Giải cứu của Bắc Kinh khiến cổ phiếu tăng vọt sau khi lao dốc trên thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, vốn giảm mạnh trong hai ngày giao dịch liên tiếp do cuộc đàm phán kinh tế Mỹ-Trung thất bại, đã phục hồi trong một thời gian ngắn bất thường sau khi ủy ban tài chính Trung Quốc đưa ra tín hiệu cứu trợ hôm 16/03.
Nhà chính trị bình luận Lu Tianming nói với The Epoch Times hôm 18/03: “Sự tăng giá này chỉ diễn ra để cho thấy rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc luôn là một ‘thị trường chính sách’, chịu ảnh hưởng và bị thao túng nặng nề bởi các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thay vì được dẫn dắt bởi các quy tắc thị trường như một thị trường chứng khoán bình thường.”
Hôm 16/03, theo báo cáo chính thức của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ông Liu He, Phó Thủ tướng Trung Quốc và là người đứng đầu Ủy ban Phát triển Ổn định Tài chính (FSDC) của Quốc vụ Viện, nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì “hoạt động ổn định” của thị trường vốn tại một phiên họp đặc biệt về các công ty bất động sản, chứng khoán Trung Quốc, và thị trường tài chính của Hồng Kông.
Các cơ quan quản lý tài chính cấp dưới của FSDC bao gồm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước nhanh chóng nhấn mạnh rằng họ sẽ thực hiện các nhiệm vụ cần thiết và nỗ lực hết sức để duy trì thị trường vốn ổn định.
Thị trường Trung Quốc phản ứng với sự phục hồi mạnh mẽ đối với các cổ phiếu liên quan đến Trung Quốc. Theo một báo cáo hôm 17/03 của tờ Thời báo Chứng khoán do nhà nước hậu thuẫn, hôm 16/03, cả thị trường cổ phiếu hạng A và chứng khoán Hồng Kông đều tăng vọt, và Chỉ số Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải đã công bố mức tăng trong một ngày lớn nhất trong 3 năm.
So với thị trường cổ phiếu hạng A của Trung Quốc, thị trường chứng khoán Hồng Kông hồi phục dữ dội hơn. Chỉ số Hang Seng đóng cửa một ngày với mức tăng 9.08%, trở lại trên 20,000 điểm – mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 10 năm 2008. Chỉ số Công nghệ Hang Seng cũng tăng ngoạn mục, tăng 22.20% vào cuối ngày – mức mức tăng lớn nhất trong một ngày trong lịch sử của chỉ số này kể từ khi được phát hành.
Cổ phiếu liên quan đến Trung Quốc tại Hồng Kông cũng tăng trở lại, với Meituan tăng hơn 32% và Alibaba hơn 27%.
Ông Dong Yun, phó giám đốc điều hành Cơ sở Nghiên cứu Tài chính Công nghiệp thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với tờ Economic View của nhà nước hôm 16/03 rằng sau cuộc họp của ủy ban tài chính, chính phủ đã đưa ra những tín hiệu chính sách rõ ràng và những vấn đề ở Trung Quốc thị trường “đang từng bước được giải quyết thông qua việc điều chỉnh và cải cách cơ chế thể chế.”
FSDC được thành lập vào tháng 11 năm 2017 và nhiệm vụ của nó hiện nay bao gồm các chức năng cấp siêu bộ hoặc thậm chí cấp cao hơn. Mỗi cuộc họp do FSDC tổ chức có thể được coi là một tuyên bố quan trọng về lập trường chỉ đạo và triển khai công việc đối với thị trường tài chính, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Hành động của FSDC được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán Mỹ-Trung tại Rome dường như không tạo ra được bất kỳ sự hiểu biết chung nào. Thị trường toàn cầu lo ngại rằng tất cả các sản phẩm tài chính ở Trung Quốc sẽ trở thành rác, gây ra làn sóng bán tháo vốn của Trung Quốc.
Hôm 14/03, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và Yang Jiechi, Giám đốc Văn phòng Đối ngoại Trung ương, đã gặp nhau trong 7 giờ tại Ý. Cuộc đàm phán cuối cùng được coi là một thất bại, với việc phía Hoa Kỳ kết luận rằng Bắc Kinh quyết tâm hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán Hồng Kông phải chịu một sự suy giảm nghiêm trọng, với các chỉ số chính tiếp tục xu hướng giảm; Giá trị thị trường của cổ phiếu hạng A đã bị xóa sổ 2,241.85 tỷ RMB (khoảng 352.8 tỷ USD) so với ngày giao dịch trước. Theo truyền thông Trung Quốc, hôm 15/03, chỉ số Hang Seng ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn thứ 3 trong gần 30 năm; Chỉ số Công nghệ Hang Seng cũng gây ra một cú sốc, đóng cửa giảm 8.10% trong cùng ngày.
Ông Lu nói, “Sự lao dốc như vậy không chỉ là dòng vốn thị trường tài chính chảy ra mà còn thể hiện sự đánh giá của thế giới bên ngoài về triển vọng kinh tế Trung Quốc, điều này khiến ĐCSTQ cảm thấy vô cùng sợ hãi. Theo quan điểm của ĐCSTQ, vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến trái tim của người dân và sự ổn định của xã hội nên họ quay ra hốt hoảng lao vào giải cứu thị trường.”
Ông Lu nói, “ĐCSTQ đã và đang tạo ra một hình ảnh giả tạo về sự thịnh vượng để thu hút vốn nước ngoài.”
Ông Lu nói thêm, “Nếu bong bóng [kinh tế] bị vỡ, nó sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài của [ĐCSTQ] và ảnh hưởng hơn nữa đến nền kinh tế. Đó sẽ là sự khởi đầu của một vòng luẩn quẩn đối với chế độ Trung Quốc,”, chưa kể đến những đau khổ nữa cho người dân Trung Quốc.
Bà Jessica Mao là nhà văn của The Epoch Times với chủ đề tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà bắt đầu viết cho ấn bản tiếng Trung vào năm 2009.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: