Hãy dừng ngay những lời xảo ngôn: Phong tỏa không bảo vệ được những người dễ bị tổn thương
Phong tỏa không bảo vệ được những người dễ bị tổn thương, mà đúng hơn là làm hại họ và chuyển gánh nặng bệnh tật cùng tử vong cho những người kém may mắn này.
Phong tỏa những người khỏe mạnh trong xã hội là việc vô ích, đồng thời chúng ta thất bại trong việc bảo vệ những nhóm người thực sự cần được bảo vệ: những người dễ bị tổn thương và người già.
Bất kỳ các biện pháp [ngăn chặn] dịch bệnh hay đại dịch để giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng không thể chỉ tập trung vào tác hại từ mầm bệnh mà còn phải tập trung vào tác hại từ các chính sách, chẳng hạn như phong tỏa và đóng cửa trường học. Tại sao? Bởi vì phong tỏa (còn được gọi là can thiệp không dùng thuốc) sẽ gia tăng và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề nhất do ảnh hưởng của việc phong tỏa.
Theo nhóm Phân tích Dữ liệu Đại dịch (Pandemics Data & Analytics, PANDA), “Bằng chứng đã cho thấy thiệt hại nghiêm trọng đối với thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như trình độ học vấn và triển vọng tương lai của các em.”
Trở lại hồi tháng 03/2020, Tiến sĩ John Lee đã viết về việc này một cách sâu sắc:
“Cuộc tranh luận về đạo đức không phải là cuộc sống với tiền bạc. Đó là cuộc sống với mạng sống. Sẽ mất vài tháng, có thể là nhiều năm, nếu có, trước khi chúng ta có thể đánh giá tác động rộng lớn hơn về những gì chúng ta đang làm. Tổn thất về giáo dục cho trẻ em, các vụ tự tử quá mức, tình trạng gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần, việc lấy đi các nguồn lực từ các vấn đề sức khỏe khác mà chúng ta đang giải quyết một cách hiệu quả.”
“Những người cần được trợ giúp y tế ngay nhưng lại không được chú trọng hoặc có thể không được đáp ứng. Và những ảnh hưởng đối với sản xuất lương thực và thương mại toàn cầu sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho mọi người ở mọi lứa tuổi, có lẽ đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển chăng?”
Thí dụ, theo một bài viết trên trang web của Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ, “tại Toronto, khi bắt đầu đại dịch, tỷ lệ mắc bệnh là như nhau, nhưng sau khi phong tỏa vào ngày 23/03, các ca nhiễm được phát hiện đã giảm ở các khu dân cư giàu có trong khi chúng tăng vọt ở các khu vực ít giàu có hơn. Ảnh hưởng tương tự sau đó đã được quan sát thấy đối với tỷ lệ tử vong.”
Với quan niệm tương tự, một bài viết trên tạp chí Nature đã kiểm tra các mô hình hệ thống di chuyển của COVID-19 để giải thích sự khác nhau [giữa các khu vực] và cho biết [khi nào thì nên] dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Các tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ lây nhiễm cao hơn ở các nhóm kinh tế xã hội cũng như chủng tộc [thường] chịu thiệt thòi, có thể được dự đoán “chỉ do sự khác biệt về khả năng di chuyển: chúng tôi nhận thấy rằng các nhóm người chịu thiệt thòi không thể giảm mạnh sự di chuyển của họ và các điểm quan tâm mà họ ghé qua là đông người hơn và do đó gắn liền với rủi ro cao hơn.”
Ở cả các quốc gia giàu có thuộc thế giới thứ nhất và thậm chí là các quốc gia kém phát triển hơn, những người giàu hơn trong các xã hội này không bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa như những người nghèo hơn. Công việc kinh doanh của họ không quá bức thiết, họ không cần phải lo lắng về con cái khi trường học đóng cửa, hoặc nhu cầu về máy điện toán xách tay phù hợp, truy cập internet và gia sư. Họ có văn phòng tại nhà mà họ có thể sửa sang lại và làm cho chỗ ở của họ thoải mái hơn, trong khi những người nghèo hơn vốn phải ra ngoài làm việc “trực tiếp,” thường có rủi ro cao.
Bởi vì họ là “những người lao động thiết yếu” và có những công việc phải đối mặt, tiếp xúc nhiều, rủi ro cao, những người nghèo hơn phải hứng chịu hai trận đại dịch: một là do virus và một là do tác động của việc phong tỏa. Và không may là con cái của họ đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.
Công việc của những người đưa ra quyết định phong tỏa và đóng cửa trường học là loại công việc có thể cho phép họ làm việc từ xa, và điều này có thể tiếp tục mãi nếu họ có thể làm được. Họ luôn rời xa tác động đè bẹp của các chính sách của họ. Họ không phải “chịu đựng” các đợt phong tỏa và đối với một số người, nó giống như một kỳ nghỉ kéo dài, nơi Amazon và Uber trở thành những cái tên chính trong gia đình họ. Đối với nhiều người, điều này thực sự rất vui. Họ có thể dắt chó đi dạo, và chăm sóc khu vườn của họ, sửa sang nhà cửa, làm việc nhà, v.v. Thậm chí không làm gì cả. Người nghèo không có con đường như vậy, người nghèo bị giày vò bởi các đợt phong tỏa và gánh chịu những tổn thất mà theo một số đánh giá, sẽ không bao giờ lấy lại được.
Việc nghĩ rằng phong tỏa có tác dụng để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, thực sự là một sự ngụy biện và là một quan niệm sai lầm khủng khiếp.
Tác hại của các đợt phong tỏa
Chúng tôi đã phát hiện ra điều gì về những hạn chế xã hội phi logic và phản khoa học kể từ tháng 3/2020? Đây không phải là dữ liệu hoặc bằng chứng “mới” như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thường nói, vì dữ liệu này bắt đầu xuất hiện ngay sau khi các đợt phong tỏa thảm họa và đóng cửa trường học bắt đầu vào mùa xuân năm 2020.
Chúng tôi đã tìm hiểu về tác hại (hậu quả) và thất bại của việc phong tỏa và việc đóng cửa trường học—phong tỏa về căn bản là không có tác dụng và không có hiệu quả. Hơn nữa, chúng tôi đã tìm hiểu về những tác hại và sự vô ích của việc sử dụng khẩu trang. Bên cạnh đó, chúng ta đã biết về sự thất bại của lệnh đeo khẩu trang.
Chúng ta biết rằng nhiều điều trong số những điều mà Lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ và các cố vấn y tế khác kêu gọi và thực hiện đều có tính chất phá hoại và gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế và cuộc sống.
Nhưng chúng ta đã nhanh chóng biết làm thế nào để quản lý COVID-19 và loại virus này có thể điều trị được bằng các phương pháp trị liệu rẻ tiền, an toàn và hiệu quả hiện có, khi được sử dụng sớm ở giai đoạn di chứng của bệnh. Đúng vậy, việc điều trị ngoại trú sớm với các liệu pháp điều trị thay thế hiện có sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chấm dứt đại dịch này sớm hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng ta đã làm gì? Chúng ta phong tỏa xã hội của mình và di chuyển ồ ạt sang việc chích ngừa ở cấp quốc gia. Chúng ta khước từ việc xem xét vai trò tiềm năng của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch [của những ca] bình phục COVID-19, cũng như miễn dịch bảo vệ chéo. Điều này đi ngược lại tất cả những gì chúng ta đã biết và đang thấy.
Kể từ mùa xuân năm 2020, những người phản đối phong tỏa đã tranh cãi với các chính phủ về các chính sách hà khắc và phản khoa học này, và rằng cách tiếp cận phải có sắc thái và tinh tế, và “tập trung” vào cách tiếp cận dựa trên rủi ro, nhắm mục tiêu theo độ tuổi.
Chúng ta đã biết từ rất sớm rằng COVID-19 tuân theo sự phân tầng nguy cơ, và tuổi tác (cùng béo phì) kèm theo bệnh tiểu đường, bệnh thận v.v. là yếu tố nguy cơ chính. Khả năng miễn dịch có được là do [sau khi] nhiễm bệnh, một số bảo vệ chéo [có được do] phản ứng chéo chống lại các virus corona khác (như cảm lạnh thông thường), cũng như sức đề kháng bẩm sinh là khởi đầu đối với mô hình mà chúng tôi đang quan sát.
Chúng tôi thấy rằng phần lớn mọi người không có nguy cơ bị bệnh trầm trọng hoặc tử vong, và chỉ một phần nhỏ dân số có nguy cơ mắc bệnh. Trên thực tế, nhóm nguy cơ cao cụ thể, ví dụ, người cao tuổi có các bệnh lý nền, được chú trọng hơn so với [người nhiễm] bệnh cúm, vì bệnh cúm lây lan trên diện rộng, bao gồm cả việc làm tổn hại đến trẻ em.
Như hai nhà phê bình việc phong tỏa là Tiến sĩ Sunetra Gupta và Tiến sĩ Martin Kulldorff, đã viết hồi tháng 12 năm ngoái (2020), “Một đặc điểm chính của COVID-19 là có sự khác biệt hơn một ngàn lần về nguy cơ tử vong giữa người lớn tuổi nhất và người nhỏ tuổi nhất.”
[Với] lý lẽ là để trước tiên bảo vệ mạnh mẽ những người dễ bị tổn thương vì họ là nhóm đối tượng chính của mầm bệnh SARS-CoV-2 và cho phép phần còn lại của dân số khỏe mạnh vốn có nguy cơ [nhiễm bệnh] thấp sống cuộc sống bình thường, [vì vậy] đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường hợp lý.
Dữ liệu ban đầu cho chúng ta thấy rằng những người từ 75 đến 80 tuổi có nguy cơ tử vong vì COVID-19 nếu bị nhiễm cao hơn 10,000 lần so với những người dưới 10 tuổi. Vì vậy, tại sao chúng ta lại có một sự phong tỏa chặt khi có quá nhiều sự chênh lệch về rủi ro? Chúng ta có thể tính đến tình huống “không hạn chế” đối với phần còn lại của nhóm dân số có nguy cơ thấp và chỉ khi chúng ta thấy số ca nhập viện tăng lên rõ rệt, thì chúng ta sẽ chuyển sang áp dụng các hạn chế đối với họ.
Trong khi chúng tôi biết điều này, những nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông và các chuyên gia y tế đã tấn công trên truyền hình những người không đồng ý với các chính sách của chính phủ và bêu riếu họ. Họ, các chính phủ và các cố vấn khoa học của họ vốn “hiểu rõ hơn ai hết.” Điều này dẫn đến những quyết định thảm khốc vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Thật ngớ ngẩn và vô lý khi nghĩ rằng chúng ta không thể bảo vệ người cao tuổi và những người dễ bị tổn thương vốn là một phần căn bản của bất kỳ phản ứng nào. Đến nay, chúng ta đã thất bại thê thảm.
Vì vậy, giờ đây, với việc chúng ta đã dành 15 đến 16 tháng qua để che chở những người giàu có hơn khỏi thảm họa bằng các đợt phong tỏa, thậm chí chúng ta còn có những lời bàn tán trong số những người có khả năng tài chính hơn này về lý do tại sao chúng ta nên chấm dứt việc phong tỏa. Chúng ta đã làm điều đó ngay bây giờ chưa? Chúng ta nghĩ sao về việc trì hoãn? Chúng ta có chuyển sang mở cửa lại trường học không? Đối với tầng lớp “máy điện toán xách tay” này, các đợt phong tỏa chỉ là một sự bất tiện nhỏ, và tại sao phải chấm dứt nó? Này, cứ tiếp tục đi nếu cần. Học từ xa hay trực tiếp? Dù thế nào đi nữa, con tôi không có rủi ro, vì vậy, “Có gì đáng lo ngại chứ? Tất cả những chuyện ồn ào này là gì vậy? Kiểu gì thì cũng được hết.”
Không có quốc gia nào, không có bối cảnh nào, có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các đợt phong tỏa, đóng cửa trường học, ở yên tại nhà, giãn cách xã hội, xét nghiệm hàng loạt người không có triệu chứng bệnh và lệnh đeo khẩu trang đã thành công. Đây là lý do tại sao cha đẻ của ngành dịch tễ học và diệt trừ bệnh đậu mùa là Tiến sĩ Donald Henderson, đã rút ra kết luận vào năm 2006 rằng, đối với các biện pháp khủng khiếp này, thậm chí sẽ gây thương vong nhiều hơn là mầm bệnh, vì ông biết về kết quả thảm khốc.
Tuy nhiên, các cố vấn và các nhà lãnh đạo chính phủ dường như đã bỏ qua tất cả các bằng chứng quan trọng mà họ đã có để chỉ đạo. Một thứ gì đó khác ngoài khoa học đang diễn ra, và trong khi đó, người nghèo phải chịu đựng [những hậu quả mà] không thể nào khắc phục được. Và bây giờ câu chuyện chích ngừa cho trẻ em khi nguy cơ nhiễm COVID-19 của chúng thấp hơn nguy cơ gây hại từ chính vaccine đã thách thức mọi logic.
Trọng tâm của bài viết này không phải là vaccine COVID-19, nhưng chúng tôi sẽ không liều lĩnh để nêu chúng ra đây. Chúng tôi kêu gọi tất cả các cơ quan quản lý và chính phủ hãy chấm dứt hành động phản khoa học, phi logic, phi lý và nguy hiểm này để chích ngừa cho con em của chúng ta. Do nguy cơ lây nhiễm và lây lan cũng như mắc bệnh nặng của trẻ em rất thấp, và các tác hại cho đến nay vẫn chưa được loại trừ bởi nghiên cứu vaccine hiện có, thì điều này phải được dừng lại.
“Thanh thiếu niên không nhận được lợi ích từ vaccine COVID-19 vì nguy cơ mắc bệnh của họ gần như bằng không. Do đó, việc chích ngừa hàng loạt và thử nghiệm vaccine trên trẻ em khỏe mạnh là phi đạo đức,” theo PANDA.
Điều quan trọng là, dựa trên các báo cáo xuất hiện về biến chứng huyết khối, xuất huyết bất thường và bệnh cơ tim, chúng ta sẽ đặt con em mình vào tình trạng nguy hiểm với các loại vaccine này không được thử nghiệm về độ an toàn một cách đúng đắn này.
Trong đại dịch này, gánh nặng đã chuyển gần như toàn bộ sang người nghèo, và đặc biệt là trẻ em nghèo của chúng ta, và họ, gần như hoàn toàn bị bỏ mặc để khắc phục hậu quả của thảm họa này.
Tiến sĩ Paul Elias Alexander được đào tạo chuyên sâu về y học dựa trên bằng chứng và dịch tễ học lâm sàng cũng như là một nhà nghiên cứu về phương pháp. Ông tốt nghiệp đại học Oxford ở Anh, Đại học Toronto, McMaster ở Hamilton, Ontario, và một số khóa đào tạo về dịch tễ học về khủng bố sinh học tại Johns Hopkins dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Donald Henderson (người đã diệt trừ bệnh đậu mùa).
Tiến sĩ Howard Tenenbaum, DDS, Ph.D., là Tổng giám đốc nha khoa tại Mount Sinai, đồng thời là trưởng bộ phận nghiên cứu nha khoa của bệnh viện này.
Bác sĩ Parvez Dara, M.D., MBA, là một bác sĩ chuyên khoa ung thư ở Toms River, New Jersey. Ông đã nhận bằng y khoa của Đại học Y khoa King Edward và đã có hơn 20 năm hành nghề.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Paul E. Alexander, Howard Tenenbaum và Parvez Dara thực hiện
Từ Huệ biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: