Hoa nghênh xuân rực rỡ trong tuyết lạnh, trăm ngàn đóa đều tỏa hương
Hoa đón xuân
Tháng giêng hoa nở nghênh đón mùa xuân
Hoa đón xuân ấy ai ai cũng yêu thích
Hoa đón xuân ấy, khắp nơi đều nở rộ
May mắn thay, hạnh phúc đến, hạnh phúc đến a, hạnh phúc đến
Đất lớn chiếu rọi huy hoàng
Hoa đón xuân tụ thành thành từng đám
Ô kìa, ở đâu rồi, ái chà
Bồi dưỡng tâm lành tưới tắm sự chuyên cần.
Trước và sau Tết nguyên đán năm mới, bài hát “Hoa nghênh xuân” này (sáng tác của nhạc sĩ Diêu Mẫn nổi tiếng vào thập niên 30, 40 của thế kỷ trước) vang truyền khắp nơi, mỗi năm đều mới! Nhạc điệu vui vẻ và tràn đầy sức sống, ca từ cổ vũ lòng người, tựa như sứ giả truyền bá “năm mới đến, mùa xuân đến rồi”, đánh thức từng tế bào đang ngủ chưa biết được mùa xuân đến!
Hoa đón xuân, một sắc xuân vàng rực ấm áp
Gió thổi đưa tin hoa bước vào tiết lập xuân, cái lạnh trong trẻo mang theo chút hơi ấm phả vào mặt, hoa đón xuân với khuôn mặt tươi cười, “Hỷ ứng đông phong đệ nhất hầu, nghênh lai cẩm tú thượng lâm xuân! (Chờ đợi nhất là vui cùng gió đông, nghênh đón cẩm tú trong rừng xuân). Hoa nghênh đón mùa xuân là tin tức cảm ứng sớm nhất của sự chuyển đổi bốn mùa, thay phủ lên vẻ trang sức mới, cẩm tú ở giữa nhân gian đã trở thành sứ giả cho xuân mới, đuổi hết cái lạnh lẽo ủ dột, để mặt đất tỏa sáng, khiến tâm tình con người nhẹ nhàng, trong lòng tràn ngập hi vọng! Trong ngày đầu năm mới này thưởng ngoạn hoa xuân, mặc kệ là hoa tươi hay hoa vẽ, đều khiến lòng người thưởng thức được vui vẻ.
Sắc hoa nghênh đón mùa xuân không mang theo màu đỏ như son phấn, không xóa đi nét diễm lệ của màu tím phấn, nàng đã chiếm hết khí xuân khắp trời đất ấm áp và vui sướng, ấy là hoa hoàng kim mang lại cảm giác thư thái, mọi người tán xưng hoa này là “đai lưng vàng”.
Đổng Cáo (trong bức tranh trên) dùng kỹ pháp không xương, song câu để vẽ Nghênh xuân hoa, vẽ ra cảnh từng đóa từng đóa hoa Cẩm tú nghênh xuân giữa rừng. Trên bức tranh có một bài thơ viết kiểu chữ Khải do Thanh Nhân Tông Gia Khánh Hoàng đế đề, thi họa giao hòa, vô cùng tao nhã, vô cùng tươi mát:
Màu vàng nhạt bao trùm, dệt nên sắc tươi mới, mang khói tuyết ngưng tụ tựa như hạt gạo ngọc trên cõi trần;
Vui ứng với gió đông chờ đợi nhất là, nghênh đón cẩm tú trong rừng xuân.
Trong mùa đông lạnh giá, trời đất vẫn còn mang khói tuyết ngưng đọng, hoa Kim hoàng trong tiết đông lạnh như khôi phục vẻ xuân, có điều gì sánh bằng vẻ cao quý của nàng? Đó không phải là hoàng kim sao! Cho nên mọi người đặt biệt danh cho hoa này là “xuyến xuyến kim”. Sau thời điểm nghênh xuân, trăm hoa như nhận được tin gió thổi quét qua, lần lượt nở khắp mặt đất, ngàn cánh tỏa hương thơm. Bươm bướm ngủ đông, ong ngủ đông cũng thức tỉnh, trở lại ôm ấp thần xuân, bay quấn quýt giữa đóa hoa.
Đội tuyết xông pha trời lạnh, trăm hoa ngàn đóa tỏa hương
Tể tướng tam triều Hàn Kỳ và danh thần nổi danh chống lại Tây Hạ tên là Phạm Trọng Yêm nhà Đại Tống, có bài thơ Nghênh xuân vịnh vật trữ tình, ngâm vịnh hoa đón xuân:
Phúc lan nhỏ xinh cánh dài xanh, đội tuyết xông lạnh hé sắc vàng nhạt.
Chẳng phải mỗi mình đón được xuân đến, trăm hoa ngàn đóa đều tỏa hương.
Trông những cánh hoa xanh xanh nhỏ bé yếu mềm tựa như dũng tướng “đội tuyết xông pha cái lạnh”, những bông hoa đón xuân này được thi nhân và cũng chính là tác giả – Hàn Kỳ Chí một lòng khắc họa trong bài thơ vịnh hoa, ông ấy không chỉ tự khuyến thiện bản thân mà còn muốn khuyến thiện khắp thiên hạ, dưới sự cầm đầu mở đường dẫn lối của ông, khiến trăm hoa ngàn đóa đều tỏa hương!
Cốt cách tốt đẹp có phần dị biệt của Hàn Kỳ, kết tạo nên công tích của vị tướng tài giỏi, “làm tướng ba triều, lập hai vị vua”. Âu Dương Tu tán thưởng ông rằng “ gặp việc lớn, ra lời quyết đoán, hốt thẳng thân chùng (*Hốt: là bản cầm tay mang theo lúc thượng triều diện kiến quân chủ), bất động thanh sắc, lo cho sự an ổn của thiên hạ vững như Thái Sơn”, đoạn văn này đã thể hiện rõ Hàn Kỳ dù núi lớn sụp ở trước mắt cũng không thay đổi định lực và dũng khí. Ông ấy trường kỳ phòng ngự biên cương, dùng một văn thần mà kết lập chiến tích, danh chấn Tây Hạ. Lúc ấy biên khu có dân ca truyền xướng rằng: “Trong quân có một ông Hàn, giặc phía Tây nghe mà tim mật đều ớn lạnh. Trong quân có một ông Phạm, giặc phía Tây nghe mà kinh sợ vỡ mật”. (Tham khảo Tống sử)
Đức hạnh tốt đẹp của ông và dũng khí trường cửu chẳng đổi thay, tựa như căn tính của hoa nghênh xuân, bình thản ung dung lại tự tại. Bất luận trong khí trời lạnh đất có tuyết rơi hoặc trong nắng ấm khí hòa, hoa nghênh xuân “mãi mãi tỏa hương”!
Người người đều yêu hoa nghênh xuân, yêu thích nàng chẳng lo lắng, chẳng muộn phiền, vui vẻ tự tại. Năm mới thêm tuổi, thừa dịp năm mới vừa đến lập xuân, hoa đón xuân là chờ mong nhất, bất luận là ở trên mặt đất, hoặc trong lòng. Học tập Hàn Kỳ, gieo xuống dũng khí “đội tuyết xông lạnh” của hoa nghênh xuân, gieo xuống khoan dung bác ái “trăm hoa ngàn đóa tỏa hương”, để hoa nghênh xuân khắp nơi nở rộ, vượt qua một năm tràn ngập nguy cơ!
Do Doãn Gia Huy thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ.
Xem thêm: