Hai ngày trước khi được trả tự do, một tù nhân lương tâm ở Trung Quốc bị đánh đập tới thiệt mạng
Hôm 04/09, bà Tô Vân Hà (Su Yunxia), 67 tuổi, đã bị đánh đập tới thiệt mạng tại nhà tù nữ Hắc Long Giang, chỉ cách hai ngày trước khi bản án 5 năm của bà kết thúc.
Bị bỏ tù vì đức tin của mình, bà Tô đã bị đánh đập chỉ vì không chấp nhận từ bỏ môn tu luyện mà trước đây đã từng được chính quyền công nhận tên là Pháp Luân Công, theo Minh Huệ (Minghui.org), một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên ghi lại về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Cộng.
“Mỗi một học viên Pháp Luân Công đều phải ký vào cái gọi là ‘ba tuyên bố’ – tuyên bố từ bỏ môn tu luyện ôn hòa này – nếu người đó muốn nhận được thông báo tại ngoại,” Minh Huệ đưa tin. “Nếu không thì người đó sẽ bị các tù nhân tra tấn thậm tệ.” Những người này sẽ được cai ngục chỉ định vài ngày trước khi bản án kết thúc.
Bà Tô đã tu luyện Pháp Luân Công hơn hai chục năm. Còn được biết đến với tên gọi là Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Công dạy các học viên trở thành người tốt bằng cách tuân theo các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Vào tháng 07/1999, chế độ cộng sản Trung Quốc đương quyền đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo nhằm xóa sổ môn tu luyện này.
Trang Minh Huệ ban đầu đưa tin rằng bà Tô đã bị giam giữ tại trại lao động Vạn Gia ở Cáp Nhĩ Tân vào tháng 06/2001. Để buộc bà từ bỏ đức tin của mình, các cai ngục đã trói cổ tay bà Tô vào tầng trên cùng của một chiếc giường tầng, vốn cao hơn bà, đồng thời buộc bà phải kiễng người bằng đầu ngón chân. Mỗi khi bà muốn để ngón chân nghỉ ngơi, thì sợi dây sẽ cắt vào cổ tay của bà. Tất cả sức nặng của bà sẽ làm cho bà bị thương ở cổ tay hoặc ngón chân.
Bà Tô sau đó đã bị bắt và bị giam giữ nhiều lần nữa trong hai thập niên tiếp theo.
Bà Tô đến từ quận Đạo Ngoại của thành phố Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang phía đông bắc Trung Quốc. Theo những người quen biết bà, bà Tô rất quan tâm đến các thành viên trong gia đình, cũng như hàng xóm và bạn bè.
Vào chiều ngày 07/09/2016, khi bà Tô đi gặp một học viên Pháp Luân Công khác là bà Phan Văn Lệ (Pan Wenli) tại quê nhà, [thì hai người bị bắt]. Sau đó, họ đã bị giam giữ tại đồn cảnh sát Tam Khỏa Thụ (Sankeshu) chỉ đơn giản vì họ có các quyển sách nhỏ giới thiệu [về môn tu luyện mình đang thực hành] trong túi xách và nói với mọi người về sự thật rằng bản chất Pháp Luân Công thực sự là gì, trái ngược với các báo cáo trên các hãng thông tấn do nhà nước kiểm soát mà nhà cầm quyền này sử dụng để biện minh cho cuộc đàn áp của mình.
Vài giờ sau, cảnh sát đã đột kích vào nhà của bà Tô và lấy đi máy tính, các cuốn sách, và tiền mặt của bà.
Chồng của bà Tô, người trông cậy vào sự chăm sóc của bà, đang nằm liệt giường [tại thời điểm đó]. Ông đến đồn cảnh sát và văn phòng cảnh sát huyện với sự giúp đỡ của người thân để yêu cầu trả tự do cho bà Tô, nhưng đã bị từ chối. Ông đã không được phép thăm bà Tô trong trại giam.
Vào ngày 31/03/2017, bà Tô đã bị kết án 5 năm tù giam và bị phạt 10,000 nhân dân tệ (khoảng 1,565 USD), vì bà không chấp nhận từ bỏ đức tin của mình.
Kể từ đó, bà Tô bị giam tại nhà tù nữ Hắc Long Giang – một trong những nhà tù khét tiếng nhất Trung Quốc, nơi mà chế độ này đã bức hại dã man các học viên Pháp Luân Công, sử dụng mọi hình thức tra tấn.
Theo trang Minh Huệ, hiện vẫn chưa rõ tình hình của của bà Phan ra sao. Nhà cầm quyền này không khuyến khích các thành viên gia đình tiết lộ tình trạng của các học viên đang bị giam giữ cho những người khác.
Theo thông tin mà trang Minh Huệ có được, nhà tù nữ Hắc Long Giang đã buộc tất cả các học viên Pháp Luân Công mới bị giam giữ phải xem một video tẩy não suốt 12 tiếng một ngày trong vòng ba tháng không nghỉ, sau đó buộc những học viên nào vẫn không chịu từ bỏ đức tin của mình phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ xíu suốt mười tiếng mỗi ngày bên trong một căn phòng không hề có máy sưởi hoặc máy lạnh. Nhân viên nhà tù cũng không cho phép các học viên ngủ trong nhiều tuần, bắt nhịn ăn, và đánh đập các học viên.
Trong suốt 22 năm qua, ước tính có hơn 1,000 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tại nhà tù nữ Hắc Long Giang. Ít nhất 31 người trong số họ đã bị bức hại đến chết, và khoảng 90 phần trăm những người khác đã bị tra tấn đến mức cơ thể của họ không thể hồi phục ngay cả sau khi họ được điều trị lâu dài.
Bà Nicole Hao là một phóng viên sinh sống tại Hoa Thịnh Đốn. Bà tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Trước khi gia nhập Epoch Media Group hồi tháng 07/2009, bà từng là giám đốc sản phẩm toàn cầu cho một doanh nghiệp đường sắt ở Paris, Pháp.
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: