Hai vở Ballet kinh điển: “Vũ điệu dang dở” và “Đôi giày đỏ”
Khi Covid-19 khiến Hoa Kỳ phải phong tỏa nhiều thành phố, thì các môn nghệ thuật biểu diễn chịu ảnh hưởng rất nặng nề, đặc biệt là với múa ballet. Các vũ công có rất ít không gian để nhảy khi họ không thể đến các studios hay nhà hát, họ cũng không có cơ hội để nhảy những điệu “pas de deux” lãng mạn (vũ điệu dành cho 2 người) trong khi phải thực hiện giãn cách xã hội.
Thật không may, có một vài sự kiện lớn lại đến trong năm 2020 như kỷ niệm 80 Nhà Hát Vũ Kịch Mỹ (ABT). Mùa diễn xuân hè và mùa thu cùng các buổi biểu diễn trong các sự kiện đặc biệt khác đã bị huỷ bỏ. Những màn diễn tạo hình mô phỏng không thể thay thế được cho các vũ công thực thụ.
Để bày tỏ sự yêu mến dành cho ballet khi mùa diễn kỷ niệm 80 của ABT đã bị huỷ bỏ một cách bi thảm, tôi xem lại hai vở ballet kinh điển. “Vũ Điệu Dang Dở ”- năm 1947 và “Đôi Giày Đỏ”- 1948. Mặc dù một bộ phim của Mỹ và một của Anh, nhưng cả hai bộ phim sẽ cho khán giả hiểu rằng vì sao các vũ công phải được nhảy.
Trong “Vũ điệu còn dang dở”, nói về một nữ sinh trường múa tên Meg Merlin (do Margaret O’Brien đóng), rất thích xem nữ diễn viên ballet Ariane Bouchet (Cyd Charisse đóng) nhảy hơn là lên lớp. Khi nữ diễn viên ballet nổi tiếng La Darina (Karrin Booth) tới đóng vai chính trong ba vở. Meg không muốn thấy thần tượng Ariane của mình bị ra rìa. Cô bé quyết định tắt đèn trong buổi biểu diễn nhằm làm Darina bẽ mặt. Tuy nhiên, thay vào đó chính cô bé bị mắc bẫy, một tai nạn khủng khiếp xảy ra đã dạy cho Meg, Ariane Darina bài học về vũ đạo, tình yêu thương và sự tha thứ.
Trong “Đôi Giày Đỏ”, nhà soạn nhạc Julian Craster (Marius Goring) đã nhận ra rằng thầy giáo của anh đã đánh cắp bản nhạc của anh để soạn nhạc cho vở ballet. Tuy nhiên, sau khi nói sự thật với bầu sô Boris Lermontov (Anton Walbrook), anh được nhận vào làm trợ lý cho dàn nhạc của Nhà hát nhạc Vũ Kịch của Lermontov. Khi đó, nữ diễn viên ballet đáng yêu Victoria Paige (Moira Shearer) gặp Lemotove ở một bữa tiệc và anh đã mời cô về nhà hát để thay thế cho nữ diễn viên ballet chính của nhà hát nghỉ để kết hôn, Vicky đã tỏa sáng với vở “Đôi Giày Đỏ” do Julian soạn nhạc. Nhưng Lermontov lại tức giận với mối tình của Vicky và Julian. Cô buộc phải lựa chọn giữa tình yêu và sự nghiệp.
Phim cổ điển phiên bản Anh và Mỹ
Trước năm 1968, Hollywood không có hệ thống bình chọn. Từ năm 1934 tới năm 1968, Bộ Tiêu Chuẩn Sản Xuất Phim Ảnh (Motion Picture Production Code) đề ra các tiêu chuẩn cho các bộ phim Mỹ. Cơ quan quản lý việc thực thi bộ luật này (Production Code Administration – PCA) chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung. Sẽ không có bộ phim nào được phát hành mà không được đóng dấu chấp thuận của PCA, để đảm bảo nội dung phim được nằm trong chuẩn mực mà được xã hội chấp thuận. Bộ tiêu chuẩn này được duy trì từ năm 1934 đến 1954, Joseph I.Breen là người phụ trách PCA đã thực thi bộ tiêu chuẩn này một cách rất hiệu quả.
Không phải tất cả các phim được sản xuất trong thời gian từ 1934 -1954 đều phù hợp với tiêu chuẩn này một cách chính xác. Chỉ những phim được PCA kiểm duyệt mới đạt được. Các phim của Anh được giám sát bởi Hội đồng kiểm duyệt phim Anh (British Board of Film Censors), là một hội đồng các nhà làm phim được thành lập năm 1912 để kiểm duyệt nội dung phim. Nhưng nó không có những bộ quy tắc cụ thể về việc nội dung nào được phép và không được phép. Chỉ cho tới khi T.P.O’Çonnor trở thành chủ tịch của BBFC năm 1916, ông mới đưa ra 43 tiêu chí bị cấm trong phim.
Mặc dù cả PCA và BBFC đều được thành lập để kiểm soát chuẩn mực của ngành điện ảnh, nhưng chỉ có một tổ chức là thật sự làm tốt công việc này. Trong khi PCA của Mỹ xem xét các bộ phim trước khi nó được sản xuất, loại bỏ những nội dung không phù hợp, nên phim được chỉnh sửa rất ít sau khi đã hoàn tất. Ngược lại BBFC hiếm khi xem xét nội dung phim trước khi nó được sản xuất (mặc dù sau thế chiến II các nhà làm phim cũng bắt đầu tìm kiếm sự tư vấn cho các kịch bản), BBFC thường chỉ cắt xén nội dung sau khi phim đã được hoàn thành. Mặc dù được vận hành bởi chính hội đồng của ngành điện ảnh, kiểu kiểm duyệt này của BBFC không thể giúp ngành điện ảnh thật sự có được những bộ phim đạt tiêu chuẩn giống như của Mỹ.
Mặc dù PCA đã cấp phép cho nhiều bộ phim nước ngoài vào Mỹ, nhưng những bộ phim này vẫn không đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao như các bộ phim được sản xuất tại Mỹ. Sự khác biệt thể hiện rất rõ ràng giữa hai bộ phim vũ kịch trên. Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức, những điểm u tối của bộ phim Anh khiến khoảng cách khác biệt này càng lớn.
Câu chuyện của những đôi chân khiêu vũ
“Vũ điệu dang dở” là một bộ phim vũ kịch đầu tiên của Hollywood. Quý cô Cyd Charisse bắt đầu học ballet lúc 6 tuổi để tăng cường sức khoẻ và đã yêu thích bộ môn này ngay lập tức. Ở tuổi 12, cô bắt đầu học tại Los Angeles với các nghệ sĩ ballet như Adolph Bolm và Bronislava Nijinska. Năm 14 tuổi cô đã thử vai cho vở ballet Russe de Monte-Cardlo, cô được nhận, và lưu diễn khắp châu Âu. Ở Paris, cô đã kết hôn với vũ công và biên đạo múa Nico Charisse, người đã dạy cô nhiều năm trước ở Los Angeles. Họ chuyển đến Hollywood đúng thời gian đoàn Ballet Russe tan rã trong Thế Chiến II.
Mặc dù vậy Karin Booth, không phải là một diễn viên ballet thực sự, nên có diễn viên đóng thế. Tuy nhiên cô ấy cũng từng học múa và đã từng học với Mia Slavenska. Cô đã phải học hàng ngày với biên đạo múa người Nga David Lichine để có thể có những cảnh quay cận cảnh đẹp và chân thực, theo tờ Los Angeles Times đưa tin.
Cô vũ công nhí 9 tuổi Margaret O’Brien đã múa từ khi cô ấy còn là một đứa bé. Cô đã theo học vũ công người Nga, và đặc biệt rất thích ông Lichine. Cô đã tự múa tất cả các màn vũ đạo trong phim bao gồm cả việc nhảy trên đầu ngón chân.
“Đôi Giày Đỏ” được đánh giá cao bởi các diễn viên đều là những vũ công ballet thực sự. Diễn viên chính Moira Shearer là một diễn viên múa ballet nổi tiếng tại nhà hát vũ kịch Sadler’s Wells ở Anh. Robert Helpmann là một vũ công người Úc vào vai Ivan Boleslawsky, diễn viên ballet hạng nhất của Lermontov, đã giới thiệu cô với nhà làm phim Michael Powell và Emeric Pressburger. Đã làm việc với cô ở Sadler’s Wells, anh biết cô sở hữu vẻ đẹp, tài năng diễn xuất và kỹ thuật vũ đạo cần thiết cho vai diễn. Sau một năm, Moira đã miễn cưỡng nhận vai, theo lời nhận xét của Adrienne L.McLean đăng trên tờ Dance Chronicle năm 1987.
Nhân vật Grischa Ljubov, Biên đạo múa và vũ công chuyên nghiệp của nhà hát Ballet Lermontov do Leonide Massine đóng là một vũ công nổi tiếng của Nga và là biên đạo cho vai diễn của anh trong vở ballet Đôi Giày Đỏ. Phần còn lại của những màn diễn dài 17 phút được biên đạo bởi Helpmann. Nữ vũ công chính của nhà hát, Irina Brodskaya đóng vai Ludmilla Tcherina, nữ vũ công người Pháp mà Michael Powell tuyển chọn, học giả lịch sử và truyền thông Mark Connelly nói rằng cô được chọn bởi “vẻ đẹp khác thường”.
Vũ Công Phải Được Nhảy Múa
Đối với các vũ công ballet chuyên nghiệp, nhảy múa không đơn giản chỉ là nghề nghiệp. Đó là cuộc sống của họ. Cả hai bộ phim đều nhấn mạnh rằng việc nhảy múa quan trọng như thế nào đối với các vũ công ballet. Trong ‘Vũ Điệu Dang Dở”, Ông Paneros (Danny Thomas), người vệ sĩ của Meg cố gắng thuyết phục Meg rằng cô nên từ bỏ ballet. Và cô trịnh trọng tuyên bố rằng, “Nếu một vũ công không thể nhảy nữa, cô ấy sẽ chết”. Trong “Đôi giày đỏ”, khi biết Vicky là một nữ vũ công ballet, Lermontov hỏi cô, “Tại sao cô muốn nhảy?”. Cô hỏi lại, “Tại sao anh muốn sống?”. Lermontov nói, “Ồ, tôi không rõ nữa, nhưng tôi phải sống”. Vicky đáp lại đơn giản, “Đó cũng là câu trả lời của tôi”.
So sánh hai bộ phim để thấy được sự khác biệt trong nghệ thuật và khía cạnh đạo đức. Trong khi “Đôi Giày Đỏ” có nhiều các đoạn cảnh múa ballet cổ điển, và thiếu tính logic là điều khá rõ ràng. “Đôi Giày Đỏ” cho thấy sự giằng xé của nữ vũ công giữa nghệ thuật và tình yêu đến mức tự huỷ hoại bản thân mình. Cái kết bi thảm đã khiến cả bộ phim trở nên u tối, khiến một câu chuyện phía sau tấm màn sân khấu trở thành màn kịch ảnh hưởng tới các bộ phim sau này về các nữ diễn viên ballet.
Ngược lại, “Vũ Điều Dang Dở” lại mô tả một nữ diễn viên ballet vượt qua được thảm kịch để tìm được sự hoàn thiện. Trong khi bộ phim kia, Darina đã phải trở nên phát điên và tự sát, thì bộ phim này cô lại tìm thấy niềm hạnh phúc trong việc dạy giỗ Meg. Một bộ phim có kết thúc trong ảm đạm, trong khi phim còn lại cho thấy sức mạnh của sự tha thứ và cứu rỗi.
Vũ Điệu Dang Dở bắt đầu với những dòng triết lý sau: “Rất lâu rất lâu trước khi người ta cất tiếng hát, thì người ta nhảy múa. Bước ra từ màn vũ điệu của họ là một thế giới mới, một thế giới kỳ lạ và diệu kỳ của ballet”. Tôi hi vọng rằng trong khi các sân khấu vẫn còn phải để trống, các khán giả có thể thay thế bằng cách thưởng thức các bộ phim kinh điển về môn vũ đạo này và những vũ công cũng có thể tìm thấy niềm vui trong khi chiêm nghiệm vẻ đẹp từ khía cạnh khác của vũ đạo bên cạnh việc được biểu diễn cho tới khi có thể trở lại sân khấu!
Biên dịch: Hồng Xu