Hãy cẩn trọng với sự chậm lại của nền kinh tế
Dữ liệu kinh tế vĩ mô gần đây của Hoa Kỳ sẽ khiến chúng ta lo lắng. Trong bối cảnh mở cửa trở lại và kích thích tài chính và tiền tệ lớn nhất trong lịch sử gần đây, và với tất cả những điều có thể xảy ra từ các quyết định chính sách, niềm tin của người tiêu dùng đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Doanh số bán lẻ đã lại giảm mạnh lần nữa trong tháng Bảy, và dữ liệu việc làm hoặc sản xuất công nghiệp còn đáng thất vọng hơn nhiều khi xem xét đến mức độ kích thích tài khóa và GDP đã trở lại mức trước đại dịch.
Mức độ sử dụng công suất công nghiệp, ở mức 76%, thấp hơn 4% so với mức trung bình trong giai đoạn 1972-2020, và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, ở mức 61.7%, đã bị đình trệ trong 12 tháng và ở mức giữa những năm 1970.
Tổng tỷ lệ tiết kiệm tính theo phần trăm thu nhập khả dụng gần như đã biến mất, từ 33.8% vào tháng 04/2020 xuống 9.4% vào tháng 06/2021, gần như trở lại mức trước đại dịch.
Hãy đặt các chỉ số này trong bối cảnh mở cửa trở lại đã được hơn một năm, kích thích tài chính tương đương 3 ngàn tỷ USD, và kích thích tiền tệ 1.7 ngàn tỷ USD vào năm 2021. Hoa Kỳ có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu quốc gia này đã không thực hiện “kích thích” nền kinh tế.
Chúng ta không thể bỏ qua sự chậm lại của [nền kinh tế] ở Trung Quốc, nơi ngay cả dữ liệu chính thức cũng phản ánh sự chậm lại trong quá trình mở rộng. Nếu chúng ta xem xét sự khác biệt điển hình giữa dữ liệu chính thức và dữ liệu thực, chúng ta sẽ thấy rằng, chẳng hạn, quá trình hình thành tổng vốn đã chậm lại nhanh chóng vào năm 2021.
Sự chậm lại này rất quan trọng, bởi vì toàn bộ sự phục hồi của khu vực đồng euro phụ thuộc vào xung lực tài chính và tiền tệ bên cạnh Quỹ Phục hồi Âu Châu.
Sự phục hồi của khu vực đồng euro đang duy trì một số động lực tích cực đơn giản vì bị các động lực này bị trì hoãn lâu hơn. GDP của khu vực đồng tiền chung Âu Châu vẫn thấp hơn 3% so với mức trước đại dịch và việc làm cũng thấp hơn nhiều so với mức của các nền kinh tế tương đương, do đó chúng ta phải bổ sung số lao động cho các việc làm được cho tạm nghỉ, số này cao hơn 6 triệu người trong khi tỷ lệ thất nghiệp, ước tính là 7.1% cho tháng Tám, đang hồi phục chậm.
Dữ liệu này củng cố quan điểm của tôi rằng các ngân hàng trung ương sẽ duy trì chính sách siêu mở rộng của họ với những thay đổi rất khiêm tốn. Việc cắt giảm chương trình mua tài sản (của ngân hàng trung ương) có thể sẽ mang tính hình thức hơn là thực sự, và lãi suất sẽ vẫn ở mức thấp trong khi, trong trường hợp của khu vực đồng euro, là tiêu cực. Thực tế là trong khi các quan chức nói về việc giảm dần mua tài sản thì bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang đã mở rộng hơn nữa càng củng cố quan điểm này.
Mối đe dọa về sự leo thang căng thẳng quốc tế sau cuộc đảo chính của Taliban ở Afghanistan được thêm vào tác động của biến thể Delta của virus Trung Cộng, sẽ rõ ràng hơn vào mùa đông, như đã xảy ra vào năm 2020.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng, từ quan điểm của nhà đầu tư, chúng ta có thể đã vượt qua đỉnh phục hồi và các ngành có tính chu kỳ nhất đã và đang đánh giá thấp đà tăng đang chậm lại.
Tình hình tài khóa không bền vững của các nước phát triển khiến việc bình thường hóa chính sách trở nên bất khả thi. Theo Viện Tài chính Quốc tế, Ngân hàng Trung ương Âu Châu là bên mua nợ duy nhất của Ý và Tây Ban Nha, và điều này [chỉ] che đậy một rủi ro sắp xảy ra mà không loại bỏ được rủi ro này.
Lạm phát, mối đe dọa lớn đối với sự phục hồi, vẫn ở mức cao, và mặc dù một số thành phần đã điều hòa trở lại, nhưng các yếu tố quan trọng nhất đối với người tiêu dùng trung bình, là hàng hóa không thể thay thế, vẫn cao hơn mức của năm 2015.
Các ngân hàng trung ương đang phải đối mặt với sự lựa chọn ma quỷ do chính sách của họ tạo ra: Hoặc để lạm phát tăng và tạo ra vấn đề lạm phát đình trệ, hoặc khiến thị trường sợ hãi bằng cách giảm lượng mua. Các ngân hàng trung ương sẽ chọn hướng đầu tiên, không nghi ngờ gì nữa.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tiến sĩ Daniel Lacalle là nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis và là tác giả của “Tự do hoặc Bình đẳng”, “Thoát khỏi Bẫy Ngân hàng Trung ương” và “Cuộc sống trong Thị trường Tài chính”.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: