Hoa Kỳ sẽ trừng phạt các ngân hàng làm ăn với quan chức huỷ hoại quyền tự trị của Hồng Kông
Bộ Ngoại Giao [Hoa Kỳ] đang cảnh báo các tổ chức tài chính quốc tế rằng họ có thể sớm phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vì làm ăn với các quan chức huỷ hoại quyền tự chủ và tự do của Hồng Kông.
Trong một báo cáo ngày 14/10 trước Quốc hội, được ủy quyền bởi Đạo luật Tự trị Hồng Kông do Tổng thống Donald Trump ký thành dự luật vào tháng 7, bộ [Ngoại Giao] đã xác định 10 cá nhân, bao gồm cả trưởng đặc khu Hồng Kông [bà] Carrie Lam, những người có hành động “hủy hoại quyền tự do hội họp, ngôn luận, báo chí hoặc pháp quyền.”
Đạo luật này cho phép Tổng thống áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và công ty giao dịch với [10 cá nhân] — chẳng hạn như các hạn chế đối với các khoản vay từ các tổ chức tài chính Hoa Kỳ và cấm các giao dịch tài sản và ngân hàng.
Hiện tại, Bộ Tài chính Hoa Kỳ có 60 ngày để nộp báo cáo lên Quốc hội, nhận dạng “bất kỳ tổ chức tài chính nước ngoài nào cố ý thực hiện một giao dịch quan trọng với người nước ngoài” được liệt kê trong báo cáo của Bộ Ngoại giao.
Sau khi được nêu tên trong báo cáo của Bộ Tài Chính, các tổ chức tài chính sẽ có 30 ngày để “kết thúc dần dần (wind down)” các hoạt động kinh doanh của họ với 10 cá nhân, nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Morgan Ortagus cho biết trong một tuyên bố ngày 14/10: “Việc phát hành báo cáo này nhấn mạnh sự phản đối của chúng tôi đối với các hành động của chính quyền Bắc Kinh được thiết kế có chủ đích nhằm làm xói mòn các quyền tự do của người dân Hồng Kông và áp đặt các chính sách áp bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hứa hẹn sẽ đảm bảo các quyền tự do cơ bản cho người dân Hồng Kông khi đảng này ký Tuyên Bố Chung Trung-Anh, một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý vào năm 1984, chuẩn bị cho việc Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 [sau 156 năm] cai trị của nước Anh.
Theo hiệp ước này, người dân Hồng Kông sẽ được hưởng quyền tự chủ và các quyền tự do không có ở Trung Quốc đại lục, theo một mô hình quản trị được gọi là “một quốc gia, hai chế độ”. Sự quản lý như vậy sau đó đã được viết trong hiến pháp thu nhỏ của Hồng Kông, được gọi là Luật cơ bản.
Báo cáo của Bộ Ngoại Giao nhấn mạnh sự xói mòn các quyền tự do ở Hồng Kông sau khi [chính quyền] Bắc Kinh thực thi luật an ninh quốc gia, luật này trừng phạt các tội phạm được xác định [một cách mơ hồ] như ly khai và lật đổ với hình phạt tối đa là tù chung thân. Luật có hiệu lực từ ngày 30/6.
10 cá nhân này cũng được nhận dạng trong danh sách trừng phạt do Bộ Tài Chính tổng hợp vào đầu tháng 8, cơ quan này đã ra lệnh đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ của họ. Các biện pháp trừng phạt vào tháng 8 được bổ sung để làm tròn lệnh hành pháp vào tháng 7, chấm dứt sự đối xử ưu đãi của Hoa Kỳ đối với [đặc khu hành chính] Hồng Kông, sau khi chính quyền TT Trump cho rằng lãnh thổ này không còn đủ sự tự trị đối với đại lục.
Một cá nhân bị loại khỏi báo cáo của Bộ Ngoại Giao nhưng đã bị trừng phạt vào tháng 8 là ông Stephen Lo, cựu ủy viên của Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông. Không rõ tại sao ông Lo không được Bộ Ngoại giao liệt kê [vào lệnh hành pháp tháng 7].
Cảnh sát Hồng Kông đã bị các nhóm nhân quyền quốc tế và người dân Hồng Kông chỉ trích nặng nề vì phản ứng lại [một cách] bạo lực với những người biểu tình. Những người tụ tập biểu tình trên đường phố lớn bắt đầu từ tháng 6/2019 để kháng cự lại sự xâm phạm của [chính quyền] Bắc Kinh vào các vấn đề địa phương.
Những người khác có tên trong báo cáo của Bộ Ngoại giao là Bộ trưởng An ninh thành phố [ông] John Lee; Ủy viên cảnh sát đương nhiệm [ông] Chris Tang; và [ông] Zhang Yanxiong, người đứng đầu Văn phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia ở Hồng Kông – văn phòng được thành lập để thực thi luật an ninh quốc gia.
Vào ngày 8/10, cảnh sát Hồng Kông thông báo rằng họ đã bắt giữ 10.039 người tại địa điểm diễn ra các cuộc biểu tình từ ngày 9/6/2019 đến ngày 30/9/2020. Trong số đó, 2.266 người đã bị truy tố với các tội danh như “bạo loạn” và “tụ tập bất hợp pháp”.
Hai ngân hàng có trụ sở tại London, HSBC và Standard Chartered, đã bị giám sát sau khi họ công khai lên tiếng ủng hộ luật an ninh quốc gia vào đầu tháng 6. Thời điểm đó, chính quyền Bắc Kinh lần đầu tiên công bố kế hoạch ban hành luật này.
Trong một tuyên bố vào ngày 9/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã chỉ trích ngân hàng HSBC vì đã hỗ trợ “chiến thuật bắt nạt cưỡng bức” của ĐCSTQ.
“Đặc biệt, việc ĐCSTQ đánh giá cao HSBC nên được coi là một chuyện thận trọng,” ông Pompeo nói và cũng nói thêm rằng “sự giả bộ tỏ ra trung thành dường như đã khiến HSBC ít được tôn trọng ở Bắc Kinh, vốn Bắc Kinh tiếp tục sử dụng hoạt động kinh doanh của ngân hàng này ở Trung Quốc như [một] đòn bẩy chính trị chống lại [chính phủ] London.”
Chủ tịch HSBC Mark Tucker đã cảnh báo chính phủ London về lệnh cấm của Vương quốc Anh đối với thiết bị mạng lưới [5G] của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, nói rằng ngân hàng này sẽ phải đối mặt với sự trả đũa ở Trung Quốc, theo một bài báo ngày 6/6 của The Daily Telegraph. Vương quốc Anh đã thực hiện không do dự lệnh cấm [bất chấp lời cảnh báo].