Hậu quả của việc Hoa Kỳ thất trận trước Trung Quốc (Phần 2)
Hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama nói với Viện Hudson rằng Trung Quốc và Nga có thể mở một “cuộc tấn công bất ngờ tương tự trận Trân Châu Cảng” ở Thái Bình Dương. Tờ Washington Examiner và tờ Reuters dẫn lời ông Nakayama nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ và Nhật Bản cần phải thể hiện quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc và Nga vì “các quốc gia này đang thực hiện các cuộc tập trận (quân sự) cùng nhau.” Họ tiến hành các cuộc thao diễn từ “Honolulu đến Nhật Bản”, nghĩa là “tuyến phòng thủ bảo vệ của Hoa Kỳ đang … lùi lại phía sau…”
Ông Nakayama cho biết Trung Quốc có thể sẽ chĩa mũi nhọn vào Đài Loan. Nhưng điều đó đe dọa đảo Okinawa (một hòn đảo của Nhật Bản có các căn cứ của Hoa Kỳ). Các cuộc tập trận ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương cho thấy các mục tiêu nhắm vào là Hawaii và Bờ Tây, do đó, ông không thể loại trừ một cuộc tấn công vào Hawaii tái hiện lại năm 1941 nhưng sử dụng vũ khí của thế kỷ 21. Năm 1941, Nhật Bản cũng tấn công Philippines và Đông Nam Á — một cuộc tấn công chiến lược nhiều mũi nhọn.
Ông Nakayama gọi chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “hung hăng … (trong) tư tưởng và ý chí … Vì vậy, hãy thức tỉnh. Chúng ta phải thức tỉnh.”
Tôi đồng tình [với quan điểm này]. Trong chuyên mục của tuần trước, tôi đã lập luận rằng thật “thiếu khôn ngoan khi tin rằng một cuộc chiến khốc liệt liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ chỉ giới hạn tại Eo biển Đài Loan và kết thúc cùng với sự tổn thất của Đài Loan.” Hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn tấn công đất liền của Trung Quốc có thể vươn tới phía đông Thái Bình Dương. Trong một ý đồ chiến lược gần đây của Ngũ Giác Đài, hỏa tiễn của Trung Quốc bắn trúng các căn cứ của Hoa Kỳ trong khu vực — nghĩa là chúng sẽ đánh trúng Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam và có lẽ là cả Úc, Singapore và Hawaii.
Trung Quốc có mục tiêu nhắm đến các vùng lãnh thổ. Trung Quốc muốn băng qua “chuỗi đảo đầu tiên” (miền nam Nhật Bản đến Borneo). Điều đó tương đương với đánh chiếm Đài Loan. Quốc gia này cũng nhắm mục tiêu đến “chuỗi đảo thứ hai” từ bờ biển phía đông của Honshu (vị trí của Tokyo) qua đảo Guam đến New Guinea.
Lưu ý: Đảo Guam là vùng lãnh thổ có chủ quyền của Hoa Kỳ. Giống như California và Vermont.
Trung Quốc cộng sản đang tiến hành các hoạt động “chuẩn bị quân sự chiến đấu” trên bốn mặt trận, ba trong số đó là tại Thái Bình Dương. Thứ nhất: Đối đầu với Ấn Độ trên dãy Himalaya, lính đánh bộ của Trung Quốc dần tiến về phía trước — các tuyến đường tiếp tế cho một cuộc chiến tranh ở tiểu lục địa. Thứ 2: Các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông (South China Sea, tây Thái Bình Dương) từng bước tiến về phía Singapore, Eo biển Malacca, và Ấn Độ Dương. Thứ 3: Lực lượng của Trung Quốc thường xuyên thăm dò các vùng không [phận] và vùng lãnh hải lân cận. Cuộc thăm dò mang tính khiêu khích nhất là tại khu vực của Đài Loan và Nhật Bản. Thứ 4: Các nhà ngoại giao Trung Quốc tìm kiếm các căn cứ trên toàn thế giới nhưng đặc biệt là các căn cứ ở Thái Bình Dương. Năm 2019, Kiribati cắt đứt liên hệ ngoại giao với Đài Loan. Hiện tại, Trung Quốc đang dự định nâng cấp các phi trường của Kiribati — cách đảo Hawaii 1,800 dặm.
Đâu là khung thời gian để kích hoạt cuộc chiến này? Vào khoảng năm 1992-1993, cố giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Andrew Marshall, đã đưa cho các chuyên gia tư vấn của mình một thử nghiệm tư tưởng dài hạn: Làm thế nào Hoa Kỳ có thể chiến đấu và giành chiến thắng trước Trung Quốc trong cuộc chiến vì sự tồn vong của quốc gia vào khoảng năm 2020 hoặc 2025?
Vâng, một lời tiên tri rùng mình. Điều gì kìm chân được cuộc chiến tranh phía tây Thái Bình Dương này không leo thang thành một cuộc chiến vì sự tồn vong của quốc gia đây?
Không gì cả — đó là nguyên nhân vì sao Trung Quốc phải bị ngăn cản hoặc chặn đứng nếu họ tấn công Đài Loan.
Ba yếu tố trên cho thấy Trung Quốc có thể tấn công vào năm 2023 hoặc năm bầu cử [của Hoa Kỳ] 2024. Thứ nhất: Chính phủ ông Biden không đủ năng lực. Sự thất bại ở Afghanistan của họ đã tạo ra những lo ngại nghiêm trọng về độ khả tín của Hoa Kỳ. Thứ 2: Sự chia rẽ làm xói mòn ý chí phản kháng của người dân Hoa Kỳ. Một ví dụ gây tranh cãi là: các diệu kế của câu lạc bộ tài năng làm giảm nhuệ khí như “thuyết sắc tộc trọng yếu” (đúc kết lại từ chủ nghĩa bộ lạc Marxist) đang được áp đặt lên quân đội.
Ý chí là rất quan trọng. Nhà lập luận chiến lược người Prussia Carl von Clausewitz đã gọi chiến tranh là một cuộc đụng độ ý chí.
Thứ 3: Hoa Kỳ chưa có biện pháp trực tiếp nào chống lại chiến lược Chống Tiếp cận/Chống xâm nhập khu vực của Trung Quốc vốn đang đe dọa hủy diệt các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ khi các tàu này di chuyển đến phía tây Thái Bình Dương. Hải quân Hoa Kỳ không thể mạo hiểm để mất đi hàng không mẫu hạm được.
Nếu Trung Quốc nhanh chóng thắng trận chiến lớn với Đài Loan và [khi chiến tranh] nổ ra, [chúng ta] có thể mất những gì? Dưới đây là danh sách những hậu quả khủng khiếp đáng suy ngẫm. Okinawa — lãnh thổ của Nhật Bản rơi vào tay Trung Quốc. Bắc Kinh vô hiệu hóa Singapore, giành quyền kiểm soát tuyến đường biển trọng yếu vào Ấn Độ Dương. Nam Hàn, Nhật Bản và Australia thì bị cô lập.
Chẳng may Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ tấn công California nếu như Hoa Kỳ không từ bỏ đảo Guam, thì những nhân vật như Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ nói gì? Phải chăng Bắc Kinh đang đưa ra một lời đề nghị xâm nhập chính trị không thể từ chối?
Chúng ta có thể ngăn chặn Trung Quốc — nếu chúng ta không thể hiện sự yếu kém [của mình]. Vấn đề trong chiến đấu của hạm đội Hải quân [Hoa Kỳ] năm 2021 và khái niệm hỏa lực tầm xa của Lục quân là những ví dụ điển hình về các khái niệm hoạt động quân sự sáng tạo có thể đánh bại Trung Quốc. Những thứ chúng ta có thể sử dụng là một số tàu thuyền nhỏ, giá thành phải chăng được trang bị vũ khí trấn áp hỏa lực trên cạn của Trung Quốc để đội hàng không mẫu hạm có thể thực hiện một đòn ân huệ.
Tác giả Austin Bay là Thượng tá (đã nghỉ hưu) của Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ, tác giả, ký giả trang chuyên đề tổng hợp, giảng viên chiến lược và lý thuyết chiến lược tại Đại học Texas ở Austin. Cuốn sách mới nhất của ông là “Cocktails from Hell: Five Wars Shaping the 21st Century” (“Rượu Cocktail từ Địa ngục: Năm Cuộc chiến Định hình Thế kỷ 21”).
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: