Giáo sư Jeremy Siegel: Lạm phát là ‘vấn đề lớn hơn’ so với Fed dự tính
Giáo sư tài chính Jeremy Siegel của trường Wharton cho biết ông nghĩ rằng Cục Dự trữ Liên bang đang đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của lạm phát, mức độ có khả năng buộc ngân hàng trung ương vào điểm then chốt sắc nét hơn là thoát khỏi chính sách kích thích [kinh tế] và có khả năng khiến thị trường mất cảnh giác.
Ông Siegel, được biết đến với những dự báo lạc quan, đã đưa ra dự đoán u ám trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC hôm 01/10, cuộc phỏng vấn cho biết ông nghĩ rằng “chúng ta đang gặp phải một số rắc rối phía trước.”
Ông Siegel nói: “Lạm phát nói chung sẽ là một vấn đề lớn hơn nhiều so với dự đoán của Fed,” đồng thời cho biết thêm rằng ông tin rằng việc giá cả tiếp tục tăng cao sẽ gây áp lực buộc Fed phải đẩy nhanh quá trình cắt giảm chương trình mua Trái phiếu Kho bạc và chứng khoán có thế chấp có giá trị khoảng 120 tỷ USD hàng tháng.
Fed đã giảm lãi suất xuống gần bằng 0 vào năm ngoái và bắt tay vào chương trình mua trái phiếu rất lớn để giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch suy thoái, một quá trình cũng đã giúp tăng trưởng cho các thị trường tài sản tài chính. Ông Siegel lập luận, nếu lạm phát tăng cao đẩy Fed hành động nhanh hơn so với dự kiến của các nhà đầu tư để rút thanh khoản [vốn] đã giúp cổ phiếu và các công cụ khác tăng giá, [thì] hành động này có thể kích hoạt sự giảm giá sang các tài sản rủi ro, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ.
Ông Siegel tỏ ra lạc quan với các cổ phiếu có giá trị và cho biết ông tin rằng sự chuyển hướng sang mã kim như bitcoin được coi như một biện pháp phòng ngừa lạm phát đã khiến cho vàng trở nên tương đối rẻ.
Nhận xét của ông được đưa ra sau một báo cáo của Bộ Thương mại tuần trước cho thấy lạm phát trong tháng Tám tiếp tục tăng nóng.
Chỉ số Chi tiêu cho Tiêu dùng Cá nhân (PCE) tăng 4.3% trong năm lên mức chưa từng thấy kể từ năm 1991. Trong khi đó, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, được gọi là chỉ số lạm phát PCE cốt lõi loại trừ các danh mục thực phẩm và năng lượng dễ biến động, lên tới 3.6% trong 12 tháng đến tháng Tám – cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed và cũng là một con số cao trong lịch sử.
Chủ tịch Fed Jerome Powell tuần trước đã nói về “căng thẳng” giữa lạm phát cao và cao hơn nhiều so với mục tiêu và thị trường lao động tiếp tục chùng xuống, phản ánh thách thức chính sách của Fed trong việc cân bằng nhiệm vụ kép của nó là ổn định giá cả và việc làm tối đa. Nhận xét của ông gợi lên bóng ma về lạm phát đình trệ – một tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại và giá cả tăng nhanh đã làm suy yếu nền kinh tế Hoa Kỳ trong những năm 1970.
Một số nhà kinh tế đã cảnh báo rằng giá năng lượng tăng cao đang gây ra thiệt hại lớn cho các chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn, thúc đẩy nguy cơ lạm phát đình trệ. Những người khác bày tỏ lo ngại rằng các tai ương từ phía cung nói chung có thể kết hợp với các chính sách tài khóa và tiền tệ quá nới lỏng và tỷ lệ nợ cao để châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng lạm phát đình trệ toàn diện.
Đảng Cộng Hòa đã đặc biệt lên tiếng trong việc nêu bật rủi ro lạm phát của chi tiêu tài khóa lớn.
Dân biểu Warren Davidson (Cộng Hòa-Ohio), một thành viên của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, nói với chương trình “Capitol Report” của NTD trong một cuộc phỏng vấn hôm 02/10 rằng ông đã cảnh báo lạm phát cao hơn trong một thời gian. Ông thừa nhận rằng Đạo luật CARES ban đầu là một biện pháp hữu ích trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng với các gói chi tiêu khác đã trở nên quá mức và làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát.
Ông Davidson, người cũng như các đồng nghiệp Đảng Cộng Hòa của mình, phản đối gói chi tiêu 3.5 ngàn tỷ USD của Chính phủ của ông Biden cho biết: “Kể từ đó, Quốc hội đã tiếp tục đổ nhiều tiền hơn và nhiều tiền hơn vào vấn đề này.”
Trong khi các quan chức Fed đã đưa ra một thái độ thận trọng hơn đối với lạm phát trong các tuyên bố gần đây, họ vẫn cho rằng đó là một hiện tượng tạm thời sẽ giảm bớt khi tình trạng rối loạn chuỗi cung ứng dịu đi.
Ông Powell cho biết trong một nhận xét hôm 29/09 rằng ông không dự đoán sự gia tăng giá hiện tại sẽ “dẫn đến một cơ chế lạm phát mới, trong đó lạm phát vẫn duy trì ở mức cao năm này qua năm khác.”
Đồng thời, ông Powell bày tỏ lo ngại về việc kỳ vọng lạm phát trong tương lai trở nên không ổn định, điều này có thể thúc đẩy động lực lạm phát khi mọi người kỳ vọng giá sẽ tăng nhiều hơn và do đó yêu cầu mức lương cao hơn trong mối quan hệ trở thành một vòng xoáy tăng.
Gần đây, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, ông John Williams, cho biết kỳ vọng của người tiêu dùng về tỷ lệ lạm phát trong 5 năm tới “hầu như không nhúc nhích” và họ vẫn “ổn định” ở khoảng mục tiêu 2% của Fed. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng có những rủi ro tăng giá và “rất nhiều sự không chắc chắn” xung quanh triển vọng lạm phát.
Cuộc khảo sát kỳ vọng lạm phát tiêu dùng gần đây nhất của Fed tại New York cho thấy kỳ vọng lạm phát ngắn hạn (một năm tới) và trung hạn (ba năm tới) đều tăng lên mức cao kỷ lục. Vào tháng Tám, kỳ vọng của người tiêu dùng về mức lạm phát ở mức một năm đã tăng lên 5.2%, trong khi kỳ vọng về lạm phát trong ba năm tới là 4.0%.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: