Học tập bằng viết tay vẫn là cách học tối ưu nhất
Những học sinh áp dụng cách ghi chép bằng tay không chỉ có khả năng nắm bắt mà còn có khả năng áp dụng và kết nối bài giảng tốt hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng bên cạnh sự thu hút về tốc độ và sự tiện lợi, ghi chép bằng phương tiện kỹ thuật số sẽ khiến con người trả giá đắt về phương diện lưu giữ thông tin và thành tích học thuật.
Chúng ta có nhiều loại ứng dụng dùng cho ghi chú như Evernote, OneNote, Notability, Agenda, Ulysses, Supernote, Mobiscribe, Day One, Moleskine Journey.
Một số lượng lớn các ứng dụng ghi chú ngày nay hiện diện khắp nơi ở hệ điều hành Mac và Windows, trong khi hàng loạt các sản phẩm như máy tính bảng, máy tính xách tay, và sổ tay dùng màn hình mực điện tử đã từng được ưa chuộng cũng đã bất ngờ sử dụng thêm tính năng đó. Mọi thứ dường như phát triển theo cách ngày càng làm dồi dào thêm tính năng và hấp dẫn hơn. (Phải công nhận rằng, tôi có nhiều ứng dụng để dạo chơi hơn là mức cần thiết.)
Những phương án dùng phương tiện kỹ thuật số để ghi chú chưa bao giờ quá nhiều như thế, nếu không muốn nói là đang muốn lôi kéo chúng ta đây mà.
Tuy nhiên, nếu mối quan tâm đầu tiên của bạn là lưu trữ thông tin lâu dài và học sâu (deep learning), bạn có lẽ đủ khôn ngoan để có mong muốn tìm cách tránh khỏi tiện lợi này. Tới lượt trường học theo truyền thống cũng cần phản đối điều mới mẻ kia rằng: Bút mực và giấy vẫn là lựa chọn tốt nhất.
‘Tuy rộng ngàn dặm mà lại rất nông’
Số lượng các nghiên cứu về chủ đề này ngày càng gia tăng, cho thấy rằng ghi chép bằng phương tiện kỹ thuật số sẽ khiến con người trả giá đắt bên cạnh sự thu hút về tốc độ và sự tiện lợi (ví dụ như đồng bộ hóa trên các thiết bị). Cả việc lưu trữ thông tin và học hành đều phải hứng chịu thiệt hại. Thiết bị nào có khả năng dùng tốc độ (tốc độ trên 100 wpm không phải là chưa từng thấy trên bàn phím) đều thiếu hụt chiều sâu. Nói trắng ra chính là ý như câu thành ngữ này ‘Tuy rộng ngàn dặm mà lại rất nông’.
Với tôi, chủ đề này có liên quan đến ý nghĩa cá nhân, gợi nhớ về 2 giai đoạn quan trọng trong đời của tôi.
Những năm tháng đại học, tôi đồng hành với nét nguệch ngoạc của bút mực trên tờ giấy trắng ở bất kể dịp nào – dù là tiết học thuyết trình, những buổi hội thảo, viết vội dòng ghi chú trên bài đọc và viết nhật ký.
Và chắc chắn điều này cũng kèm theo những bất tiện nho nhỏ. Đó là bàn tay vững chắc chậm chạp, nhọc công ghép bài đọc và dòng ghi chú thuyết trình lên cùng 1 trang (có nghĩa là sao chép cả hai bài). Đôi khi nhầm lẫn đó chính là bìa sách.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là chỗ này: những gì tôi viết sẽ được lưu trữ lại. Tôi có thể nhớ những dòng chữ này, không chỉ là vài phút hay vài tiếng đồng hồ sau đó, mà có khi trong nhiều ngày và nhiều tuần. Có một loại chất kết dính giống như keo hồ dán chặt [tâm trí tôi] vào những dòng ghi chú đó. Những dòng chữ như thể có cá tính, có nhân cách. Mỗi từ, mỗi dòng, mỗi trang đều có hình hài và độ rung cảm riêng.
Và mọi thứ diễn bày trên trang giấy. Những điểm chính yếu được khoanh tròn hoặc gạch dưới với những dòng kẻ khắc sâu; những mũi tên kêu gọi chú ý đến những sự kiện không nên bỏ qua.
Dù tôi biết rằng không phải ngay thời điểm đó, nhưng trang giấy này như một chiến thuật chống lại sự lãng quên.
Bên cạnh đó, cũng thật hữu ích khi tôi biết quý trọng nhiều hơn những dòng ghi chép kia do chính tay tôi phác thảo, giống như một sự tiếp nối của bản thân mình trên trang giấy. Những nét chữ được tôi đặt bút viết xuống đều chứa đựng nhiều tâm tư và sự chăm chút – đó là những công thức khoa học nguệch ngoạc trong giờ học hoặc những nắm bắt tinh túy của Anselm* trong khi nghiền ngẫm tác phẩm của Ngài.
Tuy nhiên, cách ghi chú này cũng không rẻ tiền, thậm chí chỉ tờ giấy thôi cũng trị giá 1 đô la.
Hồi tưởng thêm nữa về những ngày sau Đại học của tôi, nhớ về chiếc máy tính xách tay tôi thường sử dụng mà hiện nay ở đâu cũng có, nhẹ và tiện lợi. Đó là tất cả những gì bạn cần trong cặp sách của mình. Vội vàng mở máy ra và bạn sẽ thấy 5 bìa sách trong đó, chưa kể đến vô vàn thông tin bùng nổ từ mạng internet.
Bằng chiếc máy tính này, tôi có thể nhanh chóng ghi chú bài giảng (kết quả của lớp đánh máy ở trường trung học phổ thông nhiều năm trước). Tôi có thể bắt kịp khá tốt với lời giảng của người hướng dẫn, hầu như đúng từng chữ.
Còn ghi chép cho bài đọc thì sao? Cũng là một công việc nhẹ nhàng. Tại sao tôi phải quan tâm đến việc tóm tắt 1 trang đọc trong khi chỉ cần tôi gõ ra, từng chữ từng chữ , từng đoạn từng đoạn bằng với tốc độ ánh sáng. Đó là một cảm giác sảng khoái, thấy rằng mình đã có thể “nắm bắt” hết ý của bài đọc.
Vấn đề duy nhất nằm ở chỗ, tôi thấy đây là cách học khá hời hợt.
Những dòng ghi chú nhanh gọn kia không đọng lại trong tâm trí tôi như trước. Không phải là vấn đề thời gian – tôi đã từng mất hàng tiếng đồng hồ để viết tay – cũng không phải là phương pháp học tập vì thời trẻ tôi có nhiều kinh nghiệm thực tế, cũng không do gì cả.
Sau này dần dần tôi bắt đầu nhận ra từng chút một, đó chính là phương tiện mà tôi sử dụng.
Cho dù có đầy đủ thế nào chăng nữa, những ghi chép bằng phương tiện kỹ thuật số mà tôi đang dùng cũng không thể giống như ghi chú viết tay. (Một lần nữa, gần đây tôi đã học một bài học về sự khác nhau của thế giới kỹ thuật số và những người lập kế hoạch hàng ngày trên giấy.)
Những kết quả nghiên cứu
Hiện tại, khi tôi chính là người đang thuyết trình, và mạnh mẽ thuyết phục những học sinh của mình hoặc thậm chí tâng bốc nếu cần thiết rằng các em hãy hồi tưởng về quá khứ và theo đuổi cách học bằng giấy bút và điều này là đúng đắn.
Trong khi không phải ai cũng nhìn nhận vấn đề như tôi, nhưng những nghiên cứu gần đây đã thắp ánh sáng cho trải nghiệm của tôi và các đồng nghiệp có cùng hoài niệm như vậy.
Vấn đề cốt lõi của việc ghi chép bằng phương tiện kỹ thuật số (ở đây tôi quy về đánh máy) dường như là sự đòi hỏi quá trình nhận thức khác nhau.
Theo nghiên cứu của bà Pam Mueller và ông Daniel Oppenheimer, những học sinh viết ra những dòng ghi chú thật sự tiếp thu được nhiều hơn.
Trong bối cảnh lớp học, hai ông bà đã phân học sinh thành 2 nhóm riêng là ghi chép viết tay và bằng máy tính xách tay, rồi kiểm tra xem hiệu quả thu được tương ứng với từng nhóm.
Trong khi học sinh sử dụng máy tính thật sự đã xoay sở để ghi lại nhiều thông tin hơn (nhờ vào tốc độ đánh máy nhanh, nhiều như tôi đã từng làm được), họ phải đối mặt với tác hại của việc này. Còn nhóm học sinh dùng tay ghi chép đã nhận được điểm số cao hơn trong những bài kiểm tra tiếp theo (dù ghi chú được ít chữ hơn).
Những nhà nghiên cứu đánh giá qua nhiều cách học khác nhau, gồm cách lấy thông tin chi tiết thông qua sự kiện, đọc hiểu khái niệm, và khả năng tổng hợp và phân tích thông tin.
Bà Mueller và ông Oppenheimer đã phát hiện ra điểm khác biệt nằm ở chỗ lĩnh vực hiểu biết. Những học sinh viết tay không chỉ nắm bắt tốt hơn những khái niệm từ tài liệu của lớp học mà còn có khả năng áp dụng và kết nối bài giảng tốt hơn.
Theo như những nhà nghiên cứu mô tả, việc sử dụng máy tính xách tay “sẽ gây hại cho học tập”, bởi vì điều này khiến “quá trình xử lý thông tin hời hợt hơn.”
Hay nói cách khác, những học sinh này không suy nghĩ nhiều khi gõ chữ trên máy tính, mà họ chỉ lướt sơ thông tin, đuổi theo để bắt kịp và sao chép hết những lời giảng.
Bài học cần mang theo về nhà khi nói đến việc ghi chép: đó là ít hơn nhưng chất lượng hơn. Và trường học theo cách dạy truyền thống nên bác bỏ loại hình ghi chú trên máy tính.
Và chúng ta vẫn chưa chạm đến những nghiên cứu gây sửng sốt, chính là 90% học sinh trong 1 lớp sẽ sử dụng máy tính xách tay của họ cho những hoạt động trực tuyến không có liên quan gì đến việc học, trong đó gần 60% của nửa lớp có các em bị phân tâm trong lớp học. Không cần phải bàn cãi gì nữa, điều này đã gây ra tác hại lên thành tích học tập.
Vì thế, nếu muốn những điều bạn vừa đọc đọng lại trong tâm trí, mong bạn hãy dùng mọi cách có thể để ghi chú nhưng bảo đảm là thực hiện bằng đôi tay mình, bạn nhé.
Anh Matthew John là một giáo viên kỳ cựu và 1 nhà văn mang niềm đam mê với môn lịch sử, văn hóa và tác phẩm văn học hay. Anh hiện sinh sống ở New York.
Ghi chú của dịch giả:
*Anselm (khoảng 1033-21 tháng 04/1109) là tổng giám mục Canterbury từ năm 1093 đến năm 1109. Được coi là người sáng lập triết học kinh viện, ông đã có ảnh hưởng lớn đến nền thần học phương Tây. Không chỉ lưu tâm đến hàng quý tộc, Anselm còn chú ý và lo lắng cho người nghèo. Ông là người đầu tiên trong Giáo hội chống đối việc buôn bán nô lệ. (Theo thông tin trích dẫn từ wikipedia)