Hoa Kỳ đã cứng rắn trước hành động phi pháp của Trung Cộng tại Biển Đông
Ngoại trưởng Pompeo chính thức đưa ra tuyên bố: “Lập trường của nước Mỹ đối với quyền lợi trên Biển Đông”. Đây được cho là một thông điệp rất có sức nặng, cho thấy sự chuyển biến lớn về chiến lược quân sự và chiến lược quốc gia của nước Mỹ. Thậm chí có thể nói, đây là chính sách cứng rắn nhất mà Hoa Kỳ đưa ra kể từ khi quan hệ Mỹ – Trung xấu đi và bắt đầu cuộc chiến thương mại. Sức xung kích của nó tới Trung Cộng, có thể nói là vượt qua việc chế tài đối với các quan chức cao cấp của Trung Cộng.
Trước hết, thời gian đưa tuyên bố này của ông Pompeo là được sắp xếp một cách có chủ ý, đúng vào thời điểm vừa tròn 4 năm sau khi phán quyết của vụ “Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông”. Ông Pompeo chọn ngày này để đưa ra tuyên bố là đương nhiên có ý nghĩa công khai ý định của mình. Thông điệp cốt lõi của Hoa Kỳ là: tuyên bố về chủ quyền của Trung Cộng tại khu vực đặc định ở Biển Đông là phi pháp.
Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ đã đưa ra một quyết sách trọng đại trong vấn đề Biển Đông, rằng họ đã chính thức chọn đứng về phía nào. Và nó khác biệt hoàn toàn với các nhiệm kỳ tổng thống trước đây của Mỹ.
Bắt đầu từ thời cựu TT Obama, mặc dù Hoa Kỳ luôn tỏ ra quan tâm tới rất nhiều tới việc Trung Cộng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông và rất nhiều các hành động khác, nhưng trong các tuyên bố chính sách của Mỹ thường có một câu: Hoa Kỳ không chọn đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Lần này ông Pompeo khẳng định mạnh mẽ: “Việc Bắc Kinh có được một phần lớn khu vực biển và các tài nguyên tại khu vực Biển Đông, cho đến các hành động lấn át của họ trong việc khống chế những tài nguyên này, là hoàn toàn phi pháp”.
Như vậy Mỹ đã chính thức phủ định cách nói của Trung Cộng rằng nó có chủ quyền tại khu vực ở phía trong đường chín đoạn ở Biển Đông. Nói cách khác, Mỹ không những không thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Trường Sa, mà cũng không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, đương nhiên bao gồm cả các đảo có tính tranh chấp như Bãi cạn Scarborough, Đá Vành Khăn mà Trung Cộng hiện đang khống chế.
Theo cách nói của Ngoại trưởng Pompeo, nước Mỹ cần thống nhất lập trường của mình với kết quả của vụ “Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông” ngày 12/07/2016, và nhấn mạnh rằng Tòa Trọng tài là người đưa ra quyết định cuối cùng, hơn nữa có tác dụng chế tài pháp luật đối với cả hai bên.
Tuyên bố ông Pompeo đưa ra có thể tổng kết thành một số điểm như sau:
- Tin tức trọng yếu đương nhiên là tuyên bố yêu cầu của Trung Cộng về chủ quyền đối với đại bộ phận khu vực Biển Đông là phi pháp; việc Trung Cộng đơn phương khống chế, khai thác tài nguyên tại những khu vực biển này cũng là phi pháp.
- Hoa Kỳ không cho phép hành động ngang ngược theo kiểu “sức mạnh là công lý” của Trung Cộng có bất kỳ chỗ đứng nào.
- Quyền kiểm soát Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây và hải vực tương ứng đều quy về Philippines.
- Không thừa nhận một chút tuyên bố chủ quyền nào của Trung Cộng trong việc tranh chấp biển đảo với bất kỳ nước nào trong bốn nước Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Brunei.
- Không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng đối với Bãi ngầm James nằm ở vị trí cực nam của Biển Đông.
Rõ ràng từng câu của tuyên bố đều như đao như kiếm với cách dùng từ vô cùng cứng rắn. Vì sao nước Mỹ lại có thể cứng rắn như vậy? Căn cứ pháp luật quan trọng nhất chính là phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Theo đó, Philippines cho rằng tuyên bố của Trung Cộng đối với “đường chín đoạn”, và các hoạt động khai thác phát triển tại các đảo và bãi tương ứng là vi phạm “Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển”.
Trung Cộng lấy lý do là Tòa Trọng tài không có quyền quản hạt đối với Biển Đông, nên ngày 19/2/2013 đã chính thức từ chối tham gia vụ kiện. Nhưng cuối cùng trong tình huống Trung Cộng vắng mặt, Tòa Trọng tài đã công bố phán xử vào ngày 12/7/2016, ủng hộ hầu như toàn bộ các yêu cầu của Philippines. Năm vị thẩm phán thường trực của Tòa Trọng tài nhất trí phán xử, tuyên bố “quyền lợi mang tính lịch sử” của Trung Cộng đối với tài nguyên Biển Đông nằm trong khu vực đường chín đoạn, là không hề có cơ sở pháp luật, vi phạm “Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển”.
Nhiều năm nay, các nước xung quanh Biển Đông đều đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với các bãi, đảo, và hải vực tương ứng, nhưng tranh chấp rất lâu rồi mà không có một căn cứ pháp lý thống nhất và được công nhận. Phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông có thể nói là căn cứ pháp luật quốc tế đầu tiên cho việc tranh chấp chủ quyền ở khu vực này, “Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển”. Tuyên bố của nước Mỹ ngày 14/7 vừa rồi, cũng chính là coi đó là căn cứ luật pháp căn bản nhất để phát biểu.
Cũng mới đây sự kiện hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tuần hành ở Biển Đông đã tạo thành điểm nóng cho việc đưa tin của truyền thông. Quân đội Trung Cộng cũng ở khu vực biển gần đó tiến hành diễn tập quân sự, hai bên từ xa có thể nhìn thấy nhau. Điều này trên thực tế chính là một cuộc đối đầu quân sự không công khai.
Vào 4 năm trước cũng đã từng xảy ra cuộc đối đầu Mỹ – Trung có quy mô lớn hơn nhiều. Khi đó quân Mỹ cử hành diễn tập quân sự, nhưng về mặt chính thức thì không tỏ thái độ rõ ràng về vấn đề Biển Đông, nhưng cũng đã đủ để Trung Cộng phản ứng kịch liệt. Ngày 6/7, tờ Nhân dân Nhật báo đưa ra bài bình luận “tiếng chuông”, câu đầu tiên là “Nước Mỹ nên hiểu rõ rằng, bất kỳ việc gì cũng đều có giới hạn, một khi đi quá thì sẽ phải trả giá”. Cách nói của người phát ngôn bộ quốc phòng Trung Quốc là Dương Vũ Quân: “chó sói tới thì đã có súng săn”. Còn Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã cao giọng công khai nói ngay tại Hoa Thịnh Đốn: “Cho dù Mỹ có đưa 10 hàng không mẫu hạm đến Biển Đông cũng không sợ”.
Còn lần này nước Mỹ đã đưa ra tuyên bố với lời lẽ cứng rắn và lập trường rõ ràng, phía Trung Cộng vẫn tỏ ra hết sức thấp điệu lặng lẽ. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc là Triệu Lập Kiên, sau khi bị hỏi trong cuộc họp báo theo thường lệ, thì mới tỏ thái độ đối với tuyên bố của Mỹ: “Chúng tôi hết sức không hài lòng với hành động sai lầm của phía Mỹ, kiên quyết phản đối, thúc giục phía Mỹ dừng việc gây rối loạn trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông), không nên đi ngày một xa hơn trên con đường sai lầm”.
Đương nhiên cũng không loại trừ việc Trung Cộng có thể sẽ cho truyền thông của đảng ra mặt để khuấy đảo dư luận khi cần thiết, nhưng ít nhất đến lúc này, Trung Cộng biểu hiện hết sức bình lặng.
Vì sao khi nước Mỹ đột phá qua cái mà Trung Cộng gọi là giới hạn ấy, thì Trung Cộng lại không dám rút ra cái gọi là “súng săn”?
Nguyên nhân rất đơn giản, vì nước Mỹ rõ ràng là đã chuẩn bị đầy đủ, chuẩn bị làm thật.
Hàm nghĩa của cái “làm thật” này, không chỉ là nước Mỹ tiếp tục dùng tàu quân sự và máy bay quân sự “tự do đi lại” ở khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo và bãi mà Trung Cộng khống chế, mà quan trọng hơn là nước Mỹ đã có được tính hợp pháp để khi cần thì có thể sử dụng vũ lực để giữ cho vùng Biển Đông là khu vực biển quốc tế.
Theo Tân Đường Nhân
Minh Hiên biên dịch