‘Gandhi’: Mô hình biểu tình ôn hòa, một bộ phim ‘nhất định phải xem’ trong năm 2020
Tôi đã xem “Gandhi” khi bộ phim ra mắt vào năm 1982. Một buổi trình chiếu gần đây tiết lộ một phần về những ngôi sao điện ảnh như Daniel Day-Lewis, Colin Farrell và John Ratzenberger. Điều này đã khởi tác dụng thú vị khi làm cho bộ phim gần 40 năm tuổi trở nên đáng giá.
Ngoài độ dài ba tiếng đồng hồ và nhịp độ có phần thong thả của bộ phim thuộc thời đại tiền máy điện toán hóa, thì đó là một lối kể chuyện chặt chẽ. Cũng giống như hai bộ phim “Selma” và “12 năm của một nô lệ”, nó đem đến một bài học lịch sử trong đó [thể hiện] cách mà lòng kiên trì và sự thiện lương của con người trường tồn và khuất phục được các chế độ áp bức.
Các cộng đồng tâm linh cho rằng thường thì một vị giác giả vĩ đại từ một chiều không gian cao hơn nhiều sẽ hóa thân thành một con người và tạo điều kiện cho một sự thay đổi lớn lao để quy chính toàn nhân loại. Nếu thực sự là như vậy, thì chỉ cần một lần xem “Gandhi” để chợt hiểu ra và công nhận tính hợp lý của khái niệm đó là sự thật. Xem “Gandhi” để khôi phục lại hy vọng, và sau đó xem “Selma” để thấy các nguyên tắc bất bạo động của Gandhi được Mục sư Martin Luther King Jr. truyền bá cho thế hệ sau này.
Tầm nhìn
“Gandhi” là dự án mơ ước của đạo diễn phim, Ngài Richard Attenborough trong 20 năm; rõ ràng đó là một công việc vất vả của tình yêu và là thành tựu sau cùng của ngài Attenborough. Đó là một sử thi cổ điển với góc nhìn toàn cảnh, số lượng lớn người chạy xung quanh và những thay đổi kiến tạo chính trị tuyệt vời, dù vậy điều này vẫn giữ được cảm giác thân mật — trong trường hợp này chủ yếu là do diễn xuất của nam diễn viên Ben Kingsley.
Với quy mô hết sức tham vọng của bộ phim, ngài Attenborough nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó, trái ngược với lựa chọn của Steven Spielberg cũng như Ava DuVernay trong “Lincoln” và “Selma” vốn chọn những phần nhỏ hơn trong lịch sử của một nhân vật để tập trung vào, qua đó cho phép người xem hiểu rõ hơn về nhân vật lịch sử tiêu biểu. Còn đạo diễn Attenborough mang đến cho chúng ta toàn bộ cuộc đời của Mahatma Gandhi và vẫn để cho quý vị cảm giác như mình vừa mới hiểu rõ về người đàn ông này.
Phạm vi của bộ phim bao gồm biến động chính trị của Ấn Độ, cách nước này giành được độc lập do Gandhi lãnh đạo khỏi sự cai trị của Anh vào năm 1947, sự chia rẽ giữa Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo dẫn đến sự phân chia Ấn Độ thành Ấn Độ và Pakistan, cũng như vụ ám sát Gandhi vào năm 1948.
Phim có những bối cảnh chiến tranh khốc liệt, chẳng hạn như vụ thảm sát tàn bạo ở Amritsar với ít nhất 379 người Ấn Độ (bao gồm cả phụ nữ và trẻ em) bị một trung đội lính bản địa trong một trại khép kín, do Tướng R.E. Dyer chỉ huy (Edward Fox, sát hại.
Ngoài ra còn có một cuộc đối đầu khác giữa những người lính Ấn Độ do Anh Quốc đào tạo, bảo vệ Công trường muối Dharasana theo mệnh lệnh, đã đánh đập tàn nhẫn hàng trăm người Ấn Độ biểu tình ôn hòa đẫm máu bằng gậy gộc. Tuy đám đông anh hùng kiên quyết không rời khỏi hiện trường, nhưng có thiện ý quy phục phía bạo lực.
Một con người
Tuy nhiên, nếu đã từng có một diễn viên sinh ra để đóng vai tiểu sử của một nhân vật lịch sử, thì ông Ben Kingsley (một công dân Anh Quốc có nửa dòng máu Ấn Độ) chính là được sinh ra để đóng vai Gandhi này. Và do đó quy mô to lớn của bộ phim gắn chặt với vai diễn truyền cảm hứng này.
Kingsley đóng vai Mohandas Karamchand Gandhi từ lúc [Gandhi] còn là một luật sư trẻ được đào tạo ở London với mái tóc dày, mặc trang phục kiểu phương Tây. Ông lên án sự phân biệt chủng tộc với bộ tộc “kaffir” nhưng lại bị ném khỏi một chuyến tàu ở Nam Phi một cách nhục nhã. Đây là một trong những ví dụ nổi bật cho thể loại truyện phim về Hành trình của Người hùng.
Sau đó, Mohandas bắt đầu biến đổi thành Mahatma. (Mahatma có nghĩa là một người được coi trọng với sự tôn kính hoặc yêu thương; một thánh nhân hoặc nhà hiền triết.) Sứ mệnh hòa bình suốt đời của ông là đòi quyền tự do và phẩm giá cho tất cả nam giới, phụ nữ và trẻ em Ấn Độ — bất kể màu da, quốc tịch, tín ngưỡng hay mọi tầng lớp xã hội, bằng cách chống lại người Anh với một phong trào không ngừng bất tuân thủ dân sự.
Trong khi lòng dũng cảm và nghĩa cử anh hùng của Gandhi được thể hiện ra gần như vững vàng kết hợp bởi sự khiêm tốn, lòng kiên nhẫn và phẩm giá, giống như trong bộ phim “Braveheart”, tinh thần chiến binh bất khuất này còn dựa trên nền tảng luật được học của Gandhi, điều này khiến ông không bị coi là kẻ ngốc dưới cái nhìn của cơ quan thực thi pháp luật Anh Quốc. Ông biết luật, và triết lý “bất hợp tác bất bạo động” của ông (nổi dậy hòa bình, phản kháng thụ động chống lại áp bức chính trị) đều dựa trên điều này.
Nước Anh đã cố gắng phá hủy địa vị anh hùng của Gandhi trong suốt cuộc đời của ông (và trong suốt bộ phim) bằng cách nhốt ông chung thân trong nhà tù, điều này chỉ mang lại danh tiếng cho ông và sự tận tâm của những người đi theo ông.
Bên cạnh việc chứng minh hiệu quả của bất bạo động bất hợp tác, thành tựu lớn nhất của bộ phim là đã mô tả (theo đúng nghĩa) góc cạnh bình thường của Mahatma Gandhi: đó chỉ là một người đàn ông da nâu nhỏ bé, đeo chiếc kính dạng tròn đầu tiên vốn được John Lennon phổ biến như một xu hướng thời trang hippie, hướng đến giới thượng đẳng và hạ đẳng của mình, Gandhi ôm chặt mảnh đất quê hương Ấn Độ bằng cách ngồi trên sàn đất và tự học quay len.
Giống như tất cả những cá nhân chân chính đề cao tinh thần của mình, hoặc ít nhất là được lựa chọn cho danh hiệu như vậy, thì Gandhi cũng là người có khiếu hài hước tuyệt vời. Tuy thế, bộ phim “Gandhi” khắc họa ẩn ý về những thử thách tâm linh của ông. Có một thời điểm, những người phụ nữ họ hàng không khỏi ngạc nhiên về việc vợ ông kể về chồng bà rằng, sau một vài lần thất bại, ông vẫn kiên quyết trung thành với lời thề độc thân suốt đời của mình. Mục sư Martin Luther King thực sự đã không làm được tốt như vậy, và thực ra Gandhi cũng thế, nếu người ta xem xét kỹ lại lịch sử thực tế của ông về vấn đề này. Tuy nhiên, ý muốn ban đầu của Gandhi hoàn toàn là để giữ gìn sự thuần khiết của bản thân.
Kingsley
Bộ phim “Gandhi” tuyển chọn một đội hình xuất sắc gồm các diễn viên kỳ cựu người Anh, chẳng hạn như Ngài John Gielgud thuộc nhà hát hoàng gia, người đã lén lút phá hoại những nỗ lực tuyệt vọng của các nhân vật để củng cố địa vị của mình, cùng một chút lố bịch [theo phong cách hài hước] của nhóm hài kịch Monty Python.
Tuy nhiên, diễn xuất của Kingsley lại quá xuất thần. Ông thể hiện một vẻ ngoài trầm lặng, khiêm tốn, mà lại có sức hút mãnh liệt đến mức có thể thấy rõ ngay lập tức cách một người đàn ông nhỏ bé, đã mất đi mạng sống của mình ở tuổi 78 bởi viên đạn của một tên sát thủ vào năm 1948, chiếm trọn trái tim và tâm trí của người dân Ấn Độ một cách đáng kinh ngạc.
Hơn hết, giống như “Selma”, bộ phim “Gandhi” nhấn mạnh tầm quan trọng của biểu tình bất bạo động vào thời điểm mà Hoa Kỳ đang nằm trong nanh vuốt một cuộc thâm nhập của cộng sản, vốn đang biến người dân Hoa Kỳ thành “những kẻ ngốc hữu dụng” mà họ không hề hay biết bằng cách xúi giục và khuyến khích tư tưởng khủng bố như là cách duy nhất để thể hiện mong muốn thay đổi.
Bộ phim ‘Gandhi’
Giám đốc sản xuất: Ngài Richard Attenborough
Diễn viên: Ben Kingsley, Rohini Hattangadi, Candice Bergen, Edward Fox, John Gielgud, Martin Sheen, Ian Charleson, Athol Fugard, Geraldine James, Daniel Day-Lewis, Colin Farrell, John Ratzenberger
Thời gian trình chiếu: 3 giờ 11 phút
Đánh giá: PG
Ngày phát hành: 25 tháng 02 năm 1983
Đánh giá: 4,5 trên 5 sao