Hoa Kỳ đưa Đài Loan, Việt Nam vào danh sách giám sát về khả năng thao túng tiền tệ
Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã đưa Đài Loan và Việt Nam vào danh sách giám sát về khả năng thao túng tiền tệ do các quốc gia này vượt quá ngưỡng trong bốn quý cho đến tháng 12/2021.
Hôm thứ Sáu (12/06), Bộ Ngân khố đã công bố báo cáo tiền tệ bán niên (pdf), trong đó đánh giá các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ dựa trên các ngưỡng xác định liệu tỷ giá hối đoái của một quốc gia có bị thao túng để đạt được lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế hay không.
Bộ tuyên bố rằng Đài Loan và Việt Nam đã vượt quá những ngưỡng có ít hơn ba tiêu chí được thiết lập theo Đạo luật năm 2015 trong bốn quý đến hết tháng 12/2021.
Báo cáo nêu: “Mặc dù Việt Nam và Đài Loan không còn đáp ứng cả ba tiêu chí để phân tích nâng cao, Bộ Ngân khố sẽ tiếp tục tiến hành phân tích sâu về kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá hối đoái của các nền kinh tế này cho đến khi họ không đáp ứng cả ba tiêu chí theo Đạo luật năm 2015 cho ít nhất hai Báo cáo liên tiếp.”
Hồi tháng Ba, ngân hàng trung ương Đài Loan cho biết họ đã mua ròng 9.12 tỷ USD vào năm ngoái để can thiệp vào thị trường ngoại hối, giảm từ mức 39.1 tỷ USD ròng cho cả năm 2020 và tương đương 1.2% GDP, không vượt quá ngưỡng 2% của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ để bị coi là thao túng.
Nhưng thặng dư thương mại của Đài Loan với Hoa Kỳ đạt 40.2 tỷ USD vào năm ngoái, là một mức cao lịch sử và tăng gần 30% so với năm 2020. Thặng dư tài khoản vãng lai của Đài Loan năm ngoái là 14.8% GDP. Cả hai thước đo này đều vượt quá tiêu chí của Bộ Ngân khố về khả năng thao túng tiền tệ.
Thụy Sĩ đã vượt quá ngưỡng có thể thao túng tiền tệ trong bốn quý cho đến tháng 12/2021, theo báo cáo, nhưng quốc gia này không được thêm vào danh sách giám sát của Bộ Ngân khố.
Bộ Ngân khố cho biết họ sẽ tiếp tục tăng cường cam kết song phương với Thụy Sĩ, bắt đầu từ đầu năm 2021, để thảo luận về các lựa chọn chính sách của nước này nhằm giải quyết các nguyên nhân căn bản gây ra sự mất cân bằng đối ngoại.
Báo cáo cũng nêu lên lo ngại về việc Trung Quốc không công bố dữ liệu can thiệp ngoại hối và rất thiếu minh bạch về cơ chế tỷ giá hối đoái của nước này.
Bộ Ngân khố cho biết sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động đối ngoại của các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc.
Hoa Thịnh Đốn đã đưa 12 quốc gia vào danh sách giám sát của mình, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn , Đức, Ý, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam, và Mexico.
Nhìn chung, Bộ Ngân khố kết luận rằng không có đối tác thương mại nào trong số 20 đối tác thương mại lớn của Hoa Thịnh Đốn thao túng tỷ giá hối đoái của họ với USD để ngăn chặn các điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế.
Bộ trưởng Ngân khố Janet L. Yellen nói trong một tuyên bố: “Chính phủ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các đối tác thương mại lớn của chúng tôi để cẩn trọng hiệu chỉnh các công cụ chính sách nhằm hỗ trợ sự phục hồi toàn cầu mạnh mẽ và bền vững.”
Reuters đã đóng góp vào báo cáo này.
Cô Aldgra Fredly là một nhà văn tự do sống tại Malaysia, đưa tin về Á Châu Thái Bình Dương cho The Epoch Times.