự suy giảm của cán cân thương mại xuống 418 tỷ USD do dự trữ hàng hóa.
Các mức thuế quan mới chủ yếu chấm dứt vào tháng 06/2019 sau khi ông Trump áp đặt mức thuế tổng thể, trong hai năm, đối với hơn 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế quan đối với hơn 110 tỷ USD hàng hóa của Hoa Kỳ.
Vào năm 2019, tác động thương mại dự kiến của thuế quan cuối cùng đã thành thục. Cán cân thương mại âm của Hoa Kỳ giảm từ mức trước khi có thuế quan năm 2017 là 375 tỷ USD xuống mức sau thuế quan là 344 tỷ USD. Khoản chênh lệch 31 tỷ USD có thể sẽ được tạo ra từ việc gia tăng mua hàng của Hoa Kỳ từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Sự thay đổi này cũng có thể đã cải tổ dòng chảy thương mại toàn cầu để các quốc gia khác sẽ mua khoảng 31 tỷ USD tương tự từ Trung Quốc, nhưng có thể ở mức giá thấp hơn một chút so với mức giá mà chúng ta đã trả.
Việc buộc thương mại của Hoa Kỳ rời khỏi Trung Quốc có thể làm tăng giá cả của chúng ta một chút, nhưng việc này cũng có khả năng làm tiền lương và thu nhập chịu thuế ở Hoa Kỳ và các quốc gia mà chúng ta mới nhập cảng, [đây là] chưa kể đến việc cải thiện nguồn thu của chính phủ Hoa Kỳ có thể được sử dụng để giảm thuế hoặc thâm hụt ngân sách. Và việc dịch chuyển thương mại ra khỏi Trung Quốc, nếu thương mại đó là các mặt hàng chiến lược như thép và máy thông gió, khiến chúng ta ít phụ thuộc vào Bắc Kinh hơn trong tình huống khẩn cấp tiếp theo, và làm giảm doanh thu mà Bắc Kinh có thể sử dụng chống lại chúng ta hoặc các đồng minh của chúng ta nếu họ muốn thực hiện thông qua nhiều mối đe dọa chiến tranh, bao gồm chống lại Hoa Kỳ, Úc, Đài Loan, và Philippines.
Năm 2020, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 310 tỷ USD. Điều này, cùng với những lo ngại ngày càng tăng của các nhà đầu tư phương Tây về nền kinh tế Trung Quốc, có thể đã tác động đến Trung Quốc đủ mạnh để gây ra những rạn nứt cấu trúc trong nền kinh tế của nước này, dẫn đến các vụ vỡ nợ lớn như khủng hoảng Evergrande và mất điện, cả trong vài tuần qua.
Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc có thể giúp buộc Trung Cộng tới bàn thương lượng, nhưng sự suy thoái này cũng có thể lây nhiễm cho các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu đã đầu tư đáng kể vào Trung Quốc. Các công ty này, và các công ty phương Tây có xuất cảng nhiều sang Trung Quốc, đang vận động hành lang ở Hoa Thịnh Đốn để rút lại thuế quan trước khi chúng có thể có tác động lớn hơn nữa.
Điểm tốt cho ông Biden, cho đến nay, là vẫn chưa loại bỏ thuế quan của Tổng thống Trump. Nhưng ông cũng không đổi mới dựa trên các chiến lược của ông Trump, chẳng hạn như thông qua vận động hành lang thành công các thủ đô Âu Châu để cùng Hoa Kỳ toàn cầu hóa thuế quan của Trung Quốc, và do đó đóng cửa các lối thoát kinh tế của Bắc Kinh. Thay vào đó, ông Biden dường như đang sử dụng thuế quan như một con bài mặc cả, điều này chứng tỏ rằng thuế quan là cái gai đối với Bắc Kinh chứ không chỉ là “thuế đánh vào người tiêu dùng Mỹ.”
Cái gai đó sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu Trung Quốc phải trải qua sự phối hợp đóng cửa quyền tiếp cận thị trường ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, và Anh, những thị trường xuất cảng lớn nhất của họ. Liên minh các quốc gia này sau đó sẽ có đòn bẩy thương lượng thực sự đối với Bắc Kinh về một loạt vấn đề, bao gồm chủ nghĩa bành trướng quân sự ở Biển Đông, mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Đài Loan, dự kiến gia tăng phát thải khí nhà kính cho đến năm 2030, và tất nhiên là việc họ không tuân thủ thỏa thuận thương mại với ông Trump. Tại thời điểm đó, sẽ là ông Tập Cận Bình phải cầu xin các cuộc đàm phán thương mại, chứ không phải bà Katherine Tai.
Nhưng chiến lược đó của ông Biden, nếu còn tồn tại, rõ ràng là đang thất bại. Cho đến nay, Bắc Kinh [vẫn] đang đổi mới và tiếp tục các hoạt động săn mồi của mình. Để đối lại, ông Biden nên tăng thuế quan.
Nhưng không đạt được một liên minh thống nhất về thương mại, ông Biden thay vào đó đang báo hiệu thất bại bằng cách yêu cầu các cuộc đàm phán thương mại. Ông Biden đang nắm lấy củ cà rốt của việc giảm thuế quan để đạt được các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, điều sẽ chỉ có thể mang lại những nhượng bộ tượng trưng, nếu có.
Và Tổng thống Biden đang có kế hoạch chi 2 ngàn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, đây có thể là một liều hỗ trợ cần thiết đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Nhưng Bắc Kinh cũng có thể hưởng lợi, ví dụ, thông qua việc bán thép và bê tông được nhà nước trợ cấp cho các nhà xây dựng Hoa Kỳ.
Cho đến nay, học thuyết kinh tế của ông Biden (Bidenomics) đã hoạt động không hiệu quả và có nguy cơ làm đảo ngược các tiến bộ của chính phủ của Tổng thống Trump đối với Trung Cộng. Sẽ không có hồi kết khi Bắc Kinh tiếp tục các chính sách thương mại săn mồi và tăng trưởng kinh tế do nhà nước lãnh đạo. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ, vốn đã bị phá hủy ngày càng nhiều do bị đặt vào tình thế thương mại Trung Quốc được trợ cấp từ những năm 1970, cần phải nhanh chóng hành động để giữ được thị phần ít ỏi mà họ đang có.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Ông là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt vào năm 2021 có nhan đề “The Concentration of Power” (“Tập Trung Quyền Lực”) và “No Trespassing” (“Không Xâm Phạm”), đồng thời đã biên tập cuốn sách “Great Powers, Grand Strategies” (“Những Quyền Lực Lớn, Những Chiến Lược Lớn”).
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: