Hoa Kỳ nhắm vào ‘Các hành vi Thương mại không lành mạnh’ của Trung Quốc trong việc đánh giá lại tại WTO
Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư (20/10) rằng các chính sách công nghiệp của Trung Quốc “bóp méo sân chơi” đối với hàng hóa và dịch vụ nhập cảng, cũng như các nhà cung cấp ngoại quốc của họ, và Hoa Thịnh Đốn sẽ theo đuổi mọi biện pháp để đảm bảo có các cuộc cải cách.
Ông David Bisbee của Hoa Kỳ nói với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngoài trợ cấp công nghiệp, các “các hành vi thương mại không công bằng” khác bao gồm đối xử ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước, hạn chế dữ liệu, thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ và trộm cắp trên mạng.
Ông đã nói tại cuộc họp kín của WTO, diễn ra vào hôm thứ Sáu (22/10), để tiến hành cuộc đánh giá đầu tiên của cơ quan giám sát [của WTO] về chính sách thương mại của Trung Cộng kể từ năm 2018.
Cả Hoa Kỳ và Canada đều tố cáo cáo buộc về “ép buộc kinh tế” của Trung Quốc đối với các quốc gia thành viên WTO khác, những người lên tiếng chống lại các hành vi của nước này.
Ông Bisbee cho biết: “Chúng tôi cũng không thể bỏ qua các báo cáo về việc Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức trong một số lĩnh vực,” khi ông đề cập rõ ràng đến cáo buộc của các nhà hoạt động về người dân tộc Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ ở Tân Cương, một cáo buộc mà Bắc Kinh phủ nhận.
Ông nói thêm trong nhận xét của phái đoàn thương mại Hoa Kỳ tại Geneva rằng, Hoa Kỳ sẽ sử dụng các công cụ sẵn có nhằm nỗ lực thuyết phục Trung Quốc có những thay đổi cần thiết.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao, người dẫn đầu phái đoàn gồm 20 thành viên, nói với cuộc họp: “Kể từ lần xem xét cuối cùng, Trung Quốc đã cam kết cải cách sâu rộng, mở rộng, mở cửa, và phát triển nền kinh tế mở ở cấp độ cao hơn.”
EU cho rằng mức độ cải cách và mở cửa của Trung Quốc không tương xứng với trọng lượng của nước này trong nền kinh tế toàn cầu, hoặc so với khả năng tiếp cận hàng hóa của họ với thị trường của các thành viên WTO khác. EU thúc giục Trung Cộng áp dụng các cải cách thị trường hơn nữa và đóng một vai trò trong WTO ngang bằng với trọng lượng kinh tế của nó.
Ấn Độ cho biết thương mại song phương nghiêng về phía Trung Quốc, với mức thâm hụt ngày càng tăng, mức thâm hụt lớn nhất mà nước này có với bất kỳ quốc gia nào. Ấn Độ đang tìm cách can thiệp với các nhà chức trách Trung Quốc về những nỗ lực nghiêm túc cần thiết.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: