Hạ chí
Tôi nghĩ đến việc lại viết về video clip bị săm soi kỹ nhất trong vài tuần qua, về vị tổng tư lệnh của chúng ta, già Joe sinh trưởng tại Scranton khi đang cố gắng tháo thân khỏi chiếc-xe-đạp-đã-biến-thành-bạch-tuộc của mình.
Hầu hết các nhan đề tôi thấy đều nói rằng già Joe đã “ngã xe”.
Trong những đoạn clip mà tôi xem, có vẻ như ông ấy đã dừng xe, nhón một chân xuống đất, rồi ngã nhào.
Báo The Post (tờ báo tốt ấy, chứ không phải tờ WaPo) đã phỏng đoán rằng thủ phạm là một chiếc lồng bàn chân gắn trên bàn đạp, một chiếc lồng kiểu cách, đã khiến ông ấy vấp ngã.
Sao cũng được.
Một người hài hước đã chia sẻ liên kết đến một bài báo (có thể là giả mạo) với nhan đề hấp dẫn “Chủ Nghĩa Anh Hùng Trong Cú Ngã Xe Đạp Của Ông Biden” (“The Heroism of Biden’s Bike Fall”).
“Tổng thống đã minh họa một cách duyên dáng một bài học quan trọng cho tất cả người Mỹ,” nhan đề phụ biện minh — “khi chúng ta ngã, chúng ta phải đứng dậy.”
Đó không phải là bài học mà tôi rút ra từ tai nạn của ông Biden, nhưng có lẽ chúng ta có thể nói rằng vụ tai nạn đã được diễn giải quá mức về mặt ngữ nghĩa.
Nhưng vì tôi viết chỉ cách một hoặc hai ngày trước một sự kiện quan trọng — hạ chí — nên tôi muốn để tấn hài kịch đen tối của chính phủ Tổng thống Biden sang một bên.
Như đợt gióng trống khua chiêng cuồng loạn, chống ông Trump của tòa trá hình do Dân-biểu-sắp-về-vườn Liz Cheney (Dân Chủ-Wyoming) chủ trì chẳng hạn.
Theo thói quen của tôi vào thời điểm này trong năm, tôi muốn gói gọn (như cách các nhà hiện tượng học thích nói) toàn bộ sự tĩnh lặng mang tính đảng phái khó chịu đó vào trong ngoặc và nói đôi điều về bước ngoặt chuyển mùa mà chúng ta gặp phải trong tuần này ở Bắc bán cầu.
Vào lúc 5 giờ 13 phút sáng theo giờ New York, ngày 21 tháng Sáu, mặt trời đã đạt đến điểm cực bắc của năm.
Trong những ngày tiếp theo, hiện tượng này có vẻ sẽ tạm dừng một thời gian ngắn. Tiếp đến, (đầu tiên) mặt trời sẽ bắt đầu di chuyển chậm về phía nam, khiến ngày trở nên ngắn hơn và (cuối cùng) nhiệt độ sẽ giảm dần.
Vào ngày hạ chí (“solstitium,” tiếng Latinh có nghĩa là “tắt nắng”) ở những vùng này, chúng ta sẽ có khoảng 15 giờ 5 phút ánh sáng ban ngày.
Vào thời điểm ngày đông chí đến gần Giáng Sinh, chúng ta sẽ giảm xuống còn 9 giờ 8 hoặc 9 phút.
Lạnh thật! Và bật đèn lên nào!
Mỗi mùa hè đều có một buổi biểu diễn các tác phẩm của Shakespeare ở ngoài trời, gần nơi chúng tôi ở, và tôi luôn tán thưởng khi vở “Giấc Mộng Đêm Hè” (“A Midsummer Night’s Dream”) được trình diễn.
Vở kịch năm nay là “King John”, một trong những vở kịch ít được biểu diễn nhất trong các tác phẩm của Người kể chuyện xứ Avon (“Bard of Avon”, biệt danh của Shakespeare).
Tuy nhiên, vở kịch này cũng nói về một trong những quốc vương ít được mến mộ nhất trong tất cả các vị vua ở Anh, có lẽ vì thế mà nó mang hơi hướng thực tại.
Năm ngoái, một số giao thức COVID còn sót lại đã yêu cầu thực hiện vài biện pháp “giãn cách xã hội” tạm thời.
Tôi cho rằng chúng ta sẽ không thực thi các biện pháp đó trong buổi biểu diễn năm nay.
Có lẽ chúng ta sẽ phải bỏ cả buổi ngồi xem cho tới khi có một thông báo từ ban tổ chức thừa nhận rằng chúng ta đã rơi xuống giữa một khu an táng linh thiêng nào đó của người bản địa hay gì đó.
Tôi sống ở một nơi đúng đắn về mặt chính trị, có màu xanh dương đậm (nơi do Đảng Dân Chủ kiểm soát).
Những cử chỉ như vậy cũng phổ biến như các dấu hiệu của Black Lives Matter.
Tuy nhiên, điều đó không quan trọng.
Chẳng ai buồn quan tâm đến những những lời thú nhận đó.
Đây là đêm hạ chí; đây là tác phẩm của Shakespeare; tất cả mọi người đều mong muốn vui vẻ và đã được toại nguyện.
Tôi nhớ hồi còn nhỏ, khi mẹ tôi nhận định về đầu tháng Bảy với những người lớn khác rằng mùa hè “về căn bản là đã qua đi” khi ngày Bốn tháng Bảy đến.
“Gì cơ, sao mẹ lại nói thế?” khi đó tôi đã nghĩ vậy.
Có thể ngày Bốn tháng Bảy không phải là ngày khởi đầu của mùa hè, nhưng hãy nghĩ về những ngày và những tuần sáng lạn trước mắt.
Nhiều đến nỗi quý vị khó có thể tính đếm.
Giờ đây ít ra tôi cũng đã già bằng — thật ra là già hơn rất nhiều — so với mẹ tôi khi bà chia sẻ nhận định đó, tôi đánh giá cao quan điểm của bà.
Thời gian, như tôi từng chỉ ra trước đây, dường như thực sự trôi nhanh khi quý vị già đi.
Chúng ta còn chưa kịp cất đi những dây cờ treo cho các lễ hội ngày Bốn tháng Bảy trước khi mọi người nói về Lễ Lao Động và bán hàng cho mùa tựu trường.
Điều gì đã xảy ra với việc can thiệp vào sự an bài của tạo hóa?
Trong một bài viết luận hấp dẫn về việc lớn lên trong bầu không khí nhanh chóng của vùng nông thôn Great Elm ở Sharon, Connecticut, người bạn quá cố của tôi, ông Bill Buckley, đã nhớ lại việc ông ấy đã khám phá ra bí mật khủng khiếp đó như thế nào.
“Chính trong khoảng thời gian đó,” ông ấy viết, “tôi đã khám phá ra bí mật nhỏ giấu kín của tự nhiên. Đó là bắt đầu từ ngày thứ hai mươi mốt của tháng Sáu, ngày càng ngắn lại!”
Gì cơ?
“Suốt cả mùa xuân, chúng ta đã tận hưởng niềm vui của ngày dài, trùng với thời điểm sắp kết thúc năm học và bắt đầu thiên đường mùa hè.”
Sự thật khủng khiếp này đã len lỏi vào tâm trí.
“Kiến thức của tôi về tự nhiên và truyền thuyết về tự nhiên,” ông Buckley thừa nhận, “chưa bao giờ là chính thức, và vì vậy … Tôi đã đi đến kết luận từ bằng chứng giác quan của mình rằng vào cuối tháng Bảy, trời thực sự tối khi chỉ mới 8 giờ 30 phút! Bất chợt tôi tự hỏi liệu chúng ta có đang chứng kiến một dấu hiệu nào đó của việc thần linh không hài lòng hay không.”
Tôi thường có cảm giác đó.
Chúng tôi đang đọc về triết gia Plutarch trong nhóm đọc tại văn phòng của tôi, và tôi đã đánh dấu đoạn này trong cuộc đời của Camillus, “Người sáng lập thứ hai của La Mã” (khoảng 446–365 TCN): “Có những điềm báo về cơn thịnh nộ của thần linh, đòi hỏi có sự chuộc tội và cúng dường.”
Camillus đã quên không tạ ơn thần Apollo sau một chiến thắng quan trọng.
Chúng ta đã lãng quên sự hy sinh nào?
Dù sao thì, tôi đang viết vào đêm trước của hạ chí.
Bản tin thời tiết (vì lý do nào đó, những ngày này tôi chú ý hơn nhiều hơn so với trước đây) đang dự báo thời tiết u ám vào cuối tuần này, nhưng vừa rồi mặt trời vừa tỏa sáng chói lòa trên nền trời xanh lấp lánh tuyệt đẹp, với những áng mây trắng bồng bềnh trôi lững lờ lấp ló đâu đây.
Già Joe và chiếc xe đạp của ông ấy cũng như bà Liz Cheney và những ám ảnh của bà ấy dường như là điều quá xa vời.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Roger Kimball là biên tập viên kiêm chủ bút của tạp chí The New Criterion và là chủ bút của Encounter Books. Cuốn sách mới nhất của ông là “The Critical Temper: Interventions from The New Criterion at 40” (“Sự Sắc Sảo Quan Trọng: Những Can Thiệp từ The New Criterion ở Kỷ Niệm 40 Năm”).