Hải quan Hoa Kỳ thu giữ 16,620 sản phẩm Apple giả xuất xứ từ Trung Quốc
Các quan chức hải quan Hoa Kỳ ở Los Angeles đã thu giữ 16,620 sản phẩm Apple giả trong một lô hàng trên tàu gần đây đến từ Trung Quốc.
Bên trong lô hàng là 2,400 cặp tai nghe không dây AirPods giả và 14,220 cáp sạc Lightning giả, theo một tuyên bố ngày 9/9 từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP). Cáp Lightning là một nhãn hiệu độc quyền của máy tính và các đầu nối nguồn do Apple thiết kế.
Nếu là hàng thật, những mặt hàng giả này sẽ có giá bán lẻ đề xuất là 651,780 USD.
CBP đã phát hiện ra những sản phẩm Apple giả này khi đang kiểm tra hai lô hàng cập cảng biển Los Angeles/Long Beach vào ngày 2/7 và 15/7.
🟢NEWS RELEASE🟢 LA/LB Seaport Seizes over 16,000 Counterfeit @Apple AirPod Wireless Earphones & Lightning Cables valued @ over $650K. @CBP facilitates legitimate trade, enforces law, & protects the American economy to ensure consumer safety. Full Story @ https://t.co/C5Xu0fO8Y8 pic.twitter.com/0SNYTPt8cG
— Director of Field Operations, Cheryl M. Davies (@DFOLosAngeles) September 9, 2020
Ông Carlos C. Martel, Giám đốc điều hành của CBP tại Los Angeles, cho biết, “Sản phẩm giả có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hoa Kỳ, vì mỗi lần người tiêu dùng mua phải hàng giả, một công ty hợp pháp sẽ mất doanh thu”.
“Điều này giải thích cho việc lợi nhuận và việc làm của Hoa Kỳ bị mất theo thời gian.”
Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp hàng giả hàng đầu vào thị trường Hoa Kỳ. Theo các thống kê từ Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, CBP đã thực hiện 27,599 vụ bắt giữ trong năm tài khoá 2019. Số hàng hóa này, nếu là hàng thật, có thể có giá bán lẻ ước tính hơn 1.5 tỷ USD.
Đồng hồ và đồ trang sức chiếm 15% trong số 27,599 vụ bắt giữ, tiếp theo là quần áo và phụ kiện với 14%. Điện tử tiêu dùng chiếm 10%, tương đương 2,681 vụ bắt giữ.
Trong số những vụ bắt giữ năm ngoái, 13,293 vụ, tương đương 48%, có nguồn gốc từ Trung Quốc, tiếp theo là Hồng Kông với 9,778 vụ, tương đương 35%.
Ông Donald R. Kusser, Giám đốc cảng của CBP tại cảng biển Los Angeles/Long Beach, cho biết, “Các mặt hàng điện tử giả không được trải qua quá trình kiểm tra an toàn chặt chẽ như các mặt hàng hợp pháp và thường rất nguy hiểm”.
“Người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi mua đồ điện tử từ những nguồn không hợp pháp.”
Trong vài tháng qua, các quan chức CBP đã thực hiện nhiều vụ bắt giữ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cũng tại Los Angeles, vào tháng 6, CBP đã chặn một lô hàng từ Trung Quốc chứa 16,340 chiếc váy ngủ nữ hàng nhái mang logo của Gucci, Facebook và Instagram. Những chiếc váy giả này sẽ có tổng giá bán lẻ đề xuất hơn 5.4 triệu USD nếu chúng là hàng thật.
Vào ngày 27/7, các quan chức CBP ở Chicago thông báo rằng họ đã thu giữ tổng cộng 19,888 giấy phép lái xe Hoa Kỳ giả mạo trong các lô hàng riêng biệt từ ngày 1/1 đến ngày 30/6. Phần lớn các lô hàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hồng Kông, trong đó có một số đến từ Anh và Hàn Quốc.
Tại Cincinnati vào ngày 14/8, các quan chức CBP đã thu giữ 7,500 bao điện thoại giả và 2,040 nắp mặt trước điện thoại giả trong 3 lô hàng đến từ Trung Quốc. Bao và nắp mặt trước được dán nhãn Apple hoặc Samsung, và các lô hàng này được chuyển đến cho các cá nhân ở Laredo, Texas và El Salvador.
Vào ngày 25 tháng 8, CBP thông báo gần đây đã thu giữ 62 chiếc nhẫn vô địch thể thao giả ở Chicago. Những chiếc nhẫn này được tìm thấy trong một lô hàng có xuất xứ từ Thượng Hải và đang đi đến một cửa hàng ở Aurora, Illinois. Nếu là thật, những chiếc nhẫn này sẽ có tổng giá trị là 93,600 đô la.
Trong số 62 chiếc nhẫn giả có 37 chiếc nhẫn Superbowl dành cho ba đội trong Liên đoàn bóng đá quốc gia: Washington Redskins, Denver Broncos và St. Louis Rams. Các nhẫn khác dành cho các đội trong các giải đấu thể thao khác là NBA (Hiệp hội bóng rổ quốc gia), MLB (Giải bóng chày nhà nghề) và NHL (Liên đoàn khúc côn cầu quốc gia), chẳng hạn như Chicago Cubs, Pittsburgh Pirates, Boston Celtics, Cleveland Cavaliers và Philadelphia Flyers.
Tác giả: Frank Fang