Giá dầu tăng sau khi Đức từ bỏ việc phản đối lệnh cấm vận dầu của Nga
Hôm thứ Năm (28/04), giá dầu tăng tại Cộng hòa Liên bang Đức, bởi chính phủ Đức đã phát đi tín hiệu sẵn sàng tham gia cùng các thành viên EU khác trong lệnh cấm vận các sản phẩm dầu xuất cảng của Nga.
Hôm thứ Năm, giá dầu Brent giao sau tăng 2.27 USD lên tổng cộng 107.59 USD/thùng, trong khi giá dầu thô U.S. West Texas Intermediate của Hoa Kỳ tăng 3.34 USD lên 105.36 USD/thùng.
Trước đây, Đức đã bác bỏ ý kiến cấm vận dầu mỏ, vì nước này đã phụ thuộc đáng kể vào các sản phẩm dầu nhập cảng từ Nga để duy trì hoạt động của bộ máy kinh tế. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Chính phủ Đức đã gợi ý rằng họ sẽ đảo ngược cách tiếp cận của mình trong tương lai gần, gia nhập cùng phần còn lại của EU trong lệnh cấm đối với xăng dầu của Nga.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với các phóng viên tại Ba Lan hôm thứ Ba (26/04): “Hôm nay tôi có thể nói rằng Đức đã có thể giải quyết được lệnh cấm vận [dầu mỏ].”
Trong số các cường quốc Âu Châu, Đức là một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất vào dầu mỏ của Nga. Căn nguyên của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay của Đức bắt nguồn từ đầu những năm 2010, khi nước này quyết định dỡ bỏ chương trình năng lượng hạt nhân của mình sau sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản.
Đồng thời, Đức đã nỗ lực thiết lập liên kết đối tác năng lượng với Nga thông qua việc xây dựng các đường ống Nord Stream, đường ống này sẽ đi qua các quốc gia vùng đệm của Liên Xô cũ bằng cách đào đường hầm dưới Biển Baltic để cung cấp khí đốt tự nhiên trực tiếp cho Đức, tạo cho Nga đối trọng đáng kể ở trung tâm của liên minh Âu Châu.
Tình hình ở Đức trái ngược với tình hình ở nước láng giềng Pháp, nước hiện sử dụng 70% năng lượng từ năng lượng hạt nhân. Vào thời điểm khi Đức đang dỡ bỏ chương trình hạt nhân của mình dưới áp lực của các nhóm bảo vệ môi trường, Pháp đã mở rộng đáng kể chương trình hạt nhân của mình; bây giờ Pháp được hưởng may mắn với mức độ độc lập năng lượng tương đối cao trong số các quốc gia Âu Châu, trong khi Đức đã tham gia vào các cuộc đàm phán địa chính trị và các lệnh trừng phạt theo sau cuộc chiến Nga-Ukraine.
Thời điểm khi cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu, Đức phụ thuộc khoảng 1/3 nguồn cung dầu của mình vào Nga. Kể từ đó, Đức đã giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu của Nga, với báo cáo của ông Habeck rằng chỉ 25% nguồn cung dầu của Đức là đến từ Nga vào tháng trước (03/2022). Trong bản cập nhật gần đây nhất hôm thứ Ba, ông Habeck tuyên bố rằng chỉ 12% lượng dầu của Đức là đến từ Nga, và tất cả đều được thực hiện bởi một nhà máy lọc dầu duy nhất ở vùng đông bắc của Đức.
Anh Nicholas Dolinger là một phóng viên kinh doanh của The Epoch Times và là người tạo ra podcast “The Beautiful Toilet”.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: