Giống như Trung Quốc, Nga sẽ sử dụng tiền điện toán để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ
Trừ khi quý vị tình cờ sống dưới một tảng đá, quý vị chắc chắn biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tung ra đồng tiền điện toán của riêng mình, đồng nhân dân tệ điện toán. Theo các chuyên gia, được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với đồng USD, đồng nhân dân tệ điện toán còn được thiết kế vì một lý do khác – để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Một quốc gia khác đã chọn cách áp dụng tiền tệ điện toán là Nga, một đồng minh thân cận của Trung Quốc. Giống như Bắc Kinh, Moscow có thể sẽ sử dụng con đườngđiện toán này để gây thêm đau khổ cho thế giới và trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Để hiểu các kế hoạch của Nga, trước tiên chúng ta phải thảo luận về mã kim. Tất nhiên, người ta không thể thảo luận về mã kim mà không thảo luận về bitcoin, vua của mã kim. Trái ngược với niềm tin phổ biến, bitcoin là vô đạo đức. Giống như một cây lăn bột, bitcoin có thể được sử dụng như một công cụ cho mục đích tốt cũng như xấu.
Ví dụ, ở Đông Âu, người dân Ukraine tiếp tục được hưởng lợi rất nhiều từ các khoản quyên góp bitcoin. Kể từ khi quốc gia này bị người Nga xâm lược hôm 24/02, các tổ chức phi chính phủ đã quyên góp được hơn 11 triệu USD mã kim, hầu hết bằng bitcoin. Ukraine, có lẽ thừa nhận không thể tránh khỏi một cuộc xâm lược, gần đây đã chọn hợp pháp hóa bitcoin.
Khi Ukraine, một quốc gia lớn nhất ở Âu Châu, sụp đổ trước mắt chúng ta, và mọi người phải vật lộn để rút tiền mặt từ các ngân hàng, các khoản quyên góp mã kim mang lại cho nhiều công dân một cứu cánh vô giá. Tuy nhiên, sự tương thích của bitcoin cũng mang lại cứu cánh cho một quốc gia khác, và quốc gia đó là Nga. Đúng vậy, chính quốc gia đã xâm lược một quốc gia có chủ quyền, chính quốc gia chịu trách nhiệm cho vụ sát hại những người Ukraine vô tội, có thể được hưởng lợi từ bitcoin.
Trốn tránh các lệnh trừng phạt
Hôm 22/02, một vài ngày trước khi cuộc xâm lược diễn ra, Tổng thống Joe Biden, đã có công là giáng một số lệnh trừng phạt kinh tế vào Nga. Hôm 24/02, sau khi các binh sĩ Nga vượt qua biên giới Ukraine, chính phủ của ông Biden đã cập nhật danh sách các mục tiêu [nhằm trừng phạt]. Một số nhà kinh tế cho rằng chỉ riêng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có thể khiến Nga thiệt hại 50 tỷ USD mỗi năm .
Nền kinh tế Nga đang bị ảnh hưởng, và người dân Nga, trong đó có nhiều người đã dữ dội phản đối lại cuộc xâm lược, là đang chịu nhiều thiệt hại nhất. Ukraine đang sụp đổ, nhưng với sự giúp đỡ của các nước khác, họ sẽ trỗi dậy trở lại. Tuy nhiên, Nga là một quốc gia bị xa lánh. Không có sự chào đón (Patriam non grata), nếu ngươi cứ muốn. Quốc gia này rất có thể trở thành vương quốc tự cô lập tiếp theo. Tuy nhiên, ông Vladimir Putin biết rằng cuộc xâm lược Ukraine sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế cực kỳ nghiêm khắc. Người ta tưởng tượng rằng chính phủ của ông ta đã lên kế hoạch cho phù hợp.
Tình huống này đưa chúng ta trở lại với loại mã kim phổ biến nhất trên thị trường, bitcoin. Bản chất phi tập trung của mã kim cho phép người tốt – cũng như kẻ xấu – có lợi từ các giao dịch ngang hàng sử dụng bí danh. Trích lời ông Matthew Sigel, một chuyên gia đầu tư toàn cầu, cả “các nhà độc tài hay các nhà hoạt động nhân quyền sẽ không gặp phải bất kỳ sự kiểm duyệt nào trên mạng bitcoin.”
Nói cách khác, Chúa rất có thể sẽ phán xét ông Putin một cách khắc nghiệt vì những hành động của ông ta, nhưng mạng bitcoin chắc chắn sẽ không. Hãy nhớ rằng, bitcoin (và 10,000 mã kim giống thế) được tạo ra như một sự đối phó trực tiếp với tiền tệ pháp định và như một phương tiện tránh các ngân hàng trung ương. Tác dụng này có lợi cho Nga, một quốc gia khai thác một lượng bitcoin đáng kinh ngạc; mã kim hiện chiếm một phần lớn thị trường tài chính của Nga.
Tất nhiên, Nga sẽ không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng bitcoin để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, và cũng sẽ không phải là quốc gia cuối cùng. Bắc Hàn, một quốc gia khác rất quen thuộc với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, cũng có quan điểm dễ chịu đối với bitcoin. Chỉ riêng năm ngoái, tin tặc Bắc Hàn đã đánh cắp gần 400 triệu USD mã kim. Theo một báo cáo gần đây của BBC, chiến lợi phẩm bị đánh cắp sau đó được sử dụng để tài trợ cho các chương trình tên lửa của quốc gia này.
Thưc tế này đưa chúng ta trở lại cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Đông Âu. Mặc dù bitcoin đã giúp (và tiếp tục giúp) nhiều người Ukraine vượt qua những khó khăn tài chính của chiến tranh, nó cũng có thể giúp người Nga tiếp tục thực hiện những cuộc chiến tốn kém nhất.
Đáng lo ngại hơn đối với người Ukraine, ngay cả khi người Nga không sử dụng bitcoin để lách các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, họ vẫn có một thẻ điện toán khác – đồng ruble điện toán, được thiết kế đúng là để giảm thiểu rủi ro của các lệnh trừng phạt ngoại quốc.
Đây vừa là sự may mắn vừa là tai họa của đồng tiền điện toán. Đồng tiền này là một công cụ phi đạo đức có thể được sử dụng bởi những người tốt, người xấu, và kẻ hết sức nguy hiểm.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được những hãng thông tấn như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US cùng những tờ báo danh tiếng khác xuất bản. Ông cũng viết về tâm lý và các mối quan hệ xã hội, rất quan tâm đến vấn đề rối loạn chức năng xã hội và sự thao túng của truyền thông.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: