Ghi chép về chuyện nhân quả báo ứng
Thời xưa ở vùng Lưỡng Hồ (vùng Hồ Nam và Hồ Bắc ở Trung Quốc) có một vị thư sinh tâm tính chính trực ngay thẳng. Đúng lúc điện thứ bảy dưới Âm Tào Địa Phủ thiếu người, Ngọc Hoàng Đại Đế bèn bổ nhiệm vị này tạm thời thay vào. Như thế, cách mấy ngày ông sẽ đến Âm Phủ giải quyết công việc. Công việc chủ yếu của ông là đọc sổ sách, không cần xử án.
Trong lúc xem sổ sách ông thấy mỗi người bởi vì nghiệp lực đã tạo ra khác nhau mà nhận được nghiệp báo hoặc phúc báo cũng khác nhau. Mỗi khi ông thấy có người nhận hình phạt đao sơn kiếm thụ (hình phạt bị núi đao rừng kiếm đâm cắt là một hình phạt dưới địa ngục được nhắc đến trong Phật giáo và được miêu tả rất tàn khốc), thì lập tức phái người đi cứu. Nhưng càng cứu thì hình phạt càng không dứt, căn bản không cách nào cứu vãn được những người kia.
Một hôm, khi người này giở sổ sách ra xem, thấy có tên vợ của mình cùng với tội trạng, tội ghi là nàng đã trộm một con gà của nhà hàng xóm, tính luôn cả lông thì con gà nặng một cân mười hai lạng (theo đơn vị cân của người Trung Quốc). Ông gấp nếp trang sổ này lại, để sau này dễ bề tìm được.
Trở lại dương gian, ông truy hỏi vợ mình có ăn trộm gà của nhà hàng xóm hay không. Ban đầu, vợ ông còn chối quanh, không muốn thừa nhận. Đến khi ông đem những chuyện đã thấy dưới âm gian nói cho vợ biết, vợ ông mới chịu thừa nhận nói rằng, vì con gà hàng xóm ăn lúa mà nàng phơi, nàng lỡ tay đập chết nó, sợ bị hàng xóm trách mắng, nên nàng đã đem con gà giấu đi, đồng thời giấu luôn chuyện này.
Hai vợ chồng liền đem con gà đã chết ra, đặt lên cân thử, vừa vặn đúng một cân mười hai lạng. Hai vợ chồng hết sức kinh ngạc. Dựa theo giá ngoài chợ, họ cầm tiền sang bồi thường cho nhà hàng xóm, và nhận lỗi sai của mình.
Vài ngày sau, người này lại đi đến Âm Phủ. Ông mở trang sổ đã được đánh dấu, thấy nếp gấp vẫn còn y nguyên như cũ, nhưng tội trạng của vợ mình đã không còn tung tích.
Mắt Thần như điện, mỗi lỗi lầm nhỏ đều sẽ được ghi chép lại trong sổ sách, lại càng không cần phải nói tội lớn bức hại học viên Pháp Luân Công, vậy sẽ không chỉ là chịu hình phạt núi đao rừng kiếm, mà là hình thần toàn diệt.
(Nguồn tư liệu: “Kiến văn lục bạch thoại” của cao tăng Trí Húc ở Cổ Ngô triều Minh)
Đăng lại nguồn từ báo “Chánh Kiến Net”
Hiểu Huy biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: