Giải mã ISRAEL (P9): Dân tộc ghi nhớ siêu phàm
Người Israel được mệnh danh là dân tộc ghi nhớ siêu phàm. Tại sao người Israel cần phải ghi nhớ mọi thứ? Nếu hỏi người Israel như vậy họ sẽ nói rằng: “Để sống còn!”
Tín ngưỡng đến với tổ phụ Abraham, cuộc sống nô lệ ở Ai Cập, lời nói và hành động của tiên tri, trí tuệ của hiền nhân, lịch sử của dân tộc, mối quan hệ với đất thánh Jerusalem… người Israel luôn ghi nhớ những điều này và kể lại cho con cháu mọi việc đã xảy ra trong lịch sử dân tộc, đó là cách họ ghi chép về hành trình của một dân tộc, kết thành di sản lịch sử, thông qua đó người Israel ly tán khắp nơi trên thế giới nhận thức được tính nhất thể của dân tộc Do Thái.
Ghi nhớ không chỉ sự nghiệp vĩ đại và vinh quang của dân tộc mà là cả những bức hại ly tán đau khổ và thất bại, thông qua đó họ truyền lại cho con cháu những bài học cho đời sau, nhìn nhận lại nhưng thất bại trắc trở suy tàn trong quá khứ qua đó rút ra bài học, cho con cái biết cuộc đời có những vui sướng và cả những đen tối và thất bại, từ trong thất bại có thể nhận rõ Thiện và Ác, sự vật chính diện và phản diện.
Có một thôi thúc mạnh mẽ trong việc tìm hiểu nguồn gốc của mình. Người Israel muốn biết về Chúa cùng ý định và mong muốn của Người. Vì trong thần học của họ, Chúa là nguyên nhân duy nhất của mọi sự kiện và do đó là tác giả của lịch sử và vì họ là những diễn viên được lựa chọn trong các vở kịch lớn của Ngài nên việc ghi chép và nghiên cứu các sự kiện lịch sử là chìa khóa để hiểu được cả Chúa lẫn con người. Do đó người Israel rất coi trọng các sử gia và Kinh Thánh về cơ bản là một tác phẩm lịch sử từ đầu chí cuối kể lại mối quan hệ của Thiên Chúa với con người.
Đối với người Israel lịch sử có rất nhiều câu chuyện lý thú nhưng luôn xem chúng là tư liệu để xét lại cuộc sống hiện tại của mình. Sách các vua (Books of Kings) và Biên niên sử (Books of Chronicles) trong Kinh Thánh Cựu Ước được cho là biên soạn ra để người Israel xét lại mình. Nếu Kinh Thánh chỉ đơn thuần ghi chép lại những sự kiện trước đó hoặc thu thập các tác phẩm của cổ nhân thì người ta không luôn tìm đọc, nó như thế suốt 2,000 năm. Sức hấp dẫn lớn nhất của Kinh Thánh là ở chỗ nó là chứng minh vai trò của Thiên Chúa trong lịch sử.
Tại sao người Israel cần phải ghi nhớ mọi thứ?
Nếu hỏi người Israel như vậy họ sẽ nói rằng: “Để sống còn!”
Nếu một lần ta đã bị bỏng thì lần sau ta sẽ biết cẩn thận hơn để mà tránh. Chuyên gia thần kinh học Oliver Sachs cho rằng trí nhớ chính là nhân tố giúp một cơ thể sống tự thích nghi và sống còn trong môi trường thay đổi không ngừng. Cuộc sống dựa trên trí nhớ, bản năng sinh tồn và trí tuệ tồn tại một sợi dây liên hệ mật thiết.
Một người Israel kể rằng: “Có lần, tôi gặp một người mù,” tôi nhớ lại, “ông ấy có một trí nhớ phi thường. Ông ấy thuộc lòng số điện thoại, những cuộc hẹn của mình từ hàng tháng trước hoặc sẽ có trong hàng tháng sau đó, mà không hề cần sổ ghi chép hay sắp xếp các cuộc hẹn gì cả. Khi tôi hỏi ông ấy làm thế nào mà ông nhớ được, ông ấy có vẻ hơi ngạc nhiên và câu trả lời của ông ấy đến giờ vẫn văng vẳng trong tâm trí tôi. ‘Tôi đâu còn lựa chọn nào khác chứ?’
Người mù thì đâu còn lựa chọn nào khác. Họ, hơn bất cứ người nào khác, có động lực để trông cậy vào trí nhớ của mình. Họ không thể xé một mảnh giấy và ghi ra danh sách những thứ cần phải mua. Họ cũng không thể viết số điện thoại ra được. Họ phải ghi nhớ tất cả những thứ này trong đầu mình.
Người Israel cũng như một người mù cố gắng sống sót trong thế giới vậy. Họ cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào chính mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả nhất – đảm bảo sự tồn tại của dân tộc Israel.”
Một dân tộc đam mê sách vở, nhưng phải chịu cảnh liên tục lưu vong, bởi thế người Israel giữ sách bằng cách ghi nhớ, học thuộc, truyền miệng. Sự xuất sắc của người Israel phần lớn liên quan đến khả năng học thuộc lòng và ghi nhớ siêu phàm của họ.
Từ ‘nhớ’ xuất hiện hơn 179 lần trong kinh Torah. Đối với một người theo đạo thì còn nguồn động lực nào vĩ đại hơn một mệnh lệnh trực tiếp từ Chúa? Đó chính là một trong những lý do khiến người Israel phát triển một trí nhớ tuyệt vời đến vậy.
Nhà sử học nổi tiếng Josephus Flavius đã tổng kết những động cơ phát triển trí nhớ của người Israel rất hay như thế này: “Chúng ta (người Israel) có trách nhiệm dạy Kinh Thánh cho con cháu mình để chúng có thể biết được những nguyên tắc và những câu chuyện về tổ tiên, để chúng đi đúng con đường mà tổ tiên ta và ta đã đi… và để chúng không thể nói rằng mình không biết.”
Những bà mẹ Israel đều lo sợ rằng một ngày nào đó những đứa con mình, đã hoàn toàn trưởng thành, sẽ về nhà và phàn nàn, ‘Sao hồi xưa mẹ không nói với con rằng có những 613 lời răn dạy? Hôm qua con vừa ăn một chiếc bánh kẹp thịt muối hai tầng. Khéo con phải phạm đến 38 điều răn khác nhau mất rồi.”
Ghi nhớ quá khứ là một điều thiết yếu để duy trì sự tồn tại của người Israel với tư cách là những cá nhân và một dân tộc. Và điều đáng kinh ngạc mà ít người biết về người Israel, đó là tất cả những truyền thống của họ đều được truyền miệng.
Ngay cả khi chữ viết trở nên thông dụng, các nhà hiền triết vẫn thích truyền đạt lại các thông tin, lịch sử và những câu chuyện bằng lời nói. Điều này có lý do của nó. Trong hoàn cảnh bị nô lệ, giam cầm, tước đoạt quyền sở hữu tài sản và lưu đày, để duy trì đc việc đọc Kinh Thánh và giáo dục, truyền miệng là phương cách bắt buộc người Israel phải lựa chọn để biến mỗi người thành một trường học bất khả xâm phạm.
Sẽ thế nào nếu người Israel ghi tất cả lịch sử và truyền thống Israel ra những cuốn sách và rồi một ngày chúng bị những kẻ thù ghét Israel đốt rụi, mà điều này thì đã xảy ra không chỉ một lần? Khi đó, những truyền thống Israel sẽ ra sao? Nỗi lo sợ phải phụ thuộc vào những thứ vật chất, như sách chẳng hạn, là rất lớn đối với một dân tộc sống lang thang và luôn bị săn đuổi.
Đó là lý do vì sao họ biết rằng nếu muốn bảo vệ truyền thống của mình, họ phải dựa vào một thứ mà không sức mạnh nào hủy hoại được – trí nhớ của mỗi người dân Israel trong tập hợp trí nhớ của toàn dân tộc. Vì vậy, trong khi các dân tộc khác ghi lại những câu chuyện, lịch sử của mình thì những người Israel, lại tin tưởng vào trí nhớ. Điều đó giải thích tại sao họ phát triển những phương pháp ghi nhớ để gìn giữ trí tuệ và lịch sử của toàn dân tộc.
Xem thêm: