Giá nhà sản xuất hàng năm đạt mức tăng kỷ lục lớn nhất, đặt ra lo ngại rộng rãi hơn về lạm phát
Giá của nhà sản xuất tăng với tốc độ kỷ lục hàng năm cao nhất vào tháng Tám và cao hơn một chút so với kỳ vọng, với điểm dữ liệu mới nhất liên quan đến lạm phát có thể củng cố thêm mối lo ngại về giá cả tăng khi chi phí sản xuất cao hơn có xu hướng được chuyển sang cho người tiêu dùng.
Bộ Lao động cho biết trong một tuyên bố hôm 10/09 rằng, trong 12 tháng kết thúc vào tháng Tám, chỉ số giá của nhà sản xuất cho nhu cầu cuối cùng (PPI) đã tăng 8.3%, con số cao nhất trong lịch sử của chuỗi dữ liệu này, kể từ năm 2010. Theo Investor.com, các dự báo đồng thuận cho thấy các nhà kinh tế dự kiến mức tăng 8.2% trong thước đo nhu cầu cuối cùng của PPI.
Tính theo tháng, nhu cầu cuối cùng PPI tăng 0.7% trong tháng Tám, thấp hơn mức 1.0% ghi nhận trong tháng Sáu và tháng Bảy, cho thấy mức lạm phát cao nhất về giá của nhà sản xuất có thể đã qua.
Giá của các nhà sản xuất ngoại trừ thực phẩm, năng lượng và dịch vụ thương mại – một thước đo thường được các nhà kinh tế ưa thích vì thước đo này loại trừ các thành phần dễ biến động nhất – đã tăng 0.3% so với tháng trước trong tháng Tám, thấp hơn nhiều so với con số 0.9% trong tháng Bảy, mức tăng lớn nhất của chỉ số này kể từ khi đã tăng 1.0% vào tháng Giêng.
Tính theo cơ sở hàng năm, giá của sản xuất không bao gồm thực phẩm, năng lượng, và dịch vụ thương mại đã tăng 6.3% trong tháng Bảy so với một năm trước đó. Đây cũng là bước nhảy vọt lớn nhất kể từ khi Bộ Lao động bắt đầu theo dõi con số này vào năm 2014.
Dữ liệu này cho thấy giá năng lượng của nhà sản xuất cho nhu cầu cuối cùng, chưa điều chỉnh theo mùa, đã tăng 32.3% trong tháng Tám so với năm ngoái, hàng hóa tăng 12.6%, và thực phẩm tăng 12.7%.
Giá của nhà sản xuất ở mức cao cũng là một chủ đề chính trong ấn bản gần đây nhất của báo cáo “Beige Book” (báo cáo phân tích tổng hợp) của Cục Dự trữ Liên bang, phát hành hôm 08/09, cung cấp đánh giá nhanh định kỳ về kinh tế Hoa Kỳ, dựa trên báo cáo từ 12 quận của ngân hàng trung ương. Báo cáo này đề cập đến khoảng thời gian từ đầu tháng Bảy đến tháng Tám.
Một nửa số quận mô tả lạm phát giá đầu vào là “mạnh”, trong khi nửa còn lại mô tả lạm phát là “vừa phải”. Báo cáo cho biết, tình trạng nguồn lực bị thiếu hụt “lan tràn” và áp lực của giá đầu vào “lan rộng”, nhiều doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào chính, ngay cả khi giá tăng lên rất nhiều.
Một số doanh nghiệp Hoa Kỳ đối mặt với lạm phát do nguồn cung gây ra trong chi phí đầu vào đã báo cáo việc dự tính sẽ chuyển những mức giá cao hơn đó sang cho người tiêu dùng.
Các tác giả của Beige Book viết: “Một tỷ lệ khá lớn các mối liên hệ trong tất cả các lĩnh vực có kế hoạch tăng giá trong sáu tháng tới,” bổ sung thêm rằng một số trong 12 quận đã cho thấy các doanh nghiệp dự tính “tăng đáng kể” giá bán của họ trong những tháng tới.
Vì các nhà sản xuất thường chuyển chi phí đầu vào cao hơn cho người tiêu dùng, giá đầu vào cho sản xuất được coi một cách phổ biến là chỉ số hàng đầu của lạm phát giá tiêu dùng, chiếm phần lớn của lạm phát chung.
Trong khi đó, giá tiêu dùng đã tăng trong tháng Bảy, mặc dù với tốc độ hàng tháng chậm nhất kể từ tháng Hai, với Bộ Lao động cho biết trong một báo cáo vào ngày 11/08 rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0.5% trong tháng Bảy so với tháng Sáu, sau mức tăng 0.9% của tháng trước.
Lạm phát giá tiêu dùng trong cả năm ở mức 5.4% trong tháng Bảy, tương tự với con số này trong tháng Sáu, là mức tăng đột biến cao nhất trong 12 tháng kể từ năm 2008. Bản công bố dữ liệu CPI tiếp theo, sẽ cho thấy tốc độ lạm phát giá tiêu dùng trong tháng Tám, được dự kiến đưa ra hôm 14/09.
Trong khi dữ liệu giá sản xuất tăng cao cho thấy rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng thấy giá tiêu dùng tăng trong tương lai, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã nhiều lần nói rằng họ tin rằng việc tăng giá tiêu dùng chỉ là tạm thời, với kỳ vọng rằng lạm phát cuối cùng sẽ giảm dần trở lại mục tiêu trung bình 2% của ngân hàng trung ương trong dài hạn.
Các quan chức Fed cũng cho biết các thiết lập tiền tệ cực kỳ nới lỏng sẽ được duy trì cho đến khi họ thấy thị trường lao động phục hồi vững chắc hơn, mặc dù họ đã thừa nhận áp lực lạm phát và đang thảo luận về thời điểm bắt đầu rút lại các biện pháp hỗ trợ bất thường của ngân hàng trung ương đối với nền kinh tế.
Năm ngoái, Fed đã cắt giảm lãi suất chuẩn qua đêm xuống gần 0 và bắt đầu mua vào mỗi tháng 120 tỷ USD trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp bằng khoản vay bất động sản để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
Sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ đã hoàn toàn phục hồi trở lại mức trước đại dịch, nhưng sự phục hồi của thị trường lao động đang kéo dài, với nền kinh tế Hoa Kỳ còn lại khoảng 5 triệu việc làm giảm so với trước khi bùng phát. Sau khi bị mất hơn 22 triệu việc làm trong hai tháng đầu tiên của đại dịch, nền kinh tế Mỹ kể từ đó đã phục hồi khoảng 17 triệu việc làm.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: