Giới tinh hoa thiên tả đang phớt lờ các quan điểm của người dân
Có một hố sâu ngăn cách giữa những quan điểm của công dân Mỹ và của giới tinh hoa thiên tả của Đảng Dân Chủ, của giới truyền thông, các đại công ty công nghệ, các trường đại học và cao đẳng “thức tỉnh”, các nghiệp đoàn và các đại doanh nghiệp thương mại và tài chính. Những tầng lớp tinh hoa này đang ngăn chặn quan điểm của công dân, và sau đó áp đặt lên họ những chính sách không được công dân đồng thuận. Điều này gần giống như trong chế độ chuyên quyền vậy.
Làm sao chúng ta nhận ra được hố sâu ngăn cách giữa các ý kiến và sự ưu đãi? Những cuộc thăm dò ý kiến đã cho chúng ta bằng chứng về sự đối lập giữa ý kiến của người dân và của giới tinh hoa từ những chính sách mà giới tinh hoa đang ủng hộ. Sau đây là năm ví dụ minh xác:
Hành động khẳng định
“Hành động Khẳng định” (“Affirmative Action”) là một chính sách chính thức của Hoa Kỳ do Tổng thống Lyndon Johnson ban hành và được Tối cao Pháp viện thông qua. Mục đích của chính sách này là hỗ trợ những người được cho là bị thiệt thòi bằng cách áp dụng những ưu đãi về chủng tộc và giới tính, ban đầu là tại các cơ quan chính phủ, rồi sau đó mở rộng ra toàn xã hội, ví dụ như tại các trường đại học và cao đẳng. Rất nhiều tiểu bang khác nhau, như California và Washington, đã liên tục cố gắng khiến những ưu đãi về giới tính và chủng tộc trở thành bắt buộc, mặc dù các cuộc trưng cầu dân ý đều thất bại. Tại sao vậy? Bởi vì người dân không chấp nhận các ưu đãi về chủng tộc và giới tính, hoặc những phân biệt đối xử với những chủng tộc và giới tính không được hưởng ưu đãi.
Khái niệm chung của chương trình “Hành động Khẳng định” đem đến lợi ích cho những nhóm chủng tộc thiểu số được người dân Mỹ nhìn nhận tích cực. Theo khảo sát Gallup năm 2018, có 61% người dân Mỹ ủng hộ, 30% phản đối. Theo khảo sát Pew năm 2019, 75% người dân Mỹ cho rằng việc “các công ty và tổ chức ủng hộ việc đa dạng chủng tộc và sắc tộc tại nơi làm việc” là rất quan trọng hoặc có tầm quan trọng nhất định. Nhưng người dân Mỹ không ủng hộ sự ưu đãi hoặc các chỉ tiêu [về số lượng] liên quan đến chủng tộc. Chỉ duy nhất đối với tiêu chuẩn tuyển dụng là nên được lưu tâm nếu như thiếu sự đa dạng [chủng tộc] là nhận được được ủng hộ bởi 74% người phản hồi, bao gồm 54% người da đen và 69% người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Chỉ có 24% người cho rằng chủng tộc và sắc tộc là điều cần được lưu tâm.
Các ưu đãi về chủng tộc được áp dụng cho việc nhập học vào trường đại học và cao đẳng cũng không được ưa thích. Theo báo cáo của khảo sát Pew, “hầu hết người dân Mỹ (73%) cho rằng các trường đại học và cao đẳng không nên tính đến vấn đề chủng tộc hoặc sắc tộc khi ra quyết định về việc nhập học của sinh viên”. Kết quả bao gồm 62% người da đen và 65% người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Trong số những người không đồng thuận, thì hầu hết đều nói rằng chủng tộc chỉ là một “yếu tố thứ yếu”. Còn đối với vai trò của giới tính trong việc tuyển sinh, 81% cho rằng các yếu tố về chủng tộc không nên đóng vai trò nào.
Kết quả này cho thấy rằng người dân Mỹ nghĩ đến cơ hội bình đẳng khi họ thấy những tham chiếu của [chính sách] “Hành động Khẳng định”. Theo quan điểm đa số, sự “đa dạng” nên đến từ sự bình đẳng về cơ hội. Bằng cấp vẫn là tiêu chí chính mà người dân Mỹ tin rằng cần được sử dụng trong tuyển sinh và tuyển dụng nhân sự tại doanh nghiệp và tại các cơ quan của chính phủ.
Tuy nhiên, giới tinh hoa Mỹ lại ủng hộ các ưu đãi về chủng tộc và giới tính. Năm 2016, Tối cao Pháp viện đã khẳng định quyền của các trường cao đẳng trong việc sử dụng các ưu đãi về chủng tộc và giới tính khi tuyển sinh. Theo khảo sát của Gallup tại thời điểm đó, có 65% người dân Mỹ không đồng thuận với quyết định này. Nhưng quyết định ủng của Tối cao Pháp viện về các ưu đãi chủng tộc vẫn còn nhẹ nhàng so với những gì tiếp diễn.
Được thúc đẩy bởi các chính phủ, nhiều trường cao đẳng và đại học, những cơ quan cấp phép nghiên cứu, doanh nghiệp và tổ chức tài chính lớn, cơ quan chính phủ, các hiệp hội chuyên môn của các bác sĩ và luật sư, truyền thông và đại công ty công nghệ, đã thúc đẩy các chính sách về “đa dạng, công bằng và hòa nhập”, và hiện nay, nó đã trở thành bắt buộc trong tất cả tổ chức của giới tinh hoa Mỹ. Trên thực tế, điều đó có nghĩa rằng những ưu đãi về chủng tộc và giới tính đã loại trừ những người không “đa dạng” và yêu cầu những kết quả bình đẳng cho tất cả những thành viên thuộc mọi nhóm chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục, và các nhóm sắc tộc, bằng cấp đã không còn được tôn trọng và hiện nay chúng đã bị bác bỏ vì mang tính “phân biệt chủng tộc”.
Ý chí của những người dân Mỹ đã bị những người nắm giữ quyền lực tập trung phớt lờ, cho thấy rằng quyền lực của nhóm thiểu số có thể dễ dàng bỏ qua đa số người dân Mỹ. Kế đó, như sát thêm muối vào vết thương, nhóm đa số đã bị bỏ qua như thể là kẻ thủ cựu “đáng thương”, và hôm nay, dưới chính quyền ông Biden chuyên quyền nhất từ trước đến nay, [họ bị xem là] “những tên khủng bố từ bên trong.”
Quyền chuyển đổi giới tính
Quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một lý lẽ ưa thích của giới tinh hoa. Tổng thống Joe Biden ngay từ thời điểm nhậm chức đã ban hành một sắc lệnh hành pháp, theo đó, trao cho những người chuyển giới nữ quyền được sử dụng những khu vực dành riêng cho nữ giới, như nhà vệ sinh, phòng thay đồ, khu cư trú, nhà tù, v.v. Phải nhắc đến cả quyền của người chuyển giới nữ được tham gia các môn thể thao dành cho nữ giới.
Dựa trên những cơ sở sinh học về giới tính và xu hướng tình dục, những nhận dạng của cá nhân không thể thay thế được những yếu tố di truyền thực tế. Kết quả là, người chuyển giới nữ, không tính đến việc họ khẳng định là “nữ”, là đàn ông về mặt sinh học, và do đó, trên bình diện chung, họ to lớn hơn, khỏe hơn, và nhanh hơn nữ giới. Những phương pháp điều trị bằng hormone và phẫu thuật thẩm mỹ không thể thay đổi những thực tế về sinh học. Như chúng ta đã thấy ở rất nhiều trường hợp, kết quả là, vận động viên nam ở mức độ trung bình, khi “chuyển giới”, có lợi thế hơn hẳn trong những cuộc thi đấu của nữ giới, họ đã bỏ xa đối thủ, và trở thành “nữ” vô địch. Ví dụ, trong Hiệp hội Vận động viên Cao đẳng Quốc gia (NCAA) năm 2019, nhà vô địch cự ly 400 mét nữ đã thuộc về một người mang giới tính sinh học là đàn ông – CeCe Telfer. Rachel McKinnon, một người mang giới tính sinh học nam và được nhận định là một người chuyển giới nữ, đã thắng một cuộc thi đạp xe nữ thế giới. Và danh sách này vẫn còn dài.
Một số vận động viên nữ đã lên tiếng trước sự tham gia thi đấu của những người mang giới tính sinh học nam trong các môn thể thao nữ, bất kể bề ngoài của họ trông như thế nào. Cô Linda Blade đã đề nghị rõ ràng về trường hợp của cô trong bài viết “Phi thể thao: cách mà chủ nghĩa hành động về chuyển giới và chối bỏ khoa học đang hủy hoại thể thao”, cô đã lập luận rằng “Bất kể khi nào các quyền của phụ nữ xung đột với các quyền của đàn ông về mặt sinh học mà lại tự nhận định mình là phụ nữ, thì các chuyên gia kết luận nhất quán rằng có một số quyền có sự bình đẳng cao hơn [so với] những quyền khác. Việc tự xác định giới tính đã lấn át giới tính mọi lúc”. Không chỉ là những chuyên gia, mà cả những người giữ chức vụ chính trị và các quan chức cũng đề cao các quyền của những người chuyển giới hơn hẳn quyền của nữ giới.
Vậy công chúng Mỹ nghĩ gì về việc này? Trong khảo sát Rasmussen năm 2021, 56% người dân Mỹ trưởng thành nghĩ rằng không công bằng nếu để các vận động viên nữ thi đấu với những vận động viên chuyển giới, chỉ có 25% nghĩ rằng điều đó là công bằng. 74% những người theo Đảng Cộng Hòa nghĩ rằng điều đó là không công bằng, so với 59% những người trung lập và chỉ 35% là những người theo Đảng Dân Chủ. Điều đáng chú ý ở đây là “Nam giới (59%) có phần nhiều hơn nữ giới (54%) khi nói rằng việc để phụ nữ phải thi đấu với các vận động viên chuyển giới là không công bằng”.
Nhưng giới tinh hoa lại không quan tâm đến việc người dân nghĩ gì. NCAA, thật đáng xấu hổ, đã không bảo vệ những môn thể thao của phái nữ, nhưng lại ủng hộ cho việc thâm nhập của những người đàn ông về mặt sinh học nhưng là người chuyển giới nữ. Điều này cũng xảy ra tương tự với Olympics, nơi những vận động viên nam thất bại được “xác định là nữ giới” được phép làm đảo lộn sàn thi đấu. Và vậy thì những nhóm nữ quyền ở đâu khi những không gian dành cho nữ giới cần được bảo vệ? Trong khi luôn nhiệt thành phản bác những nam nhân kiến tạo văn minh là “độc hại” và các thứ máy móc và dụng cụ mà phụ nữ phụ thuộc, họ lại không nói gì về những người chuyển giới nữ đã xâm phạm vào các không gian và môn thể thao dành cho nữ giới.
Giải tán cảnh sát
Năm 2020 vừa là một năm của virus Trung Cộng và cũng vừa là một năm của việc giải tán và cắt giảm ngân sách dành cho cảnh sát. Black Lives Matter (BLM), một tổ chức tự mô tả mình theo chủ nghĩa Marx, đã thất bại trong việc khẳng định rằng cảnh sát đã sát hại những người da đen không vũ khí hàng ngày, và cách duy nhất để ngừng việc đó là hãy cắt ngân sách và giải tán cảnh sát. Họ đã “bày tỏ ôn hòa” trước sự thiệt mạng của ông George Floyd bằng việc gây bạo loạn, cướp bóc, đốt phá và hành hung cảnh sát và dân thường, gây thương tích cho hàng trăm nếu muốn nói là hàng ngàn người, và gây ra sự thiệt mạng cho khoảng hai mươi tư người. Giới truyền thông thiên tả không bao giờ có thể thấy được điều gì khác ngoài việc “hầu hết đều là những người bày tỏ ôn hòa”. Những thành viên quốc hội thuộc Đảng Dân Chủ đã thúc giục mọi người gửi tiền cứu trợ cho những kẻ gây ra bạo loạn này.
Những thị trưởng và hội đồng thành phố thuộc Đảng Dân Chủ trên khắp nước Mỹ đã công khai thể hiện sự nhiệt tâm của họ đối với Black Lives Matter, thậm chí vẽ những dòng khẩu hiệu trên khắp đường phố, và tính toán việc cắt ngân sách dành cho cảnh sát. New York đã cắt hàng tỷ USD tiền ngân sách cho cảnh sát, và đã giải tán đơn vị chống tội phạm hiệu quả của họ. Một số thành phố cũng đã có kế hoạch giải tán cảnh sát, thay thế họ bằng những nhà tâm lý học và nhân viên xã hội. Đồng thời, những cảnh sát buộc phải chịu những giới hạn chặt chẽ về những gì họ có thể làm, và bị đe dọa truy tố cho bất cứ hành vi nào không nhân được sự ủng hộ của “cầu thủ chủ công của Đảng Dân Chủ”.
Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Mọi loại tội phạm đã tăng nhanh như tên bắn tại các thành phố của Đảng Dân Chủ. Tội phạm bạo lực, bao gồm xả súng, sát nhân, hãm hiếp và các vụ bắn súng cướp xe, đạt đến mức kỷ lục. Ai đáng lẽ đã phải thấy những điều xảy đến? Hậu quả cho những thành phố Dân Chủ đầy tội phạm này là đã có nhiều nhân viên từ chối trở lại làm việc vì lo ngại cho sự an toàn của họ, du khách đã không đến nữa, và những cư dân đã bắt đầu di chuyển đến những tiểu bang Cộng Hòa như Florida và Texas vì vừa an toàn vừa ít thuế hơn.
Vậy những người dân Mỹ nghĩ gì về việc cắt ngân sách và giải tán cảnh sát? Trong một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 03/2021 của USA Today/Ipsos, 18% người dân Mỹ ủng hộ việc cắt ngân sách cho cảnh sát. Đa số tuyệt đối, 58%, đã phản đối việc này. 34% những người theo Đảng Dân Chủ đã ủng hộ việc cắt ngân sách cho cảnh sát, nhưng chỉ có 28% người Mỹ da đen ủng hộ việc này. Vào tháng 08/2020, Gallop đã đặt ra câu hỏi “Quý vị sẽ thích gì hơn: cảnh sát [cần] làm việc nhiều thời gian hơn, bằng hoặc ít thời gian hơn lượng thời gian hiện tại ở khu vực của quý vị?” 81% người dân da đen đã nói rằng họ muốn giữ nguyên như hiện tại (61%) hoặc tăng so với hiện tại (20%). Điều này không bất ngờ, dựa trên việc các công dân da đen đã phải chịu đựng nhiều vụ việc phạm tội hơn các nhóm công dân khác, và hầu như toàn bộ đều được gây ra bởi tội phạm da đen. Đối nghịch với Black Lives Matter, số lượng người da đen bị thiệt mạng do cảnh sát là khá thấp, trong khi số lượng người da đen bị sát hại bởi những người da đen khác lại chiếm phần lớn.
Đảng Dân Chủ, đảng viên nam và nữ của Đảng Dân Chủ tại Quốc hội, các quan chức thành phố thuộc Đảng Dân Chủ, và các tổ chức như doanh nghiệp và trường học đã thề trung thành với Black Lives Matter và với ưu tiên hàng đầu của hội, là cắt ngân sách cho cảnh sát. Ông Biden đã hướng dẫn tất cả Đại sứ quán Hoa Kỳ phải treo cờ của Black Lives Matter. Người dân Mỹ yêu thích câu khẩu hiệu đó, mặc dù họ đã trở nên lạnh nhạt với tổ chức Black Lives Matter. Nhưng họ không bao giờ muốn cắt ngân sách cho cảnh sát, bởi vì họ nghĩ rằng “điều này thật điên rồ”. Và họ đã đúng.
Các quyền của cử tri
Nền dân chủ chỉ có thể được thực thi nếu quy trình bầu cử đem đến cho công dân cách tiếp cận tốt, và cho phép các cử tri hợp pháp được bỏ phiếu an toàn. Các quyền của cử tri đã là một vấn đề rất đáng chú ý của Đảng Dân Chủ, đặc biệt là cái mà họ gọi là “đàn áp phiếu bầu”, cụ thể là với những người dân Mỹ gốc Phi Châu và người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Quan điểm được các đảng viên Dân Chủ nói đến ở đây là các đảng viên Cộng Hòa đàn áp việc bỏ phiếu của các nhóm thiểu số bằng những quy tắc khó khăn.
Ngược lại, quan điểm của các đảng viên Cộng Hòa là các đảng viên Dân Chủ muốn thay đổi quy tắc bỏ phiếu, vì vậy họ có thể đánh cắp cuộc bầu cử theo cách mà các bộ máy địa phương của họ đã thực hiện trong hàng thập kỷ qua. Hầu hết những đảng viên Cộng Hòa bình thường tin rằng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã bị ô uế nếu không muốn nói là bị đánh cắp toàn bộ, dựa trên những mánh khóe bẩn thỉu, cả hợp pháp và không hợp pháp, mà các đảng viên Dân Chủ đã thực hiện dưới danh nghĩa là các biện pháp cho COVID-19. Các tòa án đã né tránh các câu hỏi, và một lượng đáng kể các bằng chứng đã không được thẩm định bởi các cơ quan nhà nước công chính.
Các đảng viên Dân Chủ, hào hứng với thành công từ thủ đoạn bầu cử của năm 2020, đã cố gắng áp dụng những điều này trên phạm vi toàn quốc thông qua S.1, “Đạo luật vì Nhân dân năm 2021″. Dự luật này sẽ loại bỏ thủ tục bỏ phiếu từ các tiểu bang trên toàn quốc, nếu các tiểu bang đã ủng hộ các quy tắc đã được quyết định này. Một trong những điều khoản của dự luật này là tước bỏ quyền yêu cầu nhận dạng cử tri của các tiểu bang. Lập luận của các đảng viên Dân Chủ rằng “Thẻ căn cước là một sự đàn áp cử tri”, có lẽ bởi vì những người da đen và người Mỹ gốc Tây Ban Nha không đủ khả năng để lấy thẻ căn cước có ảnh. Pháp luật của tiểu bang yêu cầu thẻ căn cước của cử tri, như tại Georgia chẳng hạn, đã bị, không chỉ ông Biden, tố cáo là “phân biệt chủng tộc” và “Jim Crow với steroids” [Luật Jim Crow là luật lệ của tiểu bang và địa phương thi hành sự phân biệt chủng tộc ở miền Nam Hoa Kỳ, được ban hành vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20].
Các đảng viên Dân Chủ không muốn bảo vệ các cuộc bầu cử, bởi vì họ muốn được tự do để đánh cắp nó. Do vậy họ không quan tâm người dân Mỹ nghĩ gì, đặc biệt là bởi vì các cử tri thường hiểu rõ họ đang nghĩ gì. Trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 2016 của Gallup, 80% những người tham gia khảo sát ủng hộ pháp luật về thẻ căn cước, gồm 77% những người không phải là da trắng. Năm 2021, mặc dù sự ủng hộ đã giảm xuống, nhưng vẫn còn được ủng hộ mạnh mẽ khi: Trong một cuộc khảo sát, cử tri Georgia ủng hộ yêu cầu về ảnh thẻ căn cước, so với 22% phản đối. Theo khảo sát tiến hành bởi YouGov/The Economist, 53% người dân Mỹ ủng hộ ảnh thẻ căn cước, trong khi chỉ có 28% phản đối.
Nhập cư bất hợp pháp
Đảng Dân Chủ đã thể hiện rõ ràng rằng họ thích mở cửa biên giới, đặc biệt là biên giới phía nam. Có đến hai lý do cho việc này: Một là về đạo đức. Các đảng viên Dân Chủ tin rằng Hoa Kỳ “phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống”, và cần phải thực hiện từng nỗ lực để tạo nơi cư ngụ và chào đón mọi người thuộc mọi sắc tộc. Ông Biden đã yêu cầu toàn bộ chính phủ và các lực lượng vũ trang từ chối “người da trắng”, và đang tài trợ cho việc từ chối “người da trắng” trong các trường học. Các đảng viên Dân Chủ đã trù tính nhiều năm về một nước Mỹ đa dạng sắc tộc, với việc người da trắng co cụm thành nhóm thiểu số. Với những đảng viên Dân Chủ này, đây là một khúc khải hoàn ghi nhận chiến thắng trước cái ác.
Nguyên nhân thứ hai là thuộc về bầu cử. Các đảng viên Dân Chủ từ thời Jim Crow và KKK (Ku Klux Klan) đã bán mình thành những người bảo vệ cho những nhóm sắc tộc thiểu số “bị áp bức”, vậy thì càng nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, càng nhiều phiếu bầu cho Đảng Dân Chủ. Hơn nữa, việc giao du với các liên minh bất hợp pháp sẽ khiến họ bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ, và đây là một nguyên do nữa cho việc các đảng viên Dân Chủ phản đối các cuộc bầu cử an toàn.
Chính phủ ông Biden đã hủy bỏ tất cả những chướng ngại trên đường đi của các liên minh bất hợp pháp, từ đó đã mở cửa toàn bộ biên giới phía nam. Chính phủ ấy đã đúng khi nói rằng đó không phải là một cuộc khủng hoảng, [mà là] kế hoạch của họ. Chính phủ đang truy quét những trường hợp bất hợp pháp trên khắp đất nước, và đồng thời cũng tạo ra nguồn lợi nhuận lớn từ việc buôn bán người, tình dục và ma túy cho các băng đảng từ Mexico, và mở ra cánh cửa cho khối lượng lớn ma túy, súng, và lượng tội phạm và khủng bố không thể tính đếm. Chính phủ ông Biden đang không thực thi pháp luật, mà đang dành các lợi thế cho Đảng Dân Chủ.
Chính phủ ông Biden không dành các ưu tiên cho công dân Hoa Kỳ, và dường như không để mắt đến họ. Khi Pew đặt câu hỏi cho công chúng rằng chính phủ ông Biden đang làm gì với biên giới phía nam, nhóm đa số chiếm 68% nói rằng đó là “một điều gì đó tồi tệ” (35%) hoặc “rất tồi tệ” (33%).
“Đa số [cử tri] thuộc cả hai đảng đều nói rằng chính phủ đã sai lầm trong việc giải quyết các vấn đề của người tị nạn tại biên giới: 86% đảng viên Cộng Hòa đã đánh giá tiêu cực về hoạt động của chính phủ, và tương tự với 56% đảng viên Dân Chủ”, theo Pew báo cáo.
Khi được hỏi về điều gì là cần thiết đối với biên giới của quốc gia, 85% đã trả lời rằng cần tăng thêm lực lượng cảnh sát tại biên giới, 79% trả lời rằng cần giảm số lượng người xin tị nạn, và 57% đã trả lời rằng cần thắt chặt hơn nữa các điều kiện pháp lý cho của những người xin tị nạn.
Kết luận
Giới tinh hoa Mỹ đã lo lắng quá nhiều về quyền lực của đất nước đến nỗi phớt lờ ý kiến của người dân. Sự chọn lọc và kiểm duyệt của giới truyền thông và công nghệ đã đặt ra giới hạn cho những điều mà công chúng được phép biết đến. Giáo dục tại các trường học và đại học đã thiên tả quá mức, điều đáng ngạc nhiên là nó vẫn chưa sụp đổ, nhưng chúng ta có thể luôn hy vọng. Giới kinh doanh và tài chính đang làm hài lòng xu thế này của giới truyền thông và các trường đại học. Chính phủ sử dụng quyền lực to lớn để thực thi những ảo tưởng của mình, đặc biệt là ảo tưởng rất hoang đường. Người dân đã bị phớt lờ và bỏ mặc trong nỗi hoang mang.
Giới tinh hoa đã không quan tâm bao nhiêu sinh mệnh người da đen đã bị tước đoạt dưới tay những tên tội phạm da đen, hay bao nhiêu trẻ em da trắng đã bị tổn thương khi bị nói rằng chúng là quỷ dữ, hoặc bao nhiêu kẻ phạm pháp đã chiếm lấy những vị trí của công dân, bao nhiêu nữ vận động viên bỏ cuộc thay vì bị lừa dối bởi những người đàn ông về mặt sinh học, hoặc bao nhiêu người tinh anh đã bị từ chối vì mang màu da hoặc chủng tộc không đúng. Có lẽ đây là thời điểm để những người dân phải lên tiếng, lên tiếng mạnh mẽ hơn.
Tác giả Philip Carl Salzman là một giáo sư danh dự về nhân học tại Đại học McGill, thành viên cấp cao tại Trung tâm Biên giới về Chính sách công, thành viên tại Diễn đàn Trung Đông, và chủ tịch của hội Học giả vì Hòa bình tại Trung Đông.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Thiên Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: