Giáo dục tại nhà trở thành phương pháp lý tưởng trong đại dịch
Gần đây một người bạn đã kể với tôi, “Mẹ mình đang suy nghĩ nghiêm túc về việc học tại nhà vào mùa thu này”. Đây là một bất ngờ dù cho trước đây gia đình tôi cũng đã tổ chức học ở nhà, họ đã lựa chọn phương thức giáo dục truyền thống cho con cái trong những năm gần đây.
Tò mò, tôi hỏi bạn mình liệu rằng mẹ cô có thấy việc học tại nhà truyền thống có khác với giáo dục từ xa mà hầu hết mọi gia đình đã trải qua trong mùa xuân 2020 vừa rồi không. Cô ấy nói, “Hoàn toàn khác!”. Mẹ cô kết luận rằng “xoay” theo nhiều giáo viên khó hơn nhiều so với việc tự mình làm giáo viên để định hướng giáo dục tại nhà. Hiểu rõ điều này và để đề phòng khả năng việc học trên lớp bị gián đoạn, người mẹ đã quyết định tự dạy con học.
Trước những tin tức gần đây về đại dịch, người mẹ này là một trong số nhiều người lựa chọn giáo dục tại nhà. Điều này có chút ngạc nhiên, đặc biệt là vì nhiều bậc cha mẹ đã quá căng thẳng bởi hệ thống học tập tại nhà bắt buộc do COVID-19. Nhiều người thực sự gặp khó khăn khi họ cố gắng sắp xếp công việc, cuộc sống và bây giờ là dạy học.
Có thể nào các bậc cha mẹ sẵn sàng chịu đựng áp lực này bởi vì họ nhìn thấy lợi ích vượt trội của mô hình mới này chăng? Hoàn toàn có thể. Tiến sĩ Peter Gray phân tích một số lợi ích trong một bài báo gần đây trên tờ Psychology Today.
Bài báo của Gray dựa trên một cuộc khảo sát của tổ chức “Let Grow”, cuộc khảo sát đã đặt câu hỏi cho các bậc cha mẹ và con cái về trải nghiệm của họ trong khoảng thời gian phong tỏa. Tôi rút ra được những điều sau đây từ bản tóm tắt của ông về cuộc khảo sát, điều này làm sáng tỏ một cách đáng khích lệ về cách con cái chúng ta thích nghi với những biến động xã hội:
Những đứa trẻ thư giãn
Gần 50% trẻ em được khảo sát cho biết bây giờ chúng “điềm tĩnh” hơn so với khi còn đi học, trong khi chỉ 25% cảm thấy ngược lại.
Những đứa trẻ sáng tạo
Gray lưu ý, “Trước đại dịch, với quá nhiều bận rộn do trường học, bài tập, và những hoạt động sau giờ học do người lớn quản lý, trẻ em có rất ít cơ hội để cảm thấy buồn chán.” Tuy nhiên khi những thứ này được bỏ đi và sự buồn chán bắt đầu, trẻ em sẽ tự nhiên tìm cách lấp đầy khoảng thời gian của chúng. Cuộc khảo sát cho thấy nhiều đứa trẻ bắt đầu có sở thích mới, ưa thích hoạt động ngoài trời, theo đuổi những hoạt động thể chất, và thậm chí là làm việc nhà.
Những đứa trẻ hiệu quả
Mặc dù nhiều trẻ em thấy việc học từ xa là một thử thách, nhưng chúng phát hiện ra rằng chúng có thể hoàn thành công việc của mình nhanh hơn nhiều. Gray báo cáo rằng, thời gian trung bình dành cho bài tập ở trường là “cứ 3 giờ”, thực tế một số trẻ em cho rằng ở nhà có “ít xao nhãng hơn và ít lãng phí thời gian hơn” so với lớp học.
Với những điều rút ra được này, tôi nghĩ rằng đây chính xác là những gì chúng ta muốn thấy con mình trở thành: biết tự điều chỉnh, vui vẻ, độc lập, và là cá nhân có ích, biết chịu trách nhiệm. Những ai học được những điều này khi còn nhỏ sẽ sẵn sàng để tham gia cuộc đua của người trưởng thành.
Điều này dẫn tôi đến ý nghĩ kế tiếp. Chúng ta than phiền những năm gần đây về thực tế những thanh thiếu niên phát triển trong hệ thống từ mẫu giáo đến lớp 12 (K-12) của chúng ta không thể trưởng thành và tham gia hoạt động nếu không có những lời khen hoặc danh hiệu. Đồng thời, các em có thể đọc thuộc lòng các đại từ theo giới tính thích hợp và các lý thuyết công bằng xã hội tốt hơn là đọc thuộc lòng các bảng cửu chương hay các sự kiện lịch sử. Bây giờ vì một sự việc phát sinh buộc các thanh thiếu niên đột nhiên phải rời khỏi môi trường K-12 mà chúng đã được nuôi dưỡng trong nhiều năm, và đột nhiên, chúng như thể thức dậy và trở lại thành những đứa trẻ bình thường, trở lại hoạt động tốt. Ta được gì?
Những ngày qua có nhiều cuộc thảo luận về việc liệu trường học có nên mở cửa lại hay không, và bây giờ có vẻ như nhiều trường sẽ vẫn đóng cửa một thời gian, trở lại với các kế hoạch học tập từ xa hoặc kết hợp. Với kết quả của cuộc khảo sát trên, có lẽ đó sẽ là một điều tốt. Có thể các bậc phụ huynh sẽ nhận ra họ thích chính cá nhân mà con họ đang trở thành khi bị tách khỏi cơ sở giáo dục. Có thể các bậc phụ huynh thậm chí sẽ nhận ra ở nhà, con cái họ có thể nhận được một nền giáo dục tốt hơn, hiệu quả hơn.
Dù là trường hợp nào, cha mẹ cũng nên xem xét các lựa chọn trước mắt sau đó quyết định cái nào sẽ mang đến cho con trẻ nền giáo dục tốt nhất. Khi làm vậy, có lẽ sẽ giúp ích cho John Taylor Gatto khi nghĩ về điều gì tạo nên một nền giáo dục tốt. Ông giải thích trong cuốn “Dumbing us down” (tạm dịch: Nhấn chìm chúng ta).
“Cho dù giáo dục là gì đi nữa, nó cũng phải khiến bạn trở thành một cá nhân có cá tính tự ngã, không phải là một người theo chủ nghĩa thủ cựu [tuân thủ]; tạo cho bạn một tinh thần căn bản để vượt qua những thách thức lớn; cho phép bạn tìm được những giá trị dẫn dắt đường đời của bạn; làm cho bạn giàu có về mặt tinh thần, một người yêu tất cả những gì mình làm, nơi mình ở, người ở cùng mình; giáo dục dạy bạn điều quan trọng là sống như thế nào và chết đi như thế nào.”
Khi đưa ra những quyết định cuối cùng về trường học trong năm, chúng ta nên ghi nhớ phát biểu của Gatto và tự hỏi: Cách giáo dục nào có khả năng đem đến những điều này nhiều nhất cho con trẻ?
Tác giả: Annie Holmquist