Giám đốc OMB thời cựu TT Trump gọi đề xướng chi tiêu của chính phủ Biden là ‘tồi tệ’
Ông Vought của OMB nói “Mạng lưới những Nhân vật cao cấp hoạch định Chính sách Ngoại giao” đã ngầm phá hoại các mục tiêu của cựu TT Trump
Ông Russ Vought, một người phản đối Thuyết sắc tộc trọng yếu từng lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nói với The Epoch Times rằng số tiền chi tiêu trong ngân sách đề xướng năm 2023 của Chính phủ Tổng thống (TT) Joe Biden là “tồi tệ”.
Ông Vought, người hiện đang đứng đầu tổ chức phản đối Thuyết sắc tộc trọng yếu là Trung tâm Đổi mới Hoa Kỳ, đã đưa ra những bình luận này tại một hội nghị chính sách ngoại giao khẩn cấp mang tên “Trở lại từ sự hỗn loạn: Bảo toàn an ninh cho người dân Hoa Kỳ”. Hội nghị này được tổ chức Người Mỹ theo khuynh hướng Bảo tồn truyền thống và Khoảnh khắc Mỹ tổ chức.
Ông Vought cũng nói về sự mất liên kết giữa các quan điểm đã giúp TT Trump đắc cử và quá trình đưa ra quyết định trong Tòa Bạch Ốc của ông Trump như một phần của hội nghị, “Những Bộ phận mục nát: Quốc hội, Quân đội và Bộ máy Hành pháp quan liêu khiến chính sách ngoại giao của chúng ta thất bại”.
Ông nói rằng quá trình đưa ra chính sách “hoàn toàn bị ngắt kết nối với quan điểm của Tổng thống”, ưu tiên những người bảo vệ hiện trạng và tránh những gì ông mô tả là “các câu hỏi thay đổi mô hình”, bao gồm cả câu hỏi về hàng thập niên chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ.
Ông Vought nói với The Epoch Times: “Tại sao chúng ta vẫn ở Afghanistan? Tại sao chúng ta đang trong quá trình xung đột với Nga? Tại sao ông (TT Biden) không đưa quân đội của chúng ta từ châu Âu về nhà? Chúng ta không nên ưu tiên một cuộc chiến với Trung Quốc trên tất cả những việc khác sao? Nhật Bản và Đài Loan đã sẵn sàng tự vệ chưa? Tại sao Lục quân, Hải quân và Không quân lại có cùng một phần ngân sách như vậy?”
Không thể viện cớ lạm phát tăng cao cho việc mở rộng ngân sách vô hạn độ như hiện nay, ông Vought cho biết.
“Các vị phải có khả năng chấm dứt việc chi tiêu. Chúng ta nên tăng ngân sách dành cho quốc phòng. Tôi nghĩ một cách chắc chắn rằng chúng ta nên tăng ngân sách dành cho Hải quân. Nhưng quan điểm cho rằng giới hạn tăng ngân sách phải là 8% khi lạm phát là 8% thật phi lý”, ông Vought nói thêm.
“Tất cả chúng ta đều biết rằng có một mạng lưới rộng lớn những nhân vật cao cấp hoạch định chính sách ngoại giao mà có một cách nhìn thống nhất về thế giới, và vai trò của Hoa Kỳ ở trong đó, về bản chất đó là chủ nghĩa đế quốc”, ông Vought nói trong buổi hội nghị. Sau đó, ông Vought nói thêm rằng những quan chức chính sách ngoại giao đã dựa vào mạng lưới của những người trong cuộc như một phần của việc tránh bị xem là ngu ngốc, và rằng các cơ quan an ninh quốc gia đã tận dụng tính bí mật và khả năng phân loại thông tin của họ để bịt miệng những người đặt những câu hỏi không thuận lợi.
Giống như những người khác tại hội nghị “Trở lại từ sự hỗn loạn”, ông Vought đã trích dẫn Bài Diễn văn Tạm biệt của vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington, trong đó vị tổ phụ lập quốc này đã cảnh báo những người dân của mình tránh xa những điều rắc rối ngoại quốc hoặc các liên minh cố định.
Một ngôi sao dẫn lối khác là TT thứ Sáu của Hoa Kỳ, John Quincy Adams, ông nói rằng quốc gia này (Hoa Kỳ) “không tiến ra nước ngoài tìm kiếm những con quái vật để tiêu diệt”.
Ông Vought nói với khán giả rằng những nhân vật cao cấp hoạch định chính sách ngoại giao hiện tại của tại Hoa Thịnh Đốn coi lời tư vấn của TT Washington và Adams là “lời khuyên lạc hậu” – kiểu suy nghĩ của một thời đại đã lỗi thời, trước khi Hoa Kỳ trở thành “một cường quốc”, thường chỉ thị cho những giai đoạn của trật tự thế giới sau Đệ nhị Thế chiến.
Theo quan điểm của ông Vought, một chính sách ngoại giao không coi trọng nguyện vọng của các quốc gia khác có thể khiến người ta khó hiểu hơn về các yếu tố gây ra mâu thuẫn ở ngoại quốc.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đang chịu hậu quả trong vấn đề này với Nga – không bao giờ suy nghĩ thấu đáo về ‘Lợi ích của họ là gì?’ so với ‘Lợi ích của chúng ta là gì?’, ông Vought nói.
Ông Vought tin rằng việc giải quyết sự phản đối cố hữu của Hoa Thịnh Đốn với chính sách ngoại giao kiểu TT Trump sẽ đòi hỏi một lớp chuyên gia mới, có khả năng chỉ thị các quan chức mềm mỏng theo một hướng khác.
Ông nói với The Epoch Times: “Chúng ta cần nhiều thể chế mới cho những người đủ điều kiện để cho phép họ ngẫm nghĩ về các ưu và nhược điểm của các chính sách khác nhau.”
Ông nghĩ rằng những thể chế như vậy sẽ cung cấp một nền tảng quan trọng trong chính trị thực dụng, trong đó bao gồm cả những loại ngân sách mà ông đã từng giám sát với vai trò là giám đốc của OMB.
“Đã đến lúc chúng ta làm việc với họ trên chiến trường của những ý tưởng”, ông Vought nói. “Một khi quý vị làm được điều này, sau đó quý vị có thể ra trận và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tài trợ và các trận chiến trên sân cỏ.”
Ông Vought nói với The Epoch Times rằng ông không hề lo lắng về bất kỳ cái tên nào mà người ta gán ghép cho ông vì ông tham gia vào hội nghị “Trở lại từ sự hỗn loạn”
Những từ như “người khuyên giải” hoặc “bù nhìn” có thể làm mất đi sự sâu sắc của chúng nếu sử dụng quá nhiều.
“Như chúng ta đã nhận thấy ở lĩnh vực thức tỉnh, nơi họ gọi quý vị là kẻ phân biệt chủng tộc, những người chống Hồi giáo, mù quáng, điều này dẫn đến hậu quả là khiến mọi người không còn quan tâm nữa, và quý vị học cách có những cuộc trò chuyện này, những gì đến sẽ đến,” ông Vought chia sẻ.
Ông Nathan Worcester là một phóng viên về môi trường tại The Epoch Times.
Minh Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: