Hiệp ước Trung Quốc-Bắc Hàn tựa như ‘hôn nhân lợi ích’
Truyền thông Bắc Hàn đưa tin lãnh đạo Kim Jong Un và ông Tập Cận Bình đã trao đổi thông điệp kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ. Theo phân tích của các phương tiện truyền thông nước ngoài, thông điệp giữa hai người đã nêu bật tình hữu nghị và nhiệt tình của hai nước. Tuy nhiên, trong tình hình quốc tế như hiện nay, Trung Quốc-Bắc Hàn ngoài mặt hợp tác tương trợ nhưng cả hai đều không tin tưởng lẫn nhau.
Truyền thông Bắc Hàn đưa tin, ông Kim Jong Un đã gửi điện mừng đến Tập Cận Bình nói: “Bất chấp tình hình quốc tế phức tạp chưa từng thấy trong những năm gần đây, tình đồng chí tin cậy và tình hữu nghị giữa hai quân đội Bắc Hàn và Trung Quốc ngày càng bền chặt”. “Hiện nay trước những thách thức và cản trở ngày một gia tăng của các thế lực thù địch, hiệp ước hữu nghị giữa hai nước đã bảo vệ chủ nghĩa xã hội và hòa bình ở châu Á ”.
Kênh tin RFI cho biết vào ngày 12/7 rằng, “các thế lực thù địch” của Kim Jong Un trùng hợp với “các lực lượng nước ngoài” mà Tập Cận Bình nhắc đến trong lễ kỷ niệm đảng và cả hai đều ám chỉ Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu trên quảng trường Thiên An Môn ngày 1/7, ông Tập Cận Bình nói: “Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nước ngoài nào bắt nạt, đàn áp hoặc nô dịch chúng ta. Họ chắc chắn sẽ chịu cảnh đầu rơi máu chảy trước bức Vạn Lý Trường Thành bằng thép được xây dựng bởi hơn 1.4 tỷ người Trung Quốc”.
Theo phân tích của RFI, Trung Quốc và Bắc Hàn cần có nhau là vì Bắc Hàn đơn độc cần hỗ trợ kinh tế và hỗ trợ ngoại giao từ Trung Quốc (Trung Cộng); Trung Quốc (Trung Cộng) lợi dụng Bình Nhưỡng như một lá bài khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây tiến hành phi hạt nhân hóa bán đảo Bắc Hàn.
Tờ RFI trích dẫn một bài phân tích rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Bắc Hàn đều chúc mừng 60 năm ký kết Hiệp ước hữu nghị với giọng điệu nồng ấm, nhưng chỉ vài năm trước, mối quan hệ giữa Tập Cận Bình và Kim Jong Un lại hoàn toàn khác. Kim Jong Un lên nắm quyền vào cuối năm 2011, mãi đến tháng 3/2018 mới đến thăm Bắc Kinh. Hôm nay, khi các cuộc đàm phán ngoại giao về phi hạt nhân hóa bán đảo Bắc Hàn đang đi vào ngõ cụt và mối quan hệ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ trở nên rất tồi tệ, Tập Cận Bình và Kim Jong Un đã trao đổi thông điệp chúc mừng, chủ yếu để cho Hoa Kỳ thấy rằng tình bạn giữa hai nước láng giềng cộng sản là “bền chặt, không thể phá vỡ”.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, giữa Trung Quốc và Bắc Hàn chỉ tồn tại “hôn nhân lợi ích”. Giáo sư Park Won-Gon, một chuyên gia về các vấn đề Bắc Hàn tại Đại học nữ Ewha, Hàn Quốc, tin rằng kể từ khi chiến tranh Bắc Hàn kết thúc, Trung Quốc và Bắc Hàn đã rạn nứt, nhưng đối mặt với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Hàn cần có nhau.
Tờ DW của Đức ngày 11/7 đưa tin, ông Tập Cận Bình và ông Kim Jong Un đã trao đổi điện mừng, thể hiện “tình hữu nghị truyền thống anh em” giữa hai nước. Tuy nhiên, theo những tuyên bố gần đây của ông Kim Jong Un, Bắc Hàn đã rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn.
Báo cáo cho biết “cuộc khủng hoảng lớn” hiện nay của Bắc Hàn có thể liên quan đến virus Covid-19. Tuy Bắc Hàn chưa báo cáo một ca lây nhiễm nào cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng đất nước này tiếp giáp Trung Quốc và có hệ thống y tế lạc hậu, nên một số chuyên gia đã tỏ ra nghi ngờ rằng liệu Bắc Hàn có thực sự có thể ngăn chặn virus xâm nhập hay không.
Ông Kim Jong Un hôm 29/6 nói rằng một “sự cố nghiêm trọng” đã gây ra một “cuộc khủng hoảng lớn” “gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân và các nỗ lực phòng chống dịch bệnh quốc gia.” Ngày hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ông Uông Văn Bân nói rằng, dù xảy ra bất cứ tình huống khẩn cấp nào, nếu Bắc Hàn nguyện ý tin tưởng Bắc Kinh. Nói là vậy, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa cung cấp vaccine cho Bắc Hàn.
Vào ngày 9/7, Hãng thông tấn Trung ương Bắc Hàn KCNA, tuyên bố rằng “phải hết sức chú ý đến nhiệm vụ khử trùng của xe buýt”.
Ngoài ra, tại một cuộc họp công khai vào giữa tháng 6, ông Kim Jong Un thừa nhận rằng “tình hình thiếu lương thực của người dân đang trở nên căng thẳng”.
Khi đó, BBC tiết lộ, dù Bắc Hàn không đưa tin nhưng giá lương thực trong nước hiện đang tăng. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cảnh báo rằng Bắc Hàn cần lấp đầy khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ lương thực thông qua nhập khẩu lương thực và hỗ trợ nhân đạo, nếu không Bắc Hàn có thể sẽ xảy ra nạn đói vào tháng 8 hoặc tháng 10 năm 2021.
Theo truyền thông Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đề cập đến nền kinh tế trong điện mừng kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Hữu nghị Trung Quốc-Bắc Hàn, nói rằng “Trung Quốc kiên quyết ủng hộ Bắc Hàn phát triển kinh tế và dân sinh, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa”.
Gần đây, tờ Bloomberg đã phân tích các điều kiện kinh tế của Trung Quốc và nhận thấy rằng có những bất ổn trong lực lượng lao động, nguồn vốn và năng lực sản xuất,v.v của Trung Quốc. Cùng với những cải cách trong nước trì trệ và bị quốc tế cô lập, Trung Quốc có thể sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính.
Ngoài ra, báo NTDTV trích dẫn phân tích của nhà bình luận chính trị Hồng Kông Lâm Bảo Hoa ngày 12/7, nói rằng việc Trung Cộng không ngần ngại phá hủy địa vị trung tâm tài chính của Hồng Kông sẽ không có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, những yếu tố như Trung Cộng công khai can thiệp chính trị vào các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ đã dẫn đến việc chủ đầu tư nước ngoài dần mất hứng thú với công ty Trung Quốc; khoản tiền khổng lồ cho sáng kiến “ một vành đai, một con đường” không thể thu hồi được; việc cộng động quốc tế truy cứu trách nhiệm của Trung Cộng trong đại dịch virus Covid-19, v.v đều cho thấy nguy cơ về cuộc khủng hoảng nội bộ Trung Cộng.
Do Cao Tịnh và Trương Ngọc Khiết thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: