Họa sĩ bị quên lãng Giorgio Vasari: Người ghi chép thời Phục hưng
Những người quan tâm đến nghệ thuật thời Phục hưng sẽ nhanh chóng nhận ra cái tên quen thuộc Giorgio Vasari, một kiến trúc sư, nghệ sĩ và nhà sử học nghệ thuật xứ sở Florence.
Bộ tài liệu năm 1568 của ông, “Cuộc đời của những họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư xuất sắc nhất” là nguồn thư tịch quan trọng nhất cho lịch sử nghệ thuật của thời kỳ này. Nhiều họa sĩ giỏi nhất của Ý thế kỷ 16 nằm trong số bạn bè và cộng sự của ông. Trong số những người ông quen biết có rất nhiều bạn bè thân thiết với những người tiền nhiệm của họ ở thế kỷ 15.
Họa sĩ Vasari được ghi nhận là người đã lên ý tưởng cho thời kỳ Phục hưng. Ông cũng người khởi xướng thuật ngữ “Renaissance” (sự phục hưng), có thể được lý giải là sự hồi sinh của chủ nghĩa cổ điển khắt khe được đặc trưng bởi hai đặc điểm: tiếp nhận mỹ học Hy Lạp và La Mã cổ đại và niềm tin rằng những lý tưởng này nên dùng làm điểm tham chiếu chính cho nền nghệ thuật.
Vasari nói rằng Giotto, một nghệ sĩ người Ý từ thế kỷ 14, đã khởi xướng một cuộc “phục hưng” của nghệ thuật. Tác phẩm của Giotto đã truyền cảm hứng đổi mới nghệ thuật đã trở thành phong cách thời Phục hưng một thế kỷ sau đó. Tiếp sau, Jules Michelet, một nhà sử học người Pháp thế kỷ 19, đã mở rộng cụm từ này để bao gồm các bức tranh, tác phẩm điêu khắc và kiến trúc được sáng tạo ở Ý từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16 ở Ý.
Sự thể hiện lý tưởng cổ điển của Vasari trong tác phẩm “Lives” đã giúp ông trở thành một nhà lý thuyết nghiên cứu nghệ thuật hàng đầu — và ảnh hưởng của ông đã vượt ra ngoài trường phái cổ điển chính thống. Nhiều họa sĩ thời Phục hưng thực sự là những “người theo chủ nghĩa bán cổ điển.” Các họa sĩ thời kỳ đầu đã kết hợp phong cách mỹ học cổ điển và trung cổ. Những người khác vận dụng các khía cạnh của chủ nghĩa cổ điển như một phương tiện để đạt được chủ nghĩa hiện thực tinh tế, bật nhất được tìm thấy trong suốt đoạn cuối thời kỳ Phục hưng đỉnh cao. Các nghệ sĩ vẫn tiếp bước trong những truyền thống này rất lâu sau khi thời kỳ Phục hưng kết thúc. Những người theo chủ nghĩa bán cổ điển này thường coi Vasari như một nguồn lý thuyết cơ bản.
Dẫu cho có vị thế khá lớn như vậy, nhưng vai trò quan trọng của Vasari khi là một nghệ sĩ đôi khi bị lãng quên. Tuy nhiên, thực chất ông chính là một họa sĩ chuyên nghiệp. Các tác phẩm của ông đã đạt đến sự điêu luyện, chỉ còn kém thiên tài một chút xíu.
Họa sĩ Vasari
Có thể cảm nhận được khả năng sáng tạo của Vasari khi so sánh bức “Chúa Kitô vác Thánh giá” (khoảng 1555-64) của ông với một tác phẩm cùng sự kiện của Titian, một nghệ sĩ người Ý ở thế kỷ 16 được coi là họa sĩ Venice tầm cỡ nhất.
Tác phẩm của Titian truyền tải cảm giác bi kịch và căng thẳng về thể chất mà Vasari không có; Gương mặt của Đấng Christ biểu hiện một chiều sâu cảm xúc mà Vasari còn thiếu. Dẫu vậy, quan sát kỹ hơn sẽ thấy bức tranh của Vasari nổi bật ở một phương diện là chi tiết giải phẫu. Cánh tay của Chúa Giê-su nổi lên những đường nét tài tình, với cơ bắp và tĩnh mạch hiện rõ qua da thịt. Sợi tóc, đốt ngón tay và nếp gấp quần áo đều được trau chuốt tỉ mỉ tương tự.
Một trong tác phẩm những đẹp nhất của Vasari là “Chúa Kitô vác Thánh giá.” Titian được coi là một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại. Một vài bức tranh của Vasari với những điểm vượt trội như những nghệ sĩ như Titian đòi hỏi một khả năng hiếm có.
Cái bóng của người khổng lồ
Vì vậy, tại sao một nhân vật nổi bật như Vasari lại bị lãng quên trong vai trò là một nghệ sĩ? Trớ trêu thay, vì nguyên nhân tương tự mà ông trở nên nổi tiếng. Không có thời kỳ nào khác trong lịch sử đã sản sinh ra nhiều nghệ thuật mang tầm vĩ mô như giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17. Vị trí gần trung tâm nghệ thuật đời sống của Vasari vào thế kỷ 16 cho phép ông thu thập các tài liệu có ý nghĩa lịch sử. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là ông đang vẽ trong cái bóng của những người mà ông đang ghi lại cuộc đời của họ. Chỉ trong giai đoạn như vậy, một người tài nghệ như Vasari mới không được xếp vào hàng những họa sĩ lẫy lừng nhất thời của ông.
Một điều trớ trêu khác là tác phẩm “Lives” của Vasari đã làm yếu đi danh tiếng của ông ở vai trò là một nghệ sĩ. Những tiểu sử ngắn gọn thường gợi ý về một họa sĩ kém nổi bật hoặc thiếu thông tin. Và tiểu sử tự biên của Vasari là một trong những tiểu sử ngắn nhất. Có người thì tự mình làm cho danh tiếng nổi trội bằng cách biên soạn tiểu sử thật hoành tráng. Còn Vasari thì lại tự hạ thấp bản thân mình trong tác phẩm này.
Nhưng rốt cuộc thì, lịch sử sẽ lưu giữ những nghệ sĩ khai phá nên vùng đất mới. Điều này có thể bao gồm việc phát triển các kỹ thuật cho phép tạo ra vẻ đẹp hoặc chủ nghĩa hiện thực tuyệt mỹ hơn. Nó cũng có nghĩa là đổi mới phong cách. Vasari có biệt tài sáng tạo nên các tác phẩm hạng nhất sử dụng các kỹ pháp và phong cách hiện có. Những thành tựu của ông đã sử dụng một cách khéo léo những ý tưởng học được từ những thiên tài như Leonardo da Vinci, Michelangelo và Raphael.
Tuy nhiên, năng lực đó đủ để vượt trội hơn hầu hết các tác phẩm được vẽ trước cuối thế kỷ 15. Các nghệ sĩ trước đó như Giotto và Fra Angelico, Masaccio, và Jan van Eyck không được tiếp cận với những lợi ích tương tự. Do đó, những tác phẩm của họ hẳn là kém phát triển hơn. Nhưng mỗi người trong số họ đã nâng hội họa lên một tầm cao mới mà trước giờ chưa từng có. Vasari, mặc dù có một kỹ thuật vượt trội, nhưng không. Sự khác biệt là nằm chỗ khả năng sáng tạo độc đáo so với thiên tài sáng tạo, và khả năng họa pháp cao so với sáng tạo mang tính đổi mới.
Những người đam mê nghệ thuật chân chính luôn dành sự tôn trọng cao cả nhất cho những thiên tài sáng tạo và những nhà cách tân lỗi lạc. Thực tế là các nghệ sĩ có thể đạt đến sự rực rỡ mà không đạt được sự vĩ đại bậc nhất thường hay bị lãng quên. Vasari là một trong những người đạt được “sự xuất sắc kém hơn”. Khối lượng công việc của ông là một thành tựu đáng kinh ngạc. Tầm quan trọng của tác phẩm đó, cũng như đóng góp chung của Vasari cho thế giới nghệ thuật, xứng đáng được công nhận rộng rãi hơn nữa.
James Baresel là một nhà văn tự do, người đã đóng góp cho các tạp chí định kỳ đa dạng như Người sành nghệ thuật, Lịch sử quân sự, Đánh giá sách của Claremont, và Tân Đông Âu.