Giấc mơ Thung lũng Silicon và điều gì đã trở nên sai lầm (Phần III)
(Bài viết này là phần ba của loạt bài gồm ba phần. Quý vị có thể tìm đọc phần I và phần II tại đây: phần I và phần II)
Y2K và những hậu quả
Trước năm 2000, thế giới đã trải qua nỗi sợ hãi Y2K. Nó liên quan đến hai chữ số cuối cùng [trong định dạng về] ngày tháng. Định dạng về ngày tháng thường được viết như thế này MMDDYY (thángtháng/ngàyngày/nămnăm). Định dạng này dùng hai chữ số [cuối cùng] để biểu thị cho năm, có nghĩa là sau 99 (1999), thì 00 (2000) sẽ đến. Điều đáng sợ là ý tưởng cho rằng các hệ thống máy điện toán sẽ nghĩ 00 có nghĩa là 1900 chứ không phải 2000.
Một cơn cuồng loạn đã diễn ra vào cuối những năm 1990. Truyền thông đã dẫn dắt sự cuồng loạn này vào thời điểm đó (nghe có quen thuộc với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở thời điểm hiện tại không nhỉ?). Ngay cả cựu Tổng thống Bill Clinton cũng sử dụng nỗi sợ hãi Y2K để mở cửa xuất cảng hàng hóa công nghệ cao sang Trung Quốc và các nước khác.
Ông Clinton đã tận dụng sự cuồng loạn của đại chúng là: “Chúng ta phải giải quyết vấn đề này nếu không chúng ta sẽ bị tiêu diệt; phi cơ sẽ rơi từ trên trời xuống, lưới điện sẽ sập, v.v.” Ông ta đã mở cửa để Hoa Kỳ thuê gia công và xuất cảng bộ vi xử lý sang tất cả các quốc gia có ít các hạn chế hơn nhiều.
Kết quả là, hành vi trộm cắp IP (sở hữu trí tuệ) bắt đầu và tiếp tục gia tăng theo sau việc thuê nhân sự bên ngoài Hoa Kỳ. Hiện tại, vấn đề này chỉ trở nên tồi tệ hơn.
Trước ông Clinton, Hoa Kỳ là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi và hoàn toàn độc quyền về máy điện toán và các thành phần thiết yếu như ổ đĩa rời, màn hình, bộ nhớ, mạng, nhu liệu, hệ điều hành và ứng dụng.
Lợi thế này được duy trì bằng cách đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển và áp đặt các hạn chế đối với xuất cảng sang các quốc gia không thân thiện.
“ClintoCrat Demagoguecrats” (Đảng mị dân của ông Clinton) và các đồng minh của họ đã sử dụng Y2K để mở đường cho gia công nhu liệu và xuất cảng các “bộ não” của máy điện toán, CPU, GPU và tất cả các công cụ và thiết bị CAD (thiết kế hỗ trợ máy điện toán) cần thiết để xây dựng vi mạch bán dẫn và hệ thống phụ.
Kết quả của 20 năm sau rất rõ ràng: Ban đầu chúng ta là người dẫn đầu nhưng bây giờ chúng ta phụ thuộc 100% vào các quốc gia khác để cung cấp nhu cầu ngày càng tăng về vi mạch bán dẫn và nhu liệu của chúng ta.
Gia công tại Trung Quốc
Ngày nay, hầu hết mọi thứ ở Thung lũng Silicon đều được thuê từ bên ngoài (outsourcing). Tôi nghĩ đó là một điều rất tồi tệ, bởi vì Thung lũng Silicon không còn sản xuất silicon nữa, ngoại trừ có thể là Intel, Nvidia và AMD.
Mọi thứ khác đều được sản xuất tại Trung Quốc. Tại sao? Vì nó rẻ hơn. Trung Quốc muốn mọi người đến đó để tìm hiểu cách mọi thứ được tạo ra. Mười đến mười lăm năm trước, Trung Quốc phải đối mặt với một thời kỳ thảm khốc của nạn đói dưới chế độ cộng sản. Giờ đây cuộc sống [ở đó] thật tuyệt vời!
Nếu quý vị đến Thâm Quyến, Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, những người trẻ phớt đời đang rất hạnh phúc; họ giàu có và sở hữu các công ty khởi nghiệp. Trung Quốc có số sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật nhiều gấp 10 lần Hoa Kỳ mỗi năm và đây đều là những người trẻ năng động, trẻ trung, tràn đầy năng lượng và họ cho phép AI (trí tuệ nhân tạo) thống trị. Trung Quốc đang khai triển AI cho mọi thứ, cho vật lý, để tạo ra mặt trời nhân tạo, để nhận dạng khuôn mặt, và theo dõi mọi người khi họ đi trái luật.
Tuy nhiên, với toàn bộ chuyện thuê ngoài này, kết quả lại là Thung lũng Silicon phải tiếp nhận trở lại (insourcing). Tất cả mọi thứ sản xuất tại Trung Quốc cần phải được nhập cảng trở lại vào Hoa Kỳ, do đó tạo ra sự phụ thuộc và thâm hụt tài chính khổng lồ này.
Phần lớn các kỹ sư cũng được cung cấp từ Ấn Độ, Trung Quốc, Romania, Ukraine, v.v., từ khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, quý vị sẽ không nghe thấy Apple, Google, Facebook, Twitter hay bất kỳ ai khác nói bất kỳ điều gì tiêu cực về Trung Quốc. Họ biết rằng một khi họ mở miệng, hậu quả sẽ xảy ra.
Tôi nghĩ rằng đó là một bi kịch khi những công ty này sẽ để cho nền kinh tế và công nghệ tân tiến và tốt nhất đã từng định hình Thung lũng Silicon nay bị phân tán khắp thế giới.
Phản hồi của Trung Cộng: bao biện rằng đã không ăn cắp IP
Năm 2001, tôi có một chuyến đi đến Nam Kinh, Trung Quốc, để gặp giám đốc Đại học Kỹ thuật Nam Kinh và thảo luận về hợp tác về truyền thông 4.5G. Đáng lẽ đây là một trong những cuộc gặp gỡ cho việc thăm dò đó, nhưng câu chuyện đã có một bước ngoặt đáng ngạc nhiên khi phơi bày rất nhiều về chính sách của Trung Cộng đối với phương Tây và vấn đề về IP.
Người đứng đầu trường đại học cũng là một đảng viên rất cao cấp của Trung Cộng ở Nam Kinh vào thời điểm đó. Tôi được biết rằng ông ấy là một trong 50 quan chức cao cấp hàng đầu ở Trung Quốc.
Đối với những ai chưa bao giờ có các cuộc họp làm ăn ở khu vực đó của thế giới, [như] Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, v.v., thì [lưu ý là] sẽ uống rất nhiều rượu trong các cuộc họp này. Nếu ai đó rót rượu cho quý vị, quý vị phải uống, nếu không, sẽ bị coi là một sự xúc phạm ghê gớm. Hẳn phải là một chứng tích về những ngày người ta đã đầu độc đồ uống của nhau; đây là ví dụ điển hình về việc tin tưởng để uống.
Cuộc họp diễn ra trong một khung cảnh trịnh trọng, tại một nhà hàng địa phương rất độc đáo, và cả hai chúng tôi vẫn tiếp tục rót rượu và uống trong khi chúc tụng nhau.
Đến cuối bữa ăn tối, ông ấy say đến mức khi chúng tôi đứng dậy, ông ấy suýt ngã. Nhưng do ngồi gần nên tôi đã có thể đỡ lấy ông ấy, gỡ gạc danh dự cho ông ấy, có được tình bạn, sự tôn trọng, và sự mắc nợ của ông ấy. Tôi đoán rằng những năm tháng chơi xóc đĩa và uống rượu rất nhiều ở quê hương Romania của tôi cuối cùng đã được đền đáp.
Đây là thời điểm thích hợp để đưa ra câu hỏi nóng bỏng liên quan đến sự thật mà ai cũng biết là bất cứ quyền sở hữu trí tuệ (IP) nào mà Hoa Kỳ chia sẻ đều sẽ bị Trung Cộng đánh cắp. Tôi đã hỏi về IP của chúng tôi và làm thế nào chúng tôi có thể tin tưởng nhóm của ông ấy.
Câu trả lời của ông ấy làm tôi choáng váng và sáng tỏ; ông ấy trả lời bằng Anh ngữ đại loại như: “George, không, không, không, điều đó LÀ công bằng.” Ông ta tiếp tục, “Các vị đã ăn cắp thuốc súng và lụa của chúng tôi, và bây giờ chúng tôi đang lấy lại nó!”
Đó là một tiết lộ khiến tôi sáng mắt và gây choáng đối với tôi, sau đó tôi hiểu rằng đó là chính sách và lý thuyết họ dùng để biện minh cho các hành vi [họ thực hiện]. Tương tự như “ăn miếng trả miếng,” nó là sự biện minh cho hành vi trộm cắp IP có hệ thống bằng cách sử dụng một câu chuyện từ có khoảng năm 1,300 sau Công nguyên.
Ông George Haber là một doanh nhân, chuyên gia tiếp thị, và chiến lược gia. Ông là một nhà đầu tư thiên thần (angel investor, thuật ngữ chỉ nhà đầu tư cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp); ông là một trong những người chủ chốt của Microsoft Xbox. Năm 1996, công ty đầu tiên ở Thung lũng Silicon của ông là công ty tiên phong trong công nghệ MPEG-1 và MPEG-2 và sáng tạo ra phần mềm DVD đầu tiên trên thế giới cho phép phát DVD trên máy điện toán.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do George Haber thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: