Hình ảnh: Nguyệt thực toàn phần và ‘Hoa Trăng máu’ đầu tiên trong năm 2022
Từ tối Chủ nhật (15/5) đến sáng thứ Hai (16/5), hiện tượng thiên văn nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm nay đã xuất hiện trên bầu trời đêm. Mặt trăng có màu hơi đỏ, thường được gọi là “trăng máu”, hay còn được gọi là “Hoa huyết nguyệt” – Hoa Trăng máu.
Trong dân gian, rằm tháng 5 được gọi là “Trăng hoa” vì nó xảy ra khi mùa xuân hoa nở ở Bắc bán cầu. Ánh sáng xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất trong nguyệt thực sẽ khiến mặt trăng của chúng ta có màu đỏ gỉ.
Cảnh tượng kéo dài khoảng 90 phút vào cuối tuần vừa qua, là lâu nhất trong một thập niên qua. Nhiều người ở nửa phía đông của Bắc Mỹ và khắp Trung – Nam Mỹ đã có cơ hội thưởng thức cảnh tượng.
Ông Noah Petro, nhà địa chất hành tinh của NASA chuyên về Mặt trăng, nói với Associated Press, “Đó thực sự là một hiện tượng nhật thực ở Mỹ châu”.
Hiện tượng thiên văn này cũng có thể được nhìn thấy ở Phi Châu, Âu Châu và Trung Đông. Còn Alaska, Á Châu và Australia không thể nhìn thấy hiện tượng này.
Trước khi quá trình này bắt đầu, Mặt trăng xuất hiện với màu sắc bình thường, nhưng đã nhanh chóng chuyển sang giai đoạn thiên đỉnh và umbra. Tại thời điểm này, nó có màu hồng, sau đó chuyển sang màu đỏ hoàn toàn.
“Đó là một sự kiện diễn ra từ từ, chậm rãi, kỳ diệu, miễn là địa điểm của bạn có thể nhìn thấy rõ ràng thì bạn có thể nhìn thấy nó”, ông Petro nói thêm.
Lý Ngôn biên tập
Mai Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ