Hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc chạm mức thấp nhất trong 19 tháng giữa cuộc khủng hoảng điện năng
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc đã bị thu hẹp vào tháng Chín lần đầu tiên kể từ tháng 02/2020, sau khi hạn chế việc sử dụng điện.
Dữ liệu cho thấy Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) của ngành sản xuất chính thức trong tháng Chín ở mức 49.6, giảm so với mức 50.1 trong tháng Tám. Chỉ số kinh tế giảm xuống dưới điểm 50 lần đầu tiên trong 19 tháng qua, tương đương với sự suy giảm hoạt động của ngành.
Mốc 50 phân tách giữa sự tăng trưởng và sự suy giảm hàng tháng.
Nhà thống kê cấp cao Zhao Qinghe của NBS cho biết: “Chỉ số PMI sản xuất giảm xuống dưới điểm quan trọng do tâm lý thấp đối với các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng.”
Dữ liệu hôm thứ Năm (30/09) cho thấy sản lượng giảm trong tháng Chín do chỉ số giá mua của các nguyên liệu chính là 63.5%, cao hơn 2.2% so với tháng trước. Số liệu đã tăng lên mức cao trong bốn tháng qua. Giá xăng dầu, than và nhiên liệu chế biến khác, nguyên liệu hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản phẩm từ khoáng phi kim loại đều tăng mạnh.
Trung Quốc hiện đang ở trong tình trạng khủng hoảng năng lượng do nguồn cung than thiếu hụt, tiêu chuẩn khí thải khắt khe hơn, và nhu cầu nội địa mạnh mẽ đã đẩy giá than lên mức cao kỷ lục. Một số máy phát điện cắt điện để giảm sản lượng hoặc giảm thiểu lỗ.
Việc phân phối điện năng đang diễn ra ở ít nhất chín tỉnh và khu vực. Chính phủ địa phương ở các trung tâm sản xuất lớn như các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô, và Quảng Đông đã yêu cầu các nhà máy hạn chế sử dụng điện hoặc hạn chế sản lượng.
Một số nhà cung cấp điện đã gửi thông báo tới những nơi tiêu thụ lớn về việc tạm dừng sản xuất trong thời gian năng lượng cao điểm có thể từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn trong 2 đến 3 ngày một tuần.
Những nhà máy khác đã được thông báo sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo mới hoặc cho đến một ngày cụ thể, bao gồm các nhà máy chế biến đậu tương ở thành phố Thiên Tân, miền đông Trung Quốc đã đóng cửa từ hôm 22/09.
Việc cắt điện đang gia tăng áp lực lên lĩnh vực sản xuất.
Tuần này, Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay từ 8.2% xuống 7.8%, với lý do thiếu hụt năng lượng và sản lượng công nghiệp cắt giảm sâu.
NBS ghi nhận tăng trưởng sản lượng nhà máy của Trung Quốc cũng đạt mức thấp nhất trong 13 tháng vào tháng Tám.
Tuy nhiên, chỉ số PMI tổng hợp của tháng Chín, bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ, đã tăng lên 51.7 so với 48.9 trong tháng Tám
Cô Rita Li là phóng viên của The Epoch Times, tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Cô bắt đầu viết cho ấn bản tiếng Trung vào năm 2018.
Với sự đóng góp của Reuters
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: