Học giả Marxist, người giúp củng cố quyền lực của Đặng Tiểu Bình, đã qua đời
Bài viết của ông Hồ Phúc Minh đã đặt nghi vấn về khẩu hiệu ‘Lưỡng Phàm là’
Vào đầu tháng Một, những bản tin chính trên khắp thế giới đã đưa tin về sự ra đi của ông Hồ Phúc Minh (Hu Fuming), giáo sư triết học tại Đại học Nam Kinh của Trung Quốc. Ông Hồ qua đời hôm 02/01, khi dịch COVID-19 đang hoành hành ở Trung Quốc. Ông nổi tiếng với vai trò là người chấp bút cho bài báo hồi năm 1978 có nhan đề “Thực tiễn là Tiêu chuẩn Duy nhất để Kiểm chứng Chân lý,” vốn đã giúp cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình củng cố quyền lực.
Vào ngày 11/05/1978, tờ báo nhà nước Quang Minh Nhật Báo đã đăng bài viết của ông Hồ trên trang nhất của mình. Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã khoe khoang rằng bài viết này đã gây ra một “sự sửng sốt” trong giới tư tưởng và lý luận của Trung Quốc, khơi mào cho một cuộc thảo luận trên toàn quốc về “vấn đề tiêu chí của chân lý,” và đánh dấu một sự khởi đầu cho “cuộc giải phóng tâm trí.”
Mặc dù ông Hồ viết bài báo đó một cách tự nguyện, nhưng việc phát hành bài báo thì đã được sắp xếp kỹ lưỡng. Ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), người đứng đầu bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc vào thời điểm đó, đã dàn xếp và quảng bá bài báo một cách kỹ lưỡng nhằm trợ giúp cho ông Đặng Tiểu Bình tiếp quản quyền lực từ ông Hoa Quốc Phong, người kế nhiệm của ông Mao Trạch Đông.
Chất vấn về khẩu hiệu ‘Lưỡng Phàm là’
Vào tháng 07/1977, một năm sau khi kết thúc cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khôi phục cho ông Đặng Tiểu Bình vào các vị trí lãnh đạo trong Đảng, chính phủ, và quân đội. Tuy nhiên, ông Đặng rất bất mãn với khẩu hiệu chính trị “Lưỡng Phàm là” do ông Hoa Quốc Phong, người kế nhiệm Mao Trạch Đông, ủng hộ.
Có lẽ cụm từ này nghe có chút hài hước đối với người phương Tây. Tuy nhiên, “Lưỡng Phàm là” (Thực thi Hai nguyên tắc) là một khẩu hiệu rất nghiêm túc. Khẩu hiệu này đề cập đến tuyên bố của ông Hoa rằng “phàm là những quyết sách của Mao Chủ tịch, chúng ta phải kiên định ủng hộ, phàm là những chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng ta phải tuyệt đối tuân theo.”
Ông Hồ Diệu Bang là một đồng minh thân cận của ông Đặng. Vào tháng 12/1977, tại cuộc họp quan trọng của ĐCSTQ đánh dấu việc ông Đặng lên nắm quyền, ông Hồ đã nói: “Việc đánh giá cuộc Cách mạng Văn hóa phụ thuộc vào kết quả thực tế, và phải được kiểm chứng bằng hoạt động thực tiễn, chứ không phải là dựa vào một số văn bản nhất định hoặc phát ngôn của một người nào đó.”
Đầu năm 1978, Văn phòng Nghiên cứu Lý luận của ĐCSTQ quyết định đưa những ý kiến của ông Hồ Diệu Bang vào trong một bài viết có nhan đề: “Thực tiễn là Tiêu chuẩn Duy nhất để Kiểm chứng Chân lý.”
Thật trùng hợp là ông Hồ Phúc Minh đã gửi một bài báo với chủ đề tương tự cho tờ báo nhà nước Quang Minh Nhật Báo. Văn phòng Nghiên cứu Lý luận đã quyết định gộp hai bài báo này thành một bài xã luận nhằm chỉ trích khẩu hiệu “Thực thi Hai nguyên tắc” này.
Người có công giúp ông Đặng lên nắm quyền
Sau khi được ông Hồ Diệu Bang xem xét và chấp thuận, bài báo trên đã được phát hành vào ngày 10/05/1978, trong tờ Xu hướng Lý luận, một ấn phẩm nội bộ của ĐCSTQ. Ngày hôm sau, Quang Minh Nhật báo đã đăng toàn văn bài viết này trên trang nhất dưới dòng tên của một “nhà bình luận đặc biệt.” Sau đó, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, và PLA Daily cũng đăng lại bài báo đó, và chỉ trong vài ngày, bài báo đã được lan truyền khắp cả nước.
Bài báo này đã giúp ông Đặng Tiểu Bình giành được quyền lực tuyệt đối trong Đảng. Sau khi leo lên vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông Đặng Tiểu Bình đã áp dụng các chính sách “cải cách và mở cửa” để cứu vãn nền kinh tế Trung Quốc khỏi bờ vực sụp đổ và cuối cùng cho phép ĐCSTQ duy trì chế độ của mình.
Kể từ tháng 01/1979, các kênh truyền thông nhà nước không còn gọi ông Hoa Quốc Phong là “nhà lãnh đạo khôn ngoan và vĩ đại” nữa, và ông Hồ Diệu Bang đã thay thế ông này nắm giữ chức Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1980.
Một khi đông đảo người dân Trung Quốc đã chấp nhận câu châm ngôn “Thực tiễn là Tiêu chuẩn Duy nhất để Kiểm chứng Chân lý,” thì điều này đã giúp cho chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc khoác lên mình lớp vỏ bọc của cái gọi là “chân lý.”
Nhờ bài báo này, ông Hồ Phúc Minh đã nhận được nhiều lời khen ngợi và vinh danh từ ĐCSTQ. Trong suốt bốn thập niên sau đó, chính quyền trung ương của ĐCSTQ tiếp tục ca ngợi ông ấy vì những đóng góp của ông. Vào tháng 12/2018, Quốc Vụ viện đã trao cho ông danh hiệu “Nhà tiên phong Cải cách,” và một lần nữa, vào tháng 09/2019, ông còn được trao danh hiệu “Người phấn đấu Tốt nhất.”
Chủ nghĩa Marx ‘gây bao đau khổ không kể xiết’
Bài báo “Thực tiễn là Tiêu chuẩn Duy nhất để Kiểm chứng Chân lý” tuyên bố rằng chủ nghĩa Marx và tư tưởng Mao Trạch Đông là chân lý, giải thích rằng “Chủ nghĩa Marx được công nhận là chân lý bởi vì chủ nghĩa này đã được kiểm chứng bởi hàng triệu người trong một thời gian dài” và “Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Mao Trạch Đông có sức sống mạnh mẽ chính bởi vì đó là những chân lý khách quan đã được kiểm nghiệm trong thực tế.”
Chủ nghĩa Marx có phải là chân lý không? Các nhà triết học Trung Quốc và ngoại quốc, cũng như các nhà lãnh đạo thế giới, đã từng phân tích và thảo luận về chủ đề này.
Trong một bài viết hồi tháng 05/2018 trên tờ The Strategist, cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt đã viết rằng chủ nghĩa Marx đã “gây ra vô vàn đau khổ cho hàng chục triệu người vốn bị buộc phải sống dưới các chế độ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa này. Trong phần lớn thế kỷ XX, 40% nhân loại phải chịu cảnh đói khát, lao động khổ sai, kiểm duyệt, và các hình thức đàn áp khác dưới bàn tay của những người tự xưng là theo chủ nghĩa Marx.”
“Toàn bộ [chủ nghĩa Marx] đều là rác rưởi, và lý thuyết lịch sử của Marx — chủ nghĩa duy vật biện chứng — kể từ đó đã được chứng minh là sai lầm và nguy hiểm trên thực tế về mọi mặt,” ông Bildt tiếp tục cho biết. “Triết gia vĩ đại của thế kỷ XX Karl Popper, một trong những người chỉ trích Marx mạnh mẽ nhất, rất chí lý khi gọi ông ta là ‘nhà tiên tri giả.’”
“Nhà tiên tri giả” là nhằm nói về lời tiên đoán của Marx rằng khi chế độ tư hữu — thứ mà Marx tin là gốc rễ của mọi tội ác trong chủ nghĩa tư bản — bị bãi bỏ, thì các giai cấp sẽ biến mất và nhân loại sẽ có một tương lai hòa hợp.
Ông Wang Jiadian, cựu giám đốc Viện Lịch sử tại Học viện Khoa học Xã hội Giang Tô, đã viết trong tạp chí Nghiên cứu Trung Hoa Đương đại rằng trong vòng 50 năm sau Đệ nhị Thế chiến, trong cuộc cạnh tranh thầm lặng giữa phe dân chủ tự do và phe “chế độ độc tài của giai cấp vô sản,” thì chắc chắn phe thứ hai là một kẻ thua cuộc.
Sự ra đi của ông Hồ Phúc Minh là một lời cảnh tỉnh
Sự ra đi của tác giả bài báo có tầm ảnh hưởng đã mang đến một lớp vỏ bọc chân lý cho chủ nghĩa Marx thời hậu Mao — vào thời điểm đại dịch COVID-19 đang tàn phá Trung Quốc — nên là một hồi chuông cảnh tỉnh.
Hồi tháng 03/2020, khi đại dịch đang ở giai đoạn đầu, Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã nói trong một bài viết có nhan đề “Lý Tính” rằng: “Kỳ thực bản thân ôn dịch chính là đến nhắm vào nhân tâm, đạo đức bại hoại, nghiệp lực to lớn.”
Ngài Lý đặc biệt chỉ ra rằng ôn dịch là có một mục tiêu rõ ràng.
Ngài Lý Hồng Chí viết, “Nhưng mà ôn dịch ‘virus Trung Cộng’ hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”
Ngọc Mai biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times