Hãy chấm dứt cuộc diệt chủng Pháp Luân Công
Hãy trừng phạt toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc nếu quốc gia này không cải thiện nhân quyền
Bắc Kinh đang tiến hành cuộc diệt chủng không chỉ đối với người Duy Ngô Nhĩ, mà cả các học viên Pháp Luân Công. Các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Tân Cương nên được mở rộng ra toàn Trung Quốc.
Cuộc diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người Duy Ngô Nhĩ hiện đã được nhiều người biết đến. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã định danh vấn đề này hồi tháng 01/2021, ngay khi chính quyền cựu tổng thống Trump rời Tòa Bạch Ốc. Hai tháng sau đó Ngoại trưởng Antony Blinken cũng đã xác nhận điều này.
Cuộc diệt chủng đối với Pháp Luân Công thì ít được thừa nhận hơn.
Tuy nhiên, một tòa án quốc tế năm 2019 được tổ chức tại London đã tìm thấy vô số bằng chứng góp phần vào việc chỉ rõ tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công. Bằng chứng bổ sung, bao gồm cả trong các bản tin của các kênh thông tấn nhà nước Trung Quốc gần đây hôm 12/07, cho thấy ý định của chính quyền là “xóa sổ” môn tu luyện tinh thần này.
Hệ thống chính trị ngày càng độc tài của Trung Quốc đã đàn áp ít nhất hàng chục triệu người tập Pháp Luân Công, bao gồm cả việc giam giữ tùy tiện, tra tấn, và cưỡng bức từ bỏ tu luyện. Một trong những công cụ diệt chủng gây sốc nhất của ĐCSTQ là thu hoạch nội tạng cưỡng bức, trong đó một tù nhân còn sống bị hành quyết, hoặc đưa lên bàn mổ, khi một bệnh nhân cần một cơ quan nội tạng phù hợp với nhóm máu của người bị giam giữ này.
Hồi tháng Tư, Tạp chí bình duyệt về Ghép tạng của Hoa Kỳ đã công bố bằng chứng về việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức này, bao gồm cả việc sát hại các tù nhân còn sống.
Điều này thuyết minh một trong những mối đe dọa tồi tệ nhất từ ĐCSTQ, đó là sự thỏa hiệp của không chỉ các Đảng viên hay thậm chí công dân Trung Quốc, mà cả những người trên khắp thế giới tin rằng họ có thể thu được lợi ích từ Trung Quốc vì hệ thống chính trị hà khắc và tình trạng bảo vệ quyền cá nhân lỏng lẻo của hệ thống này.
Những lợi ích đó đôi khi bao gồm cả chính mạng sống, thậm chí cả một tù nhân Trung Quốc cũng bị tước đoạt điều tương tự.
Đến Trung Quốc “du lịch ghép tạng” là một ví dụ trong đó phần lớn nội tạng là từ các tù nhân bị cưỡng bức thu hoạch tạng. Bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới bay đến Trung Quốc để mua nội tạng, thứ mà họ không thể có được thông qua danh sách chờ hàng năm trời ở quê nhà của họ.
Theo một quan chức Trung Quốc phụ trách cấy ghép nội tạng quốc gia hồi năm 2015, có 80% trong số 8,600 ca cấy ghép tạng trong năm trước đó là từ các tù nhân.
Bất chấp những nỗ lực tinh vi của ĐCSTQ nhằm cải thiện nhận thức của quốc tế về việc cấy ghép của Trung Quốc, bao gồm cả việc làm giả dữ liệu khoa học, có rất ít bằng chứng cho thấy hoạt động lấy nguồn nội tạng từ các tù nhân đã thay đổi.
Trên thực tế, có bằng chứng mới cho thấy nhóm bị cưỡng bức hiến tạng đã mở rộng do việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và việc thu thập có hệ thống các mẫu máu của họ.
Nhưng nguồn nội tạng chính là các học viên Pháp Luân Công vì họ thường có nội tạng khỏe mạnh hơn nhờ lối sống tinh thần cao cả, không rượu bia và không hút thuốc.
Luật pháp nên bảo vệ họ, nhưng hầu hết lại không làm vậy.
Các khuôn khổ luật pháp quốc tế tìm cách hạn chế buôn bán nội tạng hiện còn thiếu tính cụ thể và thực thi yếu kém. Các quốc gia mà bệnh nhân đến để cấy ghép nội tạng bao gồm một số quốc gia giàu có và quyền lực nhất, kể cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Canada, Israel, Oman, và Ả Rập Xê Út.
Chỉ có một số quốc gia nghiêm cấm việc buôn bán nội tạng. Hồi tháng Năm, Vương Quốc Anh đã thông qua luật cấm công dân và cư dân của mình đi du lịch ngoại quốc để cấy ghép nội tạng vốn là bất hợp pháp ở Vương Quốc Anh. Một dự luật tương tự đã được đề xướng ở Hoa Kỳ.
Nhưng chúng ta phải đi xa hơn nữa.
Cũng giống như việc chúng ta đang gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất cảng của Nga nhằm ngăn chặn cuộc chiến ở Ukraine, chúng ta có thể trừng phạt Trung Quốc để ngăn chặn hành vi lạm dụng nhân quyền của nước này. Các biện pháp trừng phạt hiện tại đối với Trung Quốc vẫn còn giới hạn trong phạm vi hạn hẹp.
Biện pháp mạnh nhất là áp vào các hàng hóa do lao động cưỡng bức làm ra từ khu vực Tân Cương, tuy nhiên Tân Cương chỉ là một trong 31 tỉnh, khu tự trị, và thành phố trực thuộc trung ương. Các doanh nghiệp Tân Cương vẫn có thể xuất cảng sang Hoa Kỳ bằng cách ngụy trang hàng hóa của họ như được sản xuất bằng sự đồng thuận lao động từ một trong 30 tỉnh khác ở Trung Quốc.
Và vì các cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và Pháp Luân Công được hình thành và thúc đẩy ở cấp quốc gia, các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc không nên tự giới hạn ở các khu vực cụ thể. Các biện pháp này cũng không nên tập trung vào những cá nhân, mà nếu họ đủ cao cấp, phần lớn lại không bị ảnh hưởng. Các biện pháp trừng phạt này được cho là mang tính biểu tượng hơn là có tác động kinh tế lớn. Đối với vấn đề thứ hai, tất cả Trung Quốc phải bị trừng phạt, điều này sẽ gây áp lực tối đa lên chính quyền Bắc Kinh.
Các đồng minh quốc tế của chúng ta nên làm tương tự, áp đặt các biện pháp trừng phạt ngày càng rộng hơn có thể dẫn đến việc tách dần Trung Quốc ra khỏi các hệ thống tài chính và thương mại quốc tế nếu Bắc Kinh từ chối cải thiện nhân quyền của mình.
Điều đó mang lại cho ĐCSTQ một sự lựa chọn rõ ràng: cải thiện nhân quyền ở Trung Quốc hoặc gia nhập vào các quốc gia như Nga, Iran và Triều Tiên với tư cách là những người bị quốc tế ruồng bỏ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Ông là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt hồi năm 2021 có nhan đề “The Concentration of Power” (“Tập Trung Quyền Lực”) và “No Trespassing” (“Không Xâm Phạm”), đồng thời đã biên tập cuốn sách “Great Powers, Grand Strategies” (“Những Quyền Lực Lớn, Những Chiến Lược Lớn”).