Hãng công nghệ Trung Quốc Tencent, nạn nhân ‘chống độc quyền’ mới nhất của Bắc Kinh
Các đại công ty công nghệ Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với sự giám sát của Bắc Kinh. Một trong mười công ty lớn nhất thế giới, đại công ty Internet Trung Quốc Tencent, gần đây đã bị phạt và có thời hạn 30 ngày để chấm dứt độc quyền phát nhạc trực tuyến của mình.
Hôm 24/07, trang web chính thức của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc đã báo cáo rằng giao dịch Tencent mua lại cổ phần của China Music Group vào tháng 07/2016 đã tạo thành việc thực hiện “Tập trung các nhà Điều hành Kinh doanh” bất hợp pháp. Cục này đã yêu cầu Tencent chấm dứt bản quyền âm nhạc độc quyền trong vòng 30 ngày và yêu cầu đại công ty công nghệ này phải nộp báo cáo hoạt động hàng năm trong 3 năm tới. Tencent cũng bị phạt 500,000 nhân dân tệ (75,000 USD).
Trong một báo cáo độc quyền hôm 12/07, Reuters dẫn lời hai người trong cuộc nói rằng Trung Cộng đã yêu cầu công ty truyền thông âm nhạc trực tuyến do Tencent kiểm soát phải từ bỏ quyền phát trực tuyến độc quyền của họ, nếu không có thể phải đối mặt với mức phạt ít nhất là 10 tỷ nhân dân tệ (1.5 tỷ USD). Nếu Tencent đồng ý từ bỏ bản quyền, tiền phạt sẽ giảm xuống còn 500,000 nhân dân tệ (75,000 USD).
Tencent đã mua lại 61.64% cổ phần của China Music Group vào ngày 12/07/2016, và giành quyền kiểm soát công ty. Vào tháng 12/2016, Tập đoàn Âm nhạc Trung Quốc được hợp nhất giờ đây đã được đổi tên thành Tập đoàn Giải trí Âm nhạc Tencent. Các thủ tục đăng ký đã hoàn tất cho giao dịch cuối cùng vào ngày 06/12/2017.
Văn bản phạt nêu rõ rằng khi giao dịch thâu tóm diễn ra vào tháng 07/2016, số lượng người dùng hàng tháng của Tencent và China Music Group lần lượt là 160 triệu và 230 triệu, với thị phần lần lượt là 33.96% và 49.07%. Thời gian người dùng hàng tháng là 805 triệu giờ và 698 triệu giờ, với thị phần lần lượt là 45.77% và 39.65%. Hai công ty này cùng nhau nắm giữ tổng thị phần hơn 80%.
Tài liệu nói thêm rằng Tencent đã giành được thị phần cao hơn bằng cách sáp nhập với các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường; dịch vụ phát trực tuyến của Tencent hiện sở hữu hơn 80% thị phần Trung Quốc, có, hoặc có thể có tác động loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
Cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ Trung Cộng
Gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng “luật chống độc quyền” để đàn áp một số công ty công nghệ lớn bao gồm Alibaba, Tencent và Baidu. Hình phạt nghiêm khắc nhất được đưa ra hôm 10/04/2021 đối với Tập đoàn Alibaba, với mức phạt 18.228 tỷ nhân dân tệ (2.73 tỷ USD).
Tencent đã bị phạt ba lần, trong tổng số 9 vụ phạt, với mức phạt lên tới 4.5 triệu nhân dân tệ (khoảng 675,000 USD).
Đáp lại cuộc đàn áp của Trung Cộng đối với các đại công ty công nghệ Trung Quốc, nhà bình luận chính trị Lý Yến Minh (Li Yanming) hiện đang ở Hoa Kỳ và là một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng từ quan điểm của một người ngoài cuộc, thoạt đầu những đòn giáng gần đây của Bắc Kinh dường như khiến người ta choáng váng. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường là những cuộc đấu tranh trong nội bộ Trung Cộng.
Các công ty bị nhà cầm quyền trừng phạt đều do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân ủng hộ. Sự phát triển và tăng trưởng của Tencent bắt đầu từ thời Giang Trạch Dân và nó có mối liên hệ chặt chẽ với các nhóm lợi ích chính trị và kinh doanh quyền lực của Giang.
Do Winnie Han thực hiện
Thiện Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: