Học cách trân quý thời gian để cuộc sống trở nên muôn hình muôn vẻ!
Giá trị của nhân sinh là do tích lũy từng giây từng phút mà thành. Có người tận dụng tốt thời gian và nỗ lực để đổi lấy thành quả, sống một cuộc sống rực rỡ màu sắc. Ngược lại, cũng có những người không muốn cố gắng, sống chểnh mảng qua ngày, khi về già thì xanh xao tóc bạc, xót thương cho bản thân mà rơi lệ.
Tục ngữ có câu “thời gian chính là vàng bạc”, tận dụng cho tốt thời gian thì chính là có thể kiếm được tiền tài. Nhưng ngược lại, một người có nhiều tiền đến bao nhiêu cũng không thể mua được thời gian.
Lúc chúng ta ăn cơm, thời gian đang trôi qua, khi chúng ta rửa tay, thời gian cũng đang trôi qua. Ngay cả khi chúng ta thỉnh thoảng bị phân tâm, thời gian vẫn trôi qua lạnh lùng như vậy. Những ngày nghỉ ngơi phóng túng, giật mình tỉnh giấc thì đã đến buổi trưa rồi, thời gian của cả một buổi sáng đã lặng lẽ trôi qua mất.
Không khỏi cảm thán rằng, thời gian vĩnh viễn là thứ công bằng nhất. Dù nghèo hay giàu, trong cuộc chạy marathon của nhân sinh, ai ai cũng có được 24 giờ mỗi ngày. Và chỉ những ai biết trân trọng thời gian mới có thể tạo ra giá trị tồn tại của bản thân.
Các bậc hiền triết Đông-Tây đều quý thời gian hơn vàng
Từ xưa đến nay, các bậc Thánh hiền, hiền triết của cả phương Đông và phương Tây đều cảm khái rằng “Một tấc thời gian một tấc vàng”. Trong thời đại ngày nay, ai cũng biết vàng rất đắt, nhưng người xưa sớm đã đúc kết được rằng thời gian còn quý hơn vàng, bởi họ còn cho rằng “một tấc vàng khó mua được một tấc thời gian”!
Cuốn “Luận Ngữ – Tử Hãn Thiên” cách đây 2,500 có ghi chép lại câu nói rằng, “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Tạm dịch: Người đi không trở lại, ngày đêm không ngừng trôi). Đây là câu nói nổi tiếng của Khổng Tử, bậc Thánh nhân thời Trung Quốc cổ đại. Ông nhìn thấy nước sông chảy về hướng Đông ngày đêm không dừng, cho nên thở dài nói rằng thời gian chính là như nước chảy, một đi không trở lại. Điều này cũng có nghĩa rằng, thế sự trong nhân sinh biến đổi vô thường, ẩn ý rằng cần phải biết trân quý thời gian.
Ngoài ra, Âu Dương Tu, thi nhân nổi tiếng thời Tống cũng rất trân quý thời gian. Âu Dương Tu mồ côi cha từ khi còn nhỏ, nhà rất nghèo nên mẹ ông đã dùng cỏ lau vẽ lên cát để dạy chữ cho ông. Khi lớn hơn, Âu Dương Tu thường hay mượn sách của hàng xóm để đọc, đọc đến mức quên ăn quên ngủ. Nhiều năm sau, Âu Dương Tu đã làm đến Thị độc Học sĩ trong Viện Hàn Lâm, mặc dù vướng bận việc quan nhưng vẫn luôn luôn tranh thủ thời gian chăm chỉ đọc sách. Khi ở trên xe, trước và sau khi ngủ dậy, thậm chí thời gian ở nhà vệ sinh cũng tận dụng hết mức… Nhờ cần mẫn học tập như vậy, Âu Dương Tu đã trở thành bậc thầy văn học đệ nhất thời bấy giờ.
Bà Maria Sklodowska Curie, nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan, là nữ giáo sư đầu tiên của Đại học Paris và là người phụ nữ đầu tiên đạt giải Nobel. Phần lớn thời gian của bà đều dành cho việc nghiên cứu và thử nghiệm. Vì không để việc tiếp khách chiếm dụng quá nhiều thời gian, trong phòng khách của bà không bao giờ có một chiếc ghế nào. Bà Curie cho rằng việc bàn bạc khi đứng có thể khiến câu chuyện ngắn gọn súc tích, không dây dưa dài dòng và lãng phí thời gian.
Phát minh vĩ đại nhất của “vua phát minh” Thomas Alva Edison là việc sử dụng vonfram làm dây tóc bóng đèn, và bóng đèn dây tóc bằng vonfram đã mang đến lợi ích cho toàn thế giới. Trong cuộc đời mình, Edison đã có hơn 2,000 phát minh, bao gồm máy hát đĩa, máy quay phim, máy chiếu phim v.v. Ông cho rằng cuộc đời quá ngắn ngủi, vì vậy cần tiết kiệm thời gian mới có thể làm được nhiều việc hơn, và điều lãng phí lớn nhất trong cuộc đời chính là lãng phí thời gian.
Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
Trong xã hội công thương ngày nay, hầu như mọi người đều nói rằng bản thân mình rất bận, bận đến mức không làm được việc gì. Mọi người cũng phải thừa nhận rằng, thời gian không đợi người, thời gian sao trôi đi nhanh quá!
Người học được cách sử dụng hiệu quả thời gian mới là người chiến thắng. Vì vậy, có một số điểm bạn nên lưu ý như sau:
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ